Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới với vai trò trung gian

Một phần của tài liệu Điều chỉnh pháp luật đối hoạt động mua, bán nợ tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 30)

Hoạt động dàn xếp của bên môi giới đợc thực hiện theo hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới phải lập thành văn bản và có các nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ của các bên;

+ Nội dung cụ thể về việc môi giới; + Mức thù lao môi giới;

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng môi giới;…

Khi bên môi giới tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của các bên thì họ có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Bên môi giới có quyền yêu cầu bên mua, bán nợ trả thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới theo hợp đồng môi giới đã ký kết, kể cả trong trờng hợp việc môi giới không mang lại kết quả nh mong muốn cho bên mua, bán nợ.

- Bên môi giới có nghĩa vụ thực hiện môi giới trung thực, bảo quản các tài liệu đợc giao để thực hiện việc môi giới và hoàn trả cho các bên mua, bán nợ sau khi hoàn thành việc môi giới;

- Không đợc tiết lộ, cung cấp thông tin làm phơng hại đến lợi ích của các bên mua, bán nợ.

chịu trách nhiệm về t cách pháp lý của các bên mua, bán nợ nhng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

2.5. Quản lý Nhà nớc đối với hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng

Với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nớc thực hiện việc quản lý đối với hoạt động mua, bán nợ bằng phơng thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định các hành vi pháp lý cho các chủ thể tham gia hoạt động này phải thực hiện, trên cơ sở đó nhằm đảm bảo trật tự kỷ cơng cho việc mua, bán nợ và đảm bảo sự an toàn đối với hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Pháp luật về quản lý nhà nớc đối với hoạt động mua, bán nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

- Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng;

- Các quy định về thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua, bán nợ.

2.5.1. Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động mua, bán nợcủa tổ chức tín dụng của tổ chức tín dụng

Giống nh các hình thức tín dụng khác, hoạt động mua, bán nợ cũng đòi hỏi sự an toàn rất cao và do đó cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình giao dịch. Điều 18 Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng quy định “những thay đổi về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của bên mua nợ, bên bán nợ không đợc vi phạm quy định về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Việc tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động mua, bán nợ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn mua nợ của bên mua nợ là tổ chức tín dụng theo quy định tại điều 79 Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các văn bản hớng dẫn thi hành;

- Tuân thủ các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn theo điều 81 Luật các tổ chức tín dụng; Quyết định 475/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;

- Tuân thủ các quy định về dự phòng rủi ro theo điều 82 Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hớng dẫn;

- Tuân thủ các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN về Quy chế dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi bổ sung hớng dẫn thực hiện Quyết định này.

2.5.2. Các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giảiquyết tranh chấp trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng quyết tranh chấp trong hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng

Mặc dù cha có quy định cụ thể về vấn đề này trong Quy chế mua, bán nợ nhng về nguyên tắc, hoạt động mua bán nợ cũng phải chịu sự