Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế đối với nông nghiệp, nông dân

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển phần 2 (Trang 33 - 39)

nghiệp, nông dân

Lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hàng chục năm qua đã khẳng định vai trò quan trọng của các chính sách kinh tế của Nhà nước. Các chính sách kinh tế hoặc có tác dụng thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Về nguyên tắc, hệ thống chính sách kinh tế đối với nông nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với quá trình chuyển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng sang phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu, theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống chính sách phải phù hợp đặc điểm sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp, nông thôn nước ta nói riêng và chính sách kinh tế theo cơ chế thị trường phải gắn với chính sách xã hội nông thôn.

Để tạo môi trường và kích thích nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, trong điều kiện nước ta hiện nay cần quan tâm đổi mới và hoàn thiện một hệ thống chính sách đồng bộ, như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tính dụng, thuế, thị trường và giá cả, chính sách bảo trợ sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, chính sách xã hội nông thôn và nhiều chính sách kinh tế - xã hội có liên quan khác. Do thời gian có hạn nên môn học chỉ giới thiệu một số nội dung cốt lõi của những chính sách cơ bản.

Chính sách đất đai

Do kiểu tổ chức sản xuất lấy hộ gia đình nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ nên chính sách đất đai cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.

+ Trên cơ sở Luật đất đai mới sửa đổi cần nhanh chóng cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất và thể chế hoá các quyền theo luật định.

+ Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết những nội dung trong Luật đất đai mới khi đi vào cuộc sống để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc hoàn thiện Luật đất đai. Trong đó cần quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện như: thời hạn sử dụng đất, thời hạn cho thuê, quy định mức hạn điền, thuế sử dụng đất nông nghiệp ...

+ Vấn đề tích tụ và tập trung đất đai vào những hộ có khả năng sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế trang trại với một bộ phận nông dân mất đất trở thành lao động làm thuê.

+ Giải quyết vấn đề đất đai trong các nông, lâm trường quốc doanh: quyền sử dụng đất đối với các hộ công nhân, xử lý đất đai đối với những cơ sở không còn khả năng tồn tại.

+ Những vấn đề liên qua đến quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thu nhập cao nhất trên một đơn vị diện tích, nhất là quy hoạch đất trông lua với các loại cây, con khác.

Chính sách đầu tư vốn cho nông nghiệp

Tăng đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, có ý nghĩa không chỉ đối với nông nghiệp, nông thôn cần quan tâm đến các vấn đề:

+ Tăng tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp tương xứng với vị trí và những đóng góp của nó đối với nền kinh tế quốc dân. Phấn đấu nâng tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp lên 25 - 30%.

+ Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin, thuỷ lợi, trường học, trạm xá...), phát triển công nghệ sau thu hoạch...

+ Thu hút các thành phần, các nhà đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. + Vấn để kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, trong đó cần quy

Chính sách tín dụng

Nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng, trong khi vốn đầu tư của Nhà nước có hạn. Vì vậy, đổi mới, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với nông nghiệp là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa lâu dài.

Trong điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, chính sách tín dụng cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Việc quy định thời hạn cho vay cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi, các ngành nghề đầu tư. Theo xu hướng phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay, cần tăng cường cho vay trung và dài hạn. Cần có sự ưu đãi về vốn vay và thời hạn cho vay để nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

+ Về lãi suất cho vay cần có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách một giá trong lãi suất cho vay. Tuy nhiên, đối với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và đối với những hộ nghèo cần có chính sách ưu đãi nhất định về lãi suất cho vay.

+ Cải tiến hồ sơ, thủ tục cho vay và tài sản thế chấp phù hợp với đối tượng nông dân.

+ Mở rộng hình thức cho vay theo chương trình, dự án (xoá đói, giảm nghèo; phủ xanh đất trống, đồi trọc; nước sạch nông thôn...), cho vay bằng hiện vật (giữa các tổ chức kinh doanh nông sản, kinh doanh vật tư, máy móc nông nghiệp...). Các tổ chức tín dụng cần chủ động cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: tư vấn kinh doanh, hướng dẫn kỹ thuật, giúp tìm kiếm thị trường tiêu thụ...

+ Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đầu tư có nhiều rủi ro (do thiên tai, do thị trường)ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do vậy cần thiết phải thành lập quỹ rủi ro tín dụng. Nguồn vốn để thành lập quỹ này lấy từ lợi nhuận hàng năm của ngân hàng, trích từ ngân sách Nhà nước hàng năm và tư người sản xuất đóng góp.

Chính sách thuế

+ Giảm mức thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiến tới không đánh thuế vào sản xuất nông nghiệp.

+ Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Cần có chính sách thuế phù hợp với từng loại hình hợp tác xã (hợp tác xã hoạt động vì mục đích kinh doanh và hợp tác xã hoạt động vì mục đích dịch vụ cho kinh tế hộ).

+ Nhà nước cần rà soát lại các khoản thu đối với nông nghiệp, nông thôn (chủ yếu đối với nông dân) như: thuế, phí, lệ phí. Cần xoá bỏ những khoản thu không phù hợp với pháp luật.

