Quản lý Tàisản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH duy hiện (Trang 30 - 36)

Bảng 2.5. Kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty (đơn vị: triệu đồng)

Tài Sản 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch2012/2011 Chênh lệch2011/2010

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị % Giá trị %

I.Tài Sản Ngắn Hạn 17.715.017 78,18 14.666.782 76,22 12.687.492 75,41 3.048.295 20,78 1.979.290 15,60 1.Tiền & các khoản tương tương tiền 2.204.754 12,44 858.224 5,85 510.037 4,02 136.530 15,91 348.187 68,27 2. Đầu tư TC ngắn hạn 1.551.159 8,76 2.696.275 18,38 3.128.144 24,65 -1.545.116 -57,31 -431.869 -13,81 3.Các KPT ngắn hạn 11.975.465 67,60 9.384.662 63,99 7.642.945 60,24 2.590.803 27,61 1.741.717 22,78 4.Hàng tồn kho 682.992 3,85 759.713 5,19 973.722 7,68 -76.721 -10,10 -214.009 -21,98 5.TSNH khác 1.300.647 7,35 967.908 6,59 432.644 3,41 332.739 34,38 535.264 123,72

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình tài sản ngắn hạn của công ty có sự biến động đáng kể:

TSNH có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng, năm 2010 là 12.687.492 triệu đồng chiếm 75,41% trong tổng TS, năm 2011 TSNH tăng lên là 14.666.782 triệu đồng (tăng 15,6% so với năm 2010), năm 2012 tỷ trọng đã tăng lên đến 17.715.017 triệu đồng tương đương 78,18%, chênh lệch so với năm 2011 là 20,78% . Mức tăng tỷ trọng TSNH chủ yếu là do sự gia tăng tỷ trọng của TSNH khác (năm 2011 tăng 123,72% so với năm 2010, năm 2012 tăng 34,38% so với năm 2011), sau đó là tiền và các khoản tương đương tiền (năm 2011 tăng 68,27% so với năm 2010, năm 2012 tăng 15,91% so với năm 2011), tiếp đến là các khoản phải thu (năm 2011 tăng 22,78% so với năm 2010, năm 2012 tăng 27,61% so với năm 2011).

Tiền & các khoản tương đương tiền cũng đang có xu hướng tăng, năm 2010 là 510.037 triệu đồng (chiếm 4,02% trong tổng TSNH), đến năm 2011 tăng lên là 858.224 triệu đồng, tương ứng tăng 68,27%. Năm 2012 tiền & các khoản tương đương tiền chiếm 12,44% (2.204.754 triệu đồng) trong tổng TSNH, tăng 15,91% so với năm 2011. Sự gia tăng mạnh của tiền &các khoản tương đương tiền góp phần lý giải thêm việc công ty ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi không quá 3 tháng.

Đầu tư tài chính ngắn hạn đang có xu huớng giảm, năm 2010 có giá trị là 3.128.144 triệu đồng (chiếm 24,65%), năm 2011 giảm xuống là2.696.275 triệu đồng (giảm 13,81%), năm 2012 đã giảm mạnh xuống còn 1.551.159 triệu đồng (giảm 57,31% so với năm 2011). Sự giảm xuống cả về giá trị và tỷ trọng này giải thích cho việc công ty đang thực hiện giảm đầu tư vào các chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới 1 năm hay trong 1 chu kỳ kinh doanh.

Hàng tồn kho có xu hướng giảm tỷ trọng, năm 2010 có giá trị là 973.722 triệu đồng (chiếm 7,68% trong tổng TSNH), năm 2011 giảm xuống 759.713 triệu đồng tương ứng giảm 21,98%, năm 2012 giảm xuống còn 682.992 triệu đồng, tương ứng giảm 10,10% so với năm 2011. Sự giảm xuống này có thế đuợc lý giải do mặt hàng công ty xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản (chiếm tới gần 60%), những mặt hàng này mang tính mùa vụ cao,nếu tồn kho quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các mặt hàng.

Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSNH (năm 2012 lên tới 67,6%), điều này có thể giải thích cho việc Công ty đang áp dụng chính sách Tín dụng thương mại nhằm tăng doanh thu, mở rộng thị phần. Tuy nhiên

chính sách tín dụng thương mại khiến các khoản phải thu xuất hiện nhiều và tăng lên do vậy Công ty cần phải bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ được thu đúng hạn làm tăng chi phí cơ hội cho việc sử dụng tiền trong khoảng thời gian tín dụng của chính sách. Tỷ trọng các KPT ngắn hạn đang có xu hướng tăng, năm 2010 là 60,24%, năm 2011 tăng lên là 63,99%, đến năm 2012 đã lên tới con số 67,6%. Có sự tăng này là do tỷ lệ tăng các khoản phải thu ngắn hạn lớn hơn tỷ lệ tăng TSNH. Sự tăng lên về tỷ trọng các khoản phải thu do hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng được mở rộng và tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán cũng tăng lên. Đây lànhững khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS của Công ty. Tăng tỷ trọng các KPT thu ngắn hạn là dấu hiệu không tốt cho Công ty, cho thấy tỷ trọng vốn bị chiếm dụng đang tăng.

