Các công cụ làm việc với đường Bezier

Một phần của tài liệu Giáo trình flash phần 1 (Trang 37 - 39)

Như đã giới thiệu ở trên, Flash là một chuẩn đồ họa vector. Mọi đối tượng trong Flash đều dựa trên cơ sở của đường Bezier. Các đường Bezier được tạo dựng dựa trên phương pháp nội suy Spline. Một đường Bezier được đặc trưng bởi điểm và đường điều khiển của điểm đó. Điểm ở đây có thể là điểm uốn, điểm góc cạnh, điểm đối xứng – ta sẽ gọi chung là điểm điều khiển (vì tương ứng với đường điều khiển). Để làm việc với các đối tượng này, Flash cung cấp

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

38

cho ta một tập hợp các công cụ để làm việc với đường Bezier: công cụ SubSelection, Pen, Add Anchor Point, Delete Anchor Point và Convert Anchor

Point. Công cụ SubSelection nằm riêng, các công cụ còn lại được bố trí chung vào một vị trí trên thanh công cụ. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các công cụ

Hình 2.7 a - Hiệu chỉnh vị trí các điểm neo bằng công cụ SubSelection

Nhấp chọn biểu tượng SubSelection, sau đó bấm vào đối tượng. Khi đó, đường viền của đối tượng sẽ hiện ra các đường Bezier cấu thành nên vật thể. Các điểm được đánh dấu bằng chấm tròn được gọi là các điểm điều khiển đường Bezier. Với công cụ này, ta có thể hiệu chỉnh vị trí của các điểm này. Điểm điều khiển trong đường Bezier cũng chia làm hai nhóm: nhóm điểm góc cạnh và nhóm điểm uốn cong. Bạn có thể nhận thấy chúng – hình vuông, chữ nhật tạo nên từcác điểm góc cạnh; đường tròn, elip được tạo từcác điểm uốn cong.

a. Công c Pen

Công cụ này dùng để vẽ các đường đa giác bằng cách tạo các điểm điều khiển, sau đó tựđộng nối các điểm này lại với nhau.

Các thông sốliên quan đến công cụnày hoàn toàn tương tự với công cụ Line. Khi sử dụng công cụ Pen, bạn cũng lưu ý rằng, nếu bạn tạo hình thể có dạng đường thẳng, bạn chỉ việc nhấp vào nút đầu và nút cuối. Nếu bạn muốn tạo dạng đường cong, bạn cần rê chuột liên tiếp để hiệu chỉnh đường điều khiển của nó.

b. Công c Add Anchor Point và Delete Anchor Point

Công cụ Add Anchor Point dùng để bổ sung thêm điểm điều khiển cho đường Bezier, ngược lại, Delete Anchor Point xóa bớt đi các điểm điều khiển cho đường Bezier.

Để bổ sung thêm điểm điều khiển, ta chỉ việc chọn công cụ Add Anchor Point, sau đó bấm vào một vị trí trên đường biên.

Đểxóa đi điểm điều khiển, ta chỉ việc chọn công cụ Delete Anchor Point, sau đó bấm vào một điểm điều khiển cần xóa bỏ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

39

Việc bổ sung và xóa bỏ các điểm điều khiển rất hữu ích trong việc tạo các đường uốn. Với các đường uốn đặc thù, ta cần bổ sung vào một số lượng điểm điều khiển tối ưu cho việc hiệu chỉnh. Ta có thể lấy ví dụ: đối với đường Parabol, ta chỉ cần ba điểm điều khiển; với đường đồ thị hàm sốđa thức bậc ba ta cần bốn điểm điều khiển.

Các điểm điều khiển là các điểm nằm trên đường biên. Những điểm không nằm trên đường biên là các điểm thuộc đường điều khiển.

Hình 2.7b – Hình các điểm điều khiển

c. Công c Convert Anchor Point

Dùng để chuyển đổi điểm điều khiển góc cạnh thành điểm điều khiển uốn cong. Ngoài ra nó còn có chức năng hiệu chỉnh góc uốn nhờ vào các đường điều khiển. Chức năng này tương đối giống với chức năng hiệu chỉnh góc cạnh của công cụ SubSelection. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, công cụ Convert Anchor Point hiệu chỉnh các đường điều khiển một cách độc lập (tại một điểm điều khiển có hai đường điều khiển bên trái và bên phải. Công cụ này hiệu chỉnh các đường điều khiển bên trái và bên phải một cách riêng biệt.), trong khi đó công cụ SubSelection hiệu chỉnh đồng thời hai đường điều khiển này (điểm uốn đối xứng).

Để chuyển đổi điểm điều khiển góc cạnh thành điểm uốn cong, ta chỉ việc chọn công cụ và nhấp vào điểm cần chuyển đổi. Để hiệu chỉnh góc xoay cho các đường điều khiển, ta chỉ việc xoay các đường điều khiển.

Hình 2.7c – Công cụ Convert Anchor Point

Một phần của tài liệu Giáo trình flash phần 1 (Trang 37 - 39)