Phương pháp dự báo nhằm dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh.
* Cơ sở dự báo:
Khối lượng CTR y tế nguy hại phụ thuộc vào quy mô giường bệnh, mức độ phát triển của hệ thống y tế, chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại. Theo phương pháp Hệ số ô nhiễm, khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh được dự báo theo công thức sau:
WYTNH = WYTNH x N Trong đó:
WYTNH: Khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh (kg/ngày)
WYTNH: Chỉ tiêu phát sinh CTR y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày) N - Quy mô giường bệnh thời điểm dự báo (giường)
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm các cơ sở y tế và tình hình phát sinh chất thải rắn y tế 3.1.1. Đặc điểm các cơ sở y tế
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn thành phố Bắc Giang có 18 bệnh viện và cơ sở y tế lớn. Số cơ sở y tế tư nhân tập trung chủ yếu ở gần các bệnh viện lớn như Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện sản nhi…
Số lượng, đặc điểm của các bệnh viện và cơ sở y tế lớn trên địa bàn thành phố Bắc Giang được mô tả trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm các cơ sở y tế trên thành phố Bắc Giang
STT CƠ SỞ Y TẾ QUY MÔ ĐỊA ĐIỂM Số giường Số lượng CBCNV Diện tích (m2) I Y tế tuyến tỉnh 1450 1564 112111
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 688 643 29463 Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang
2 Bệnh viện y học dân tộc 402 117 3030 Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang
3 Bệnh viện Lao 220 177 22900 Xã Song Mai, TP Bắc Giang 4 Bệnh viện tâm thần 150 114 20000 Xã Song Mai, TP Bắc Giang 5 Bệnh viện sản nhi 402 297 26980 Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang
6 TTGD sức khỏe - 15 90 Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
7 Trung tâm HIV - 29 - Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang
8 Trung tâm Sốt rét – nội tiết - 45 1120 Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
9 Trung tâm mắt - 30 960 Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang
10 Trung tâm kiểm nghiệm - 33 960 Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang 11 Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh - 15 2054 Phường Trần phú, TP Bắc Giang
12 TT chăm sóc sức khỏe
sinh sản tỉnh - 31 1034
Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang
13 TT giám định y khoa - 474 Đường Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ
14 Trường Trung cấp y - 2810 174 Đường Thánh Thiên, Phường Hoàng Văn Thụ
15 Trung tâm y tế thành phố - 31 77 Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang 16 Bệnh viện đa khoa thành
phố 132 111 66
Đường Cô Giang, Phường Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang
III Y tế cơ quan 20 23 2000
17 Bệnh xá BCHQS tỉnh 10 9 1000 Ngõ 291 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ
18 Bệnh xá Công an tỉnh 10 14 1000 Số 2 Nguyễn Doãn Địch, phường Trần Nguyên Hãn
Bảng 3.2. Đặc điểm vị trí khu vực xung quanh các bệnh viện
TT Tên cơ sở y tế Địa hình
Khu vực xung quanh BV
Phía Đông Phía Tây Phía Nam Phía Bắc
1 BVĐK tỉnh
Bắc Giang Bằng phẳng Khu dân cư Khu dân cư Khu dân cư Khu dân cư
2 BV Sản Nhi Bằng phẳng Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư
3 BV Tâm Thần Bằng phẳng Dân cư
thưa thớt
4 BV Y học cổ truyền Bằng phẳng Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư
5 BV Lao và bệnh phổi Đồi dốc Núi Khu dân cư Núi Núi
6 BVĐK thành phố
Bắc Giang Bằng phẳng Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư Giáp dân cư
Trên thành phố Bắc Giang có 18 cơ sở y tế lớn, trong đó có 6 Bệnh viện, trừ Bệnh viện Lao phổi và Bệnh viện Tâm thần thì hầu hết các bệnh viện còn lại đều nằm trong khu vực đông dân cư hoặc giáp dân cư.