Chính sách khuyến nông

Ở nước ta khuyến nông có truyền thống lâu đời và được phát triển liên tục trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày nay, khuyến nông là một chính sách của Nhà nước giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Để thực hiện chính sách khuyến nông hiện nay cần quan tâm phát triển cả hai hình thức: khuyến nông Nhà nước và khuyên nông tự nguyện.

Chính sách khuyến nông cần đổi mới và hoàn thiện theo hướng: + Phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

+ Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế trong hoạt động khuyến nông với phương châm tất cả các hoạt động khuyến nông đều tác động đến người lao động, đến hộ nông dân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

+ Cần sớm bổ sung và hoàn thiện các chính sách khuyến nông hay liên quan đến khuyến nông như quảng cáo các tiến bộ khoa học - công nghệ, xử lý các trường hợp đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào gây thiệt hạo cho nông dân.

+ Cần cải tiến quy trình khuyến nông một cách hợp lý, có hiệu quả. Công tác khuyến nông hiện nay là áp đặt từ trên xuống, từ trung ương về cơ sở.

xem cơ sở sản xuất cái gì (cây, con gì), trình độ dân trí ra sao, các điều kiện về cơ sở, hạ tầng, khả năng đầu tư ra sao, để từ đó tính toán cho nông dân nên sản xuất cái gì, sản xuất theo cách nào cho hiệu quả.

+ Cần tạo điều kiện cho hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả như đầu tư, hiện đại hoá các cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm sản xuất giống mới, công nghệ chế biến, bảo quản, về kỹ thuật canh tác... đảm bảo nguồn kinh phí cần thiết cho công tác khuyến nông, quan tâm, đào tạo, sử dụng cán bộ - những người tham gia công tác khuyến nông.

Chính sách bảo trợ sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới (nhất là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển) đều thực hiện chính sách bảo trợ đối với sản xuất nông nghiệp. Điểm khác nhau ở từng nước là phạm vi, mức độ, hình thức bảo trợ cho người sản xuất nông nghiệp (hộ nông dân, các trang trại).

Đối với nước ta, chính sách bảo trợ đối với nông nghiệp càng trở nên cần thiết, không chỉ do vai trò quan trọng của nông nghiệp, mà điều quan trọng là khu vực nông nghiệp, do đặc điểm vốn có của nó nên cả tự nhiên và thị trường đều có những tác động rất lớn và gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp phân bố ở các vùng nông thôn rộng lớn, có nhiều khó khăn về tự nhiên; kinh tế, xã hội, dân cư nông thôn lạc hậu và có đời sống khó khăn hơn rất nhiều so với dân thành thị.

Nông nghiệp là khu vực sản xuất rộng lớn, có rất nhiều loại nông sản khác nhau nên chính sách bảo trợ cần tập trung nhiều hơn cho các vùng khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, nông sản thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu như lúa, cà phê ...

Để tiến hành bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp cần thông qua nhiều hình thức, trong đó có những hình thức phải được thực hiện thông qua các chính sách hoặc thông qua hệ thống giải pháp kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Nhà nước có thể thực hiện chính sách bảo trợ đối với nông nghiệp thông qua chính sách đầu tư, tín dụng, thuế, giá mua nông sản, giá bán vật tư và dịch vụ, thông qua trợ cấp

quốc gia). Hệ thống kho dự trữ có vai trò quan trọng trong việc điều hoà quan hệ cung - cầu trên thị trường, tránh được những đột biết về giá bất lợi cho người sản xuất (nhất là lúa, các nông sản có khối lượng thu hoạch theo mùa vụ lớn như: cà phê, hoa quả ...)

Hệ thống kho dự trữ (bảo quản) có nhiệm vụ vào thời vụ thu hoạch mua vào để dự trữ, bảo quản hoặc làm nhiệm vụ giữ hộ, bảo quản hộ nông sản cho nông dân. Người có nông sản gửi vào kho dự trữ của Nhà nước sẽ được Nhà nước cho vay số tiền tương ứng. Trong thời gian gửi nông sản vào kho dự trữ, nông dân có quyền bán ra lúc nào có lợi. Hết thời hạn dự trữ, bảo quản nông sản, nông dân phải hoàn trả vốn vay cộng với lãi suất trong thời gian nông sản lưu kho.

Nhà nước còn có thể bảo trợ cho người sản xuất nông nghiệp trong trươờn hợp bị thiên tai, mất mùa.

Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá cần giải quyết mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với vấn đề thị trường hoá. Vì vậy, cơ chế, chính sách của Nhà nước phải tiếp tục đổi mới để một mặt tạo điều kiện và hỗ trợ nông nghiệp phát triển, mặt khác tạo cho nông nghiệp khả năng cạnh tranh khi nước ta tham gia đầy đủ vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài những chính sách kể trên, Nhà nước còn phải quan tâm, xây dựng và hoàn thiện nhiều chính sách khác, như: chính sách thị trường, xuất, nhập khẩu và các chính sách xã hội nông thôn, nhất là các chính sách về việc làm, xoá đói giảm nghèo, giáo dục - đào tạo và các vấn đề xã hội khác.

Chương 6

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế phát triển phần 2 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)