Phân loại chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang (Trang 34 - 36)

Theo kết quả khảo sát cho thấy chất thải rắn tại các cơ sở y tế trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là: bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, chai lọ đựng thuốc, ống tiêm, ống nghiệm, hộp đựng dụng cụ, giấy vệ sinh, bơm tiêm, lưỡi dao, dây truyền máu, túi đựng hàng hóa, dao mổ, máu dính ở băng gạc, lá cây, đất đá, thức ăn thừa, chỉ khâu, các vật thải từ phòng xét nghiệm…

Về thành phần hóa học bao gồm một số nguyên tố chính sau: C, H, O, N, Cl và một phần tro.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh của bệnh viện có lượng chất thải lớn là bệnh viện đa khoa tỉnh. Quá trình tiến hành tại bệnh viện đa khoa tỉnh, chất thải rắn phát sinh được phân loại thành 6 loại sau theo quy chế của Bộ y tế như sau:

- Chất thải sinh hoạt - Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất - Chất thải tái chế

Mỗi loại được để riêng vào thùng có nắp đậy, lót túi nilon ở bên trong và dán giấy để ngoài thùng, ghi thùng đựng những chất thải nào. Sau đó, tiến hành cân từng loại ngày 03 lần làm liên tục trong 3 ngày liên tiếp và được kết quả sau:

Bảng 3.7. Kết quả phân loại chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

TT Loại chất thải Số lượng (kg/ngày) Phần trăm

(%)

1 Chất thải sinh hoạt 1540.1 93.58

2 Chất thải lây nhiễm 74.57 4.53

3 Chất thải hóa học 0.51 0.03

TT Loại chất thải Số lượng (kg/ngày) Phần trăm (%)

5 Bình chứa áp suất 0 0

6 Chất thải tái chế 30.52 1.854

Cộng 1645.7 100

Từ bảng trên chúng tôi nhận thấy, chất thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tổng số thành phần chất thải phân loại thực tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh .

Theo kết quả điều tra 18 bệnh viện và cơ sở y tế lớn trên địa bàn thành phố Bắc Giang, kết quả đã có 18/18 bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt, màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ, riêng đối với chất thải tái chế được đựng vào túi bất kì (nhưng không trùng với túi đã đựng các loại chất thải khác). Đối với chất thải sắc nhọn như bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ… được đựng vào hộp an toàn theo đúng quy định của Bộ y tế: thành dày cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, có dòng chữ “HỘP AN TOÀN ĐỰNG BƠM KIM TIÊM ĐÃ QUA SỬ DỤNG”. Tuy nhiên, ở bệnh viện đa khoa tỉnh, do khối lượng chất thải phát sinh nhiều, túi và thùng đựng chất thải còn thiếu so với nhu cầu, nên có tình trạng để chất thải nguy hại không đúng mã màu sắc theo đúng quy định. Các dụng cụ chứa vật sắc nhọn, bệnh viện tận dụng các chai nhựa Lavi hoặc can nhựa nhỏ để chứa đựng, không có chữ cảnh báo. Các chất thải rắn có yếu tố lây nhiễm cao như tiêu chảy cấp, cúm A… được thực hiện một cách nghiêm ngặt, được gói trong nhiều lớp nilon và khử khuẩn bên ngoài túi.

Các cơ sở y tế không có hoặc có rất ít giường bệnh (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và thành phố, Trung tâm kiểm nghiệm, Trung tâm giám định pháp y…) các túi đựng chất thải được đặt một nơi, thường được đặt ở nguồn phát sinh chất thải như: buồng thủ thuật, buồng bệnh, buồng tiêm; các cơ sở y tế khác có số lượng giường bệnh nhiều và lượng chất thải phát sinh lớn như bệnh viện đa khoa tỉnh, các

túi và thùng đựng chất thải được đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải như: buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, hành lang, trên các xe tiêm và làm thủ thuật có các hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng bông băng riêng để thuận tiện cho việc phân loại.

Chất thải y tế của các trạm y tế phường, xã chủ yếu là bơm kim tiêm, bông thấm máu phát sinh trong quá trình tiêm phòng được đựng trong hộp an toàn, để gần khu vực bàn tiêm.

Các túi đựng chất thải sinh hoạt được để trong xô nhựa hoặc thùng rác có nắp đậy; được đặt trong khuôn viên của bệnh viện, hoặc các phòng bệnh, hàng ngày hộ lý và người làm vệ sinh môi trường hoặc công nhân viên phụ trách vệ sinh đến thu gom, buộc chặt miệng túi và vận chuyển chất thải về nơi tập trung của bệnh viện cho xe của công ty quản lý công trình đô thị Bắc Giang đến thu gom, vận chuyển và xử lý. Chất thải y tế nguy hại được chuyển về nhà lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại chờ cơ quan có chức năng đến để vận chuyển và xử lý hoặc nơi tập trung để đốt.

Tuy nhiên, hầu hết tại các trạm y tế phường, xã chất thải sau khi thu gom được đổ lẫn chung cùng với rác thải sinh hoạt của trạm mà không có hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị đủ chức năng vận chuyển và xử lý.

Đối với các cơ sở y tế tư nhân, các phòng khám, việc phân loại chất thải được tiến hành một cách qua loa. Một số phòng khám tư nhân có thùng đựng rác với các túi màu khác nhau theo đúng quy định của Bộ y tế nhằm đối phó với cơ quan chức năng, nhưng thực tế sau đó chất thải y tế lại được để lẫn với chất thải sinh hoạt sau đó được đem đi xử lý cùng với chất thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố bắc giang (Trang 34 - 36)