Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang (Trang 36 - 42)

a. Thu gom chất thải

Hơn 90% chất thải rắn tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang là chất thải sinh hoạt, được phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến thăm nuôi và của các cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện. Đây là loại rác thải ít độc hại và dễ xử lý. Tuy nhiên, tại các phòng khám tư nhân không

có bệnh nhân điều trị nội trú, không có giường bệnh thì chủ yếu là chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh.

Quá trình thu gom chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế được tiến hành từ 01 đến 02 lần/ngày tùy thuộc vào các đặc điểm của từng bệnh viện, thời điểm thu gom được tiến hành vào lúc đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân hầu hết đều đổ chung rác thải y tế và rác thải sinh hoạt rồi được các công nhân môi trường thu gom.

b. Vận chuyển chất thải

* Vận chuyển chất thải trong các cơ sở y tế:

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn chưa có phương tiện chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển chất thải từ các túi, thùng đã được thu gom ở các phòng, khoa về nơi xử lý và tiêu hủy. Chất thải y tế nguy hại đều được vận chuyển ra lò đốt, nơi tiêu hủy hoặc các nhà lưu giữ bằng biện pháp thủ công xách tay (trung tâm sốt rét – nội tiết, trung tâm y tế dự phòng tỉnh… Riêng bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện sản nhi có các xe kéo tay chuyên dụng để vận chuyển rác thải trong bệnh viện.

* Lưu giữ chất thải:

Hầu hết nhà lưu rác của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang được tận dụng từ những công trình cũ hỏng, không có điều hòa, không sử dụng nên vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do chất thải rơi vãi.

Hiện tại, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang chưa có kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế nguy hại được lưu giữ tại khu lò đốt hoặc được đưa thẳng vào lò đốt. Kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại của BV Sản nhi có cửa khóa, có mái che và tường bao quanh, có diện tích khoảng 15m2, đảm bảo chất thải không bị rơi vãi ra ngoài. Tuy nhiên không có điều hòa theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Một số các trung tâm y tế như trung tâm sốt rét nội tiết không có kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại theo tiêu chuẩn quy định do điều kiện trụ sở làm việc chật hẹp. Mặt khác, các trung tâm y tế có khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy

hại ít, không có hệ thống xử lý tại trung tâm, thời gian thu gom và lưu giữ chất thải y tế nguy hại không đảm bảo 48h theo đúng quy định của Bộ y tế.

Kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại của các phòng khám tư nhân được thiết kế bằng những thùng tôn nhỏ, hoặc thùng nhựa đảm bảo tránh rơi vãi và phát tán ra môi trường xung quanh.

* Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế:

Đối với các cơ sở y tế mà chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt được phân loại và thu gom riêng, chất thải sinh hoạt được vận chuyển ra bãi chôn lấp của thành phố thông qua hợp đồng với Công ty quản lý công trình đô thị Bắc Giang. Đối với chất thải tái chế đã được phân loại, bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện sản nhi có hợp đồng với Công ty Bảo Ngọc – Bắc Ninh vận chuyển và xử lý định kì theo hợp đồng.

Với các cơ sở y tế không có lò đốt, chất thải rắn y tế nguy hại được vận chuyển bằng nhiều hình thức, phương tiện như xe máy, xe lam… đến các cơ sở y tế đã hợp đồng thuê đốt CTRYTNH. Ví dụ như trung tâm sốt rét nội tiết có hợp đồng xử lý với Bệnh viện lao thành phố, sau khi thu gom, phân loại và lưu giữ, cán bộ của trung tâm tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại đến bệnh viện lao để xử lý. Hoặc phòng khám tai mũi họng Nguyễn Đăng Ninh – đường Lê Lợi tự vận chuyển CTRYTNH bằng xe máy đến Bệnh viện quân y 110 đã được hợp đồng để xử lý.

Bất cập hiện nay là các cơ sở y tế chưa có xe chuyên dụng, xe đông lạnh để vận chuyển chất thải theo đúng quy định. Chất thải sau khi được vận chuyển đến cơ sở để xử lý, sẽ được lưu giữ cùng với chất thải phát sinh của chính cơ sở y tế đó để chờ xử lý.

c. Xử lý chất thải y tế

* Xử lý ban đầu:

Hẩu hết các cơ sở y tế trên địa bàn không thực hiện xử lý ban đầu đối với chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải được phân loại và thải trực tiếp vào các dụng cụ, sau đó được vận chuyển về nơi lưu giữ hoặc xử lý tiêu hủy.

Hiện nay tỉnh Bắc Giang đang áp dụng mô hình xử lý tại chỗ. Các công trình xử lý chất thải y tế tại chỗ đều được đặt trong khuôn viên của các bệnh viện. Đối với các đơn vị chưa có lò đốt chất thải thì các chất thải y tế được xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc thuê bệnh viện khác xử lý hoặc thuê Công ty quản lý công trình đô thị vận chuyển, đem đi xử lý.