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang năm 2013 và ước tính đến năm 2020
TT Tên cơ sở y tế Năm 2013 Ước tính năm 2020 Số giường kế hoạch Số giường thực kê Khối lượng CTNH (kg/ngày) Số giường kế hoạch Khối lượng CTNH (kg/ngày) 1 BVĐK tỉnh Bắc Giang 600 688 120 800 160 2 BV Sản Nhi 250 402 90,5 300 108,45 3 BV Tâm Thần 130 150 30 200 46 4 BV Y học cổ truyền 100 120 24 200 48 5 BV Lao và bệnh phổi 200 220 20 250 25 6 BVĐK TP Bắc Giang 100 132 23,1 150 34,65 TỔNG 307,6 422,1
Như vậy, hiện nay khối lượng phát sinh chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Bắc Giang là 307,6kg/ngày và ước tính đến năm 2020 là 422,1 kg/ ngày.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện đa khoa tập trung số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị lớn nhất, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân, công suất giường bệnh chiếm 131,12% do vậy khối lượng chất thải phát sinh nhiều với tỉ lệ phát sinh CTRYTNH trung bình là 0,174kg/giường/ngày. Tỉ lệ phát sinh CTRYTNH trung bình ở bệnh viện Sản nhi là 0,225kg/ giường/ngày. Theo dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện năm 2010 của Bộ y tế thì mức độ phát sinh CTRYTNH tại các bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh là 0,225 kg/giường/ngày, BVCK tuyến tỉnh là 0,2kg/giường/ngày. Như vậy, tỉ lệ phát sinh CTRYTNH trung bình tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang thấp hơn so với mức bình quân, ngược lại tỉ lệ này lại cao hơn so với mức bình quân đối với bệnh viện Sản nhi. Nguyên nhân do đây là bệnh viện đặc thù chuyên khoa sản lớn nhất toàn tỉnh, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị cao, nên khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại lớn.
Bệnh viện Lao, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện tâm thần và bệnh viện đa khoa thành phố có khối lượng chất thải y tế ít hơn so với bệnh viện đa khoa.
Bảng 3.4. Danh sách các cơ sở y tế đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại
TT Tên cơ sở Khối lượng đăng kí CTNH
phát sinh 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 2795,8 kg/tháng
2 Bệnh viện Sản Nhi 899,8 kg/tháng
3 Ban BVCSSK cán bộ tỉnh 42,8 kg/tháng
4 CTY TNHH BV Đa khoa sông thương 4740 kg/năm
5 Phòng khám đa khoa Đông Đô 130 kg/năm
6 Cty TNHH Thiện An Thái 15 kg/tháng
Mặc dù trên thành phố Bắc Giang có 18 cơ sở y tế lớn và 112 phòng khám tư nhân, nhưng hiện tại chỉ có 6 đơn vị đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan chức năng. Như vậy khối lượng phát sinh thực tế của Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Sản Nhi đều tăng so với khối lượng đã đăng kí. Nguyên nhân do việc tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế.
