Nghiên cứu ảnh hởng của các chất kích thích sinh trởng lên khả năng sinh trởng và phát triển của mô sẹo.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Một Số Điều Kiện Tạo Mô Và Chồi Ở Cây Trinh Nữ Hoàng Cung (Trang 28 - 32)

sinh trởng và phát triển của mô sẹo.

Những nghiên cứu của Miller và Skoog (1963) đã cho thấy tác động phối hợp của auxin và cytokinin có tác dụng quyết định đến sự sinh trởng và phát triển hình thái tế bào và mô. Das (1958) và Nitsh (1968) khẳng định rằng chỉ khi tác dụng đồng thời của auxin và cytokinin thì mới kích thích mạnh mẽ sự tổng hợpADN, dẫn đến quá trình mitos và cảm ứng cho sự phân chia tế bào. Do đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự sinh trởng và phát triển của

mô sẹo trên môi trờng nuôi cấy MS + 2% đờng sucrose + 0,8% agar + 10% n- ớc dừa + 0,4mg/l IAA + 0,4g/l casein + 0,2g/l inositol + tổ hợp auxin và cytokinin ở các nồng độ khác nhau. Kết quả đợc trình bày ở bảng 4.

Sau 2 tuần theo dõi chúng tôi có nhận xét: Mô sẹo (kích thớc 0,5x0,5cm) sau một tuần nuôi cấy đã phục hồi và phát triển trở lại. Tỷ lệ auxin /cytokinin khác nhau cho đặc điểm hình thái mô sẹo khác nhau, hầu hết trên các công thức mô sẹo sinh trởng tốt nhng cho mô sẹo xốp, hàm lợng nớc cao, mô sẹo có màu nâu hoặc màu vàng nhạt, công thức PTM5, PTM7, PTM8 cho khả năng sinh trởng mô tốt, trong đó PTM7 (2mg/l NAA + 2mg/l BAP) cho tốc độ sinh trởng mô tốt nhất: ban đầu khối mô đợc phủ một lớp mô hạt nhỏ li ti màu trắng tuyết, rồi khối mô lớn dần có màu vàng hoặc vàng nhạt sau đó chuyển sang hơi xanh, chỉ sau 2 tuần nuôi cấy đã tạo đợc khối mô có đờng kính từ 15 – 20mm.

ở công thức PTM3 (bổ sung 2mg/l 2,4D + 2mg/lBAP) mô sẹo phát triển chậm, trên bề mặt mô phủ một lớp dịch nhớt trong suốt, mô lớn dần, lớp dịch nhớt ít đi chỉ còn lại phía dới chân mô, ở những mô này tế bào nhỏ đều

Bảng 4. ảnh hởng của các chất kích thích sinh trởng đến khả năng sinh trởng và phát triển của mô sẹo. Công thức 2,4D (mg/l) NAA (mg/l) Kinetin (mg/l) BAP (mg/l) Số mẫu cấy

Đặc điểm của mô sẹo (sau 2 tuần)

PTM1 2 - 2 - 10 Nâu xám, mô xốp, hàm lợng nớc cao.

PTM2 2 - 4 - 10 Nâu nhạt, mô rời rạc, xốp, ớt.

PTM3 2 - - 2 10 Vàng nhạt, mô phủ một lớp dịch nhớt, rắn chắc, hàm lợng nớc ít.

PTM4 2 - - 4 10 Sẫm màu, mô rời rạc, xốp,ớt.

PTM5 - 2 2 - 10 Vàng đậm hơi xanh, mô xốp, nhiều nớc.

PTM6 - 2 4 - 10 Vàng nâu, mô hơi nhão, xốp, nhiều nớc.

PTM7 - 2 - 2 10 Trắng xanh, mô liền khối, xốp.

nhau, tế bào chất đậm đặc, liên kết giữa các tế bào khá chặt chẽ tạo thành một khối mô rắn chắc có màu vàng tơi (hình 3), hàm lợng nớc ít, những khối mô này sẽ cho khả năng tái sinh cây cao.

Nh vậy, tỷ lệ auxin/cytokinin ở mức cân bằng có tác động tốt đến khả năng sinh trởng và phát triển của mô sẹo, BAP tác động lên sự phân chia tế bào của mô sẹo mạnh hơn kinetin. Trên công thức PTM3 và PTM7 cho mô sẹo sinh trởng và phát triển tốt nhất. PTM3 (bổ sung 2mg/l 2,4D + 2mg/lBAP) cho mô sẹo sinh trởng chậm, mô khô chắc và PTM7 (bổ sung 2mg/lNAA + 2mg/l BAP) cho mô sẹo sinh trởng nhanh, mô xốp.

Hình 3. Hình thái và đặc điểm của mô sẹo cây TNHC ở các môi trờng khác nhau: Trái- môi trờng PTM7; phải- môi trờng PTM3

Hình 4. Mô sẹo cây TNHC trên môi trờng sinh trởng và phát triển mô (PTM7).

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Một Số Điều Kiện Tạo Mô Và Chồi Ở Cây Trinh Nữ Hoàng Cung (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w