TSNH khác cũng có sự tăng lên đáng kể, năm 2010 là 432.644 triệu đồng (chiếm 3,41%), năm 2011 tăng mạnh lên tới 967.908 triệu đồng (tăng 123,725 so với năm 2010). Năm 2012 TSNH khác tăng lên1.300.647 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 34,38%.

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty những năm gần đây (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

1.Doanh thu thuần (1) 1.643.900 1.113.780 1.039.601 2.Giá vốn hàng bán (2) 1.400.899 1.020.790 1.001.280 TSNH đầu năm TSNH cuối năm 3.TSNH bình quân (3) 14.666.782 17.715.017 16.190.899,5 12.687.492 14.666.782 13.677.137 10.456.987 12.687.492 11.572.239,5 HTK đầu năm HTK cuối năm 4.HTK bình quân (4) 759.713 682.992 721.352,5 973.722 759.713 866.717,5 978.980 973.722 976.351 5.Lợi nhuận sau thuế (5) 92.973 56.481,75 35.762,25

Nguồn: Phòng kế toán tài chính và Báo cáo KQHĐSXKD

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn như sau:

Chỉ tiêu Cách tính Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 1 Tỷ suất sinh lợi của

TSNH (5)*100/(3) 0,57 0,41 0,31

2. Số vòng quay TSNH (1)/(3) 0,10 0,08 0,09 3. Suất hao phí của TSNH

so với DT

(3)/(1) 9,85 12,28 11,14

4. Suất hao phí của TSNH so với LNST

(3)/(5) 174,15 242,15 323,58 5. Số vòng quay HTK

1. Tỷ suất sinh lợi của tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên (năm 2010 là 0,31, năm 2011 tăng lên là 0,41, năm 2012 tăng mạnh hơn lên đến0,57). Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn thì thu được 0,57 đồng đồng lợi nhuận (năm 2012). Chỉ tiêu này của công ty được đánh giá là khá cao và có xu hướng tăng, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là tương đối tốt.

2. Số vòng quay của tài sản ngắn hạn cũng có xu hướng biến động (năm 2010 là0,09 vòng, năm 2011 giảm nhẹ là 0,08 vòng, năm 2012 lại tăng lên 0,1 vòng), nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012 số vòng quay TSNH tăng. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là khá tốt.

3. Suất hao phí của tàisản ngắn hạn so với doanh thu có xu hướngbiến động lên xuống (năm 2010 là 11,14 năm 2011 tăng lên 12,28 đến năm 2012 lại giảm mạnh xuống còn 9,85). Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, công ty phải bỏ ra 9,85 đồng tài sản ngắn hạn (năm 2012) thì mới thu được 1 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đang giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty đang diễn biến tốt hơn.

4. Suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế đang có xu hướng giảm mạnh (năm 2010 chỉ số này là 323,58 đến năm 2011 giảm xuống cón 242,15 tiếp tục giảm mạnh trong năm 2012 xuống còn 174,15). Chỉ tiêu này cho biết để có được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp cần 174,15đồng TSNH bình quân (năm 2012). Chỉ tiêu này đang xó xu hướng giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.

5. Số vòng quay HTK đang có xu hướng tăng lên (năm 2010 là 1,03 vòng, năm 2011 tăng lên 1,18 vòng, năm 2012 tăng lên đến 1,94 vòng). Chỉ tiêu này thể hiện sự luân chuyển nhanh hay chậm của hàng tồn kho. Hệ số này của công ty được đánh giá là thấp cho thấy hàng hoá bị ứ đọng, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong hàng tồn kho. Tuy nhiên hệ số này đang tăng lên cho thấy công tác bán hàng được thực hiện hiệu quả hơn, hơn thế nữa tình hình tiêu thụ và cung ứng các mặt hàng này đang có những thuận lợi nhất định vì vậy mà hàng trong kho được tiêu thụ nhanh hơn. Cùng với đó là công ty đang áp dụng một cách có hiệu quả chính sách giá cho các

mặt hàng xuất khẩu, giá cạnh tranh với các đối thủ, đánh vào tâm lý của nhà nhập khẩu và người tiêu dùng.

6.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH duy hiện (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w