Năm 2002, Bệnh viện đa khoa tỉnh được trang bị lò đốt rác công nghệ 2 buồng với công suất 200kg/mẻ/ngày, dầu diezen là nhiên liệu được sử dụng trong quá trình đốt. Chất thải rắn y tế nguy hại sau khi được thu gom sẽ tiến hành đốt, phần tro sau khi đốt được chuyển tới bãi rác của thành phố để chôn lấp. Tuy nhiên, do lò đốt không có hệ thống xử lí khí, nên lượng khói bụi phát sinh tại lò đốt gây ô nhiễm môi trường không khí. Hơn nữa, lò đốt nằm trong khuôn viên bệnh viện, đặt gần khu dân cư nên gặp phải sự phản đối của người dân xung quanh. Đối với BV Sản nhi, lò đốt được trang bị và đi vào hoạt động từ năm 2010, có hệ thống xử lí khí. Chất thải rắn y tế nguy hại sau khi được phân loại và thu gom từ các khoa, phòng được vận chuyển về kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, tiếp tục được phân loại thành rác ướt, rác ẩm và rác khô, sau đó được đem vào lò đốt. Phần tro sau khi đốt được chôn lấp ở phần đất phía sau gần lò đốt, nơi có ít người qua lại.

Các trạm y tế xã phường chỉ xử lý đốt thủ công, chôn lấp thiếu an toàn hoặc thải lẫn chung cùng với chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, các lò đốt thủ công gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do nhiệt độ cháy không đảm bảo, thải trực tiếp khí độc hại ra môi trường.

Bảng 3.8. Biện pháp xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang TT Tên cơ sở y tế Số giường bệnh kế hoạch Xử lý chất thải rắn

thông thường Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

Khối lượng phát sinh (kg/ngày) Biện pháp xử lý Khối lượng phát sinh (kg/ngày) Thuê đơn vị khác xử lý Xử lý tại chỗ Công nghệ xử lý Tình trạng hoạt động

1 BVĐK tỉnh Bắc Giang 600 1500 Cty CT Ðô thị 120 Lò đốt Hoval

(200kg/mẻ/ngày)

Đang hoạt động từ năm

2002

2 BV Sản Nhi 250 452.5 Cty CT Ðô thị 90.5 Lò đốt Nhật Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(50kg/giờ)

Đang hoạt động từ năm

2010

3 BV Tâm Thần 130 150 Cty CT Ðô thị 30 Hợp đồng với

BV Lao phổi

4 BV Y học cổ truyền 100 120 Cty CT Ðô thị 24 Thuê đốt tại BV tỉnh

5 BV Lao và bệnh phổi 200 100 Cty CT Ðô thị 20 Lò đốt model CP15

Đang hoạt động từ năm

2008

Các phòng khám tư nhân, một số hợp đồng với các đơn vị có đủ chức năng vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại, còn lại đều thải chung lẫn với chất thải sinh hoạt và chôn lấp tại bãi chôn lấp của thành phố.

* Nhận xét:

Trong những năm gần đây, công tác thu gom, lưu giữ CTR y tế nói chung và CTR y tế nguy hại nói riêng tại các cơ sở y tế trên thành phố Bắc Giang ngày càng được quan tâm bởi các cơ quan nhà nước và nhận thức của người dân về vấn đề xử lý chất thải y tế ngày càng được nâng cao. Các cán bộ, nhân viên tại các cơ sở y tế đều được tham gia tập huấn về công tác quản lý CTR. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý rác thải y tế còn kém hiệu quả và nhiều bất cập. Nguyên nhân do:

- Hầu hết các nhân viên phụ trách quản lý CTRYTNH không có trình độ chuyên môn về môi trường, chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của việc phân loại nên thường phân loại chưa triệt để.

- Các BV chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn. Phương tiện vận chuyển chất thải thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hầu hết chỉ có các bệnh viện lớn mới trang bị phương tiện thu gom này, còn các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ và các phòng khám tư nhân thì hầu như không có.

- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, trong khi tổng chi phí cho xử lý CTR là tương đối lớn. Hơn nữa, kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo BV còn hạn chế, nên tiến độ thực hiện của các BV còn chậm.

- Hiện tại các đơn vị có lò đốt trên thành phố Bắc Giang không có chức năng xử lý CTRYTNH cho các cơ sở y tế khác. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào có đủ chức năng vận chuyển và xử lý CTNH nên việc xử lý CTRYT của các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở y tế tư nhân gặp nhiều khó khăn.

- Các lò đốt của một số cơ sở y tế đã cũ kĩ, lạc hậu khi vận hành thường gặp sự phản đối của người dân xung quanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang (Trang 36 - 42)