Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên, chế biến các tài nguyên đó cũng như sản phẩm của nông - lâm - ngư nghiệp và sửa chữa các sản phẩm công nghiệp có thời gian sử dụng lâu dài.
Hoạt động khai thác trong công nghiệp: là sự tác động của lao động nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa các tài nguyên với môi trường tự nhiên.
Hoạt động chế biến có đặc trưng cơ bản là làm thay đổi tính chất cơ lý hoá hoặc mối quan hệ tương quan của các đối tượng chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động sửa chữa bao gồm sửa chữa các tư liệu sản xuất là sản phẩm công nghiệp (máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải .v.v...) và các tư liệu tiêu dùng (ô tô, xe máy, máy giặt, tủ lạnh .v.v.).
Hoạt động sản xuất công nghiệp có quy mô rất lớn và đa dạng, vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý người ta phải tiến hành phân loại theo những tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động sản xuất người ta chia công nghiệp thành các ngành chuyên môn hoá (ngành cấp II), các ngành chuyên môn hoá lại được chia thành các ngành chuyên môn hoá hẹp (ngành cấp III) và cứ thế tiếp tục phân nhánh tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của công nghiệp.
Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để phân loại gồm: đặc điểm về công nghệ, về công dụng của sản phẩm, về nguyên liệu sử dụng. Các doanh nghiệp được đưa vào cùng một ngành chuyên môn hoá hoặc ngành chuyên môn hoá hẹp theo một hoặc một vài đặc điểm chung. Ví dụ: công
khí nông nghiệp có đặc điểm chung về công dụng của sản phẩm là sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hoá chất thì có đặc trưng cơ bản là sự biến đổi hoá hoọctrong quá trình chế biến.
Cách phân loại này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp bởi khi nói đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp thì chủ yếu và trước hết cũng là chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (cơ cấu theo ngành).
- Căn cứ vào công dụng chung của sản phẩm công nghiệp thì công nghiệp gồm 2 bộ phận: công nghiệp A và công nghiệp B.
Công nghiệp A là bộ phận công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất còn công nghiệp B là bộ phận sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. Khi phân loại theo tiêu thức này, người ta căn cứ vào công dụng chủ yếu của sản phẩm, bởi lẽ rất nhiều loại sản phẩm vừa được sử dụng như một tư liệu sản xuất nhưng cũng có thể được sử dụng với tư cách là một tư liệu tiêu dùng. Ví dụ: điện năng là sản phẩm công nghiệp A vì bộ phận chủ yếu được sử dụng trong sản xuất mặc dù có một bộ phận được sử dụng trong tiêu dùng. Vải được xem là sản phẩm của công nghiệp B mặc dù một bộ phận được sử dụng trong sản xuất.
Cách phân loại này rất quan trọng trong việc xác lập tương quan tỷ lệ giữa 2 nhóm ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, vì sự cân đối giữa hai khu vực này vừa là cơ sở cho việc tái sản xuất xã hội, vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp.
- Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia sản xuất công nghiệp thành ba nhóm: công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp thuộc sở hữu tổng hợp.
Cách phân loại này cho thấy sự phân bố sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ làm cơ sở cho việc nghiên cứu những nhân tố dẫn tới sự phân bố không đồng đều và đề ra chủ trương chính sách nhằm từng bước khắc phục sự mất cân đối trong phát triển công nghiệp theo lãnh thổ.
thuộc (chia thành công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương), phân loại theo trình độ kỹ thuật - công nghệ (chia thành công nghiệp hiện đại và tiểu thủ công nghiệp), theo quy mô (chia thành quy mô lớn, vừa và nhỏ). Mỗi cách phân loại sẽ dẫn đến một cơ cấu kinh tế tương ứng và có những tác dụng tương ứng đối với việc nghiên cứu động thái phát triển của sản xuất công nghiệp.