Bảng 3.5. Khối lượng chất thải rắn y tế của hệ thống y tế dự phòng và cơ sở đào tạo y dược TT CƠ SỞ Y TẾ Tên/ Loại CTR Tổng lượng phát sinh (kg) Khối lượng CTNH (kg/ngày) CT sắc nhọn CT lây nhiễm không sắc nhọn và CT nguy cơ lây nhiễm cao
CT giải phẫu Tổng lượng CT hóa học nguy hại CT sinh hoạt CT tái chế
1 Trung tâm HIV 100 400 0 100 1500 0 2100 1.64
2 Trung tâm sốt rét – nội tiết 12 80 0 0 1200 0 1292 0.25
3 Trung tâm mắt 5 2 0 0 220 0 227 0.019
4 Trung tâm kiểm nghiệm 10 0 0 20 1200 600 1830 0.082
5 Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh 132 237.6 26.4 0 1848 1080 3324 1.08
6 Trung tâm CSSKSS Tỉnh 36 50 150 0 400 0 636 0.65
7 Trung tâm giám định y
khoa 3 12 0 0 60 0 75 0.04 8 Trường trung cấp y tế Bắc Giang 3 0 0 0 200 0 203 0.008 9 Trung tâm y tế thành phố 16 8 0 0 125 0 149 0.065 10 16 Trạm y tế phường, xã 18 15 0 0 955 0 988 0.09 Tổng 335 804.6 176.4 120 7708 1680 10824 3.924
Như vậy, tổng khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên một ngày của hệ y tế dự phòng và các cơ sở đào tạo y dược khoảng 3.924kg/ngày. Trong đó:
Tại các Trạm y tế: Trạm y tế phường, xã không có bệnh nhân điều trị nội trú,
vì vậy số giường bệnh không nhiều, chủ yếu nằm theo dõi sau tiêm, một số trạm y tế không có giường bệnh. Những trạm y tế nằm gần khu vực trung tâm thành phố như trạm y tế phường Trần Phú, phường Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi… phần lớn làm công tác dự phòng là chính. Chất thải phát sinh chủ yếu ở các trạm y tế phường xã là chất thải sinh hoạt. Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các trạm y tế chủ yếu do hoạt động tiêm phòng. Tổng khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh của 16 trạm y tế phường xã là 33kg/năm, tính trung bình 0,171 kg/tháng. Hiện nay chỉ có 03 trạm y tế: xã Tân Tiến, xã Xương Giang và xã Tân Tiến có lò đốt chất thải y tế theo đúng Quy chuẩn của Bộ y tế. Còn lại, chất thải y tế nguy hại của các phường xã không có lò đốt được đựng trong hộp an toàn đựng bơm kim tiêm đã qua sử dụng, sau đó thải lẫn chung và đem đi chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt.
Tại các cơ sở y tế hệ dự phòng, trường đào tạo y dược: Chất thải rắn y tế
nguy hại phát sinh ở trung tâm phòng chống HIV/AIDS và trung tâm y tế dự phòng tỉnh là cao nhất.
Chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế dự phòng như Trung tâm HIV, Trung tâm sốt rét – nội tiết, Trung tâm chăm sóc SKSS, Trung tâm giám định y khoa… CTRYT nguy hại chủ yếu là bơm kim tiêm do thực hiện chương trình phòng chống HIV/ AIDS, lấy máu sàng lọc HIV cho đối tượng sử dụng ma túy, gái mại dâm… Hiện nay trên địa bàn thành phố chỉ có 01 trường trung cấp y tế Bắc Giang đào tạo về y dược, phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại do hoạt động trong quá trình dạy học, tuy nhiên số lượng phát thải không đáng kể.
Trên địa bàn thành phố Bắc Giang hiện nay có 112 phòng khám tư nhân, phân bố rải rác trên địa bàn thành phố, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở phường Hoàng Văn Thụ và phường Trần Phú, nơi có bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Giang. Những phòng khám này mở ra đã góp phần làm giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện công, giúp cho người dân khám chữa bệnh được thuận lợi hơn.
Theo quy định, tất cả các phòng khám tư nhân khi đăng kí hoạt động bắt buộc phải có hợp đồng thu gom xử lý với các đơn vị có đủ chức năng, nhưng hầu hết các phòng khám tư nhân đều thải chung rác thải y tế với rác thải sinh hoạt.
Tiến hành khảo sát khối lượng chất thải rắn của các phòng khám tư nhân, chọn ra mỗi loại hình khám chữa bệnh 5 cơ sở, sau đó tính khối lượng trung bình của chất thải rắn y tế và được kết quả như sau:
Bảng 3.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại phòng khám tư nhân theo loại hình khám chữa bệnh tại thành phố Bắc Giang
TT Loại hình khám chữa bệnh Số phòng khám Khối lượng (kg/ngày/phòng khám) Khối lượng (kg/tháng) 1 Phòng khám mắt 6 0,03 5,4 2 Phòng khám đa khoa 9 0,8 216 3 Phòng khám chuyên khoa sản 8 0,5 120 4 Phòng khám răng hàm mặt 23 0,3 207 5 Phòng khám tai mũi họng 6 0,1 18 6 Phòng khám nội 7 0,2 42 7 Phòng khám đông y 40 Không đáng kể 0 8 Phòng khám nhi 3 0,1 9 Tổng 112 2,08 617,4
Khối lượng chất thải rắn y tế tại các phòng khám đa khoa phát sinh nhiều nhất, tiếp đến là các phòng khám chuyên khoa sản. Phòng khám Đông y và phòng khám mắt có khối lượng chất thải rắn ít nhất, không đáng kể. Tại các phòng khám mắt, bệnh nhân chủ yếu đến để đo thị lực hoặc khám sơ bộ, không tiến hành phẫu thuật, vì vậy chất thải của các phòng khám này chủ yếu là găng tay.
Phòng khám răng hàm mặt, thành phần chất thải chủ yếu là bông băng, kim tiêm.
3.1.2. Phân loại chất thải
Theo kết quả khảo sát cho thấy chất thải rắn tại các cơ sở y tế trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là: bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, chai lọ đựng thuốc, ống tiêm, ống nghiệm, hộp đựng dụng cụ, giấy vệ sinh, bơm tiêm, lưỡi dao, dây truyền máu, túi đựng hàng hóa, dao mổ, máu dính ở băng gạc, lá cây, đất đá, thức ăn thừa, chỉ khâu, các vật thải từ phòng xét nghiệm…
Về thành phần hóa học bao gồm một số nguyên tố chính sau: C, H, O, N, Cl và một phần tro.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh của bệnh viện có lượng chất thải lớn là bệnh viện đa khoa tỉnh. Quá trình tiến hành tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chất thải rắn phát sinh được phân loại thành 6 loại sau theo quy chế của Bộ y tế như sau:
- Chất thải sinh hoạt - Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất - Chất thải tái chế
Mỗi loại được để riêng vào thùng có nắp đậy, lót túi nilon ở bên trong và dán giấy để ngoài thùng, ghi thùng đựng những chất thải nào. Sau đó, tiến hành cân từng loại ngày 03 lần làm liên tục trong 3 ngày liên tiếp và được kết quả sau:
Bảng 3.7. Kết quả phân loại chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
TT Loại chất thải Số lượng (kg/ngày) Phần trăm
(%)
1 Chất thải sinh hoạt 1540.1 93.58
2 Chất thải lây nhiễm 74.57 4.53
3 Chất thải hóa học 0.51 0.03
TT Loại chất thải Số lượng (kg/ngày) Phần trăm (%)
5 Bình chứa áp suất 0 0
6 Chất thải tái chế 30.52 1.854
Cộng 1645.7 100
Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy, chất thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tổng số thành phần chất thải phân loại thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh .
Theo kết quả điều tra 18 bệnh viện và cơ sở y tế lớn trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kết quả đã có 18/18 bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt, màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ, riêng đối với chất thải tái chế được đựng vào túi bất kì (nhưng không trùng với túi đã đựng các loại chất thải khác). Đối với chất thải sắc nhọn như bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ… được đựng vào hộp an toàn theo đúng quy định của Bộ y tế: thành dày cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, có dòng chữ “HỘP AN TOÀN ĐỰNG BƠM KIM TIÊM ĐÃ QUA SỬ DỤNG”. Tuy nhiên, ở bệnh viện đa khoa tỉnh, do khối lượng chất thải phát sinh nhiều, túi và thùng đựng chất thải còn thiếu so với nhu cầu, nên có tình trạng để chất thải nguy hại không đúng mã màu sắc theo đúng quy định. Các dụng cụ chứa vật sắc nhọn, bệnh viện tận dụng các chai nhựa Lavi hoặc can nhựa nhỏ để chứa đựng, không có chữ cảnh báo. Các chất thải rắn có yếu tố lây nhiễm cao như tiêu chảy cấp, cúm A… được thực hiện một cách nghiêm ngặt, được gói trong nhiều lớp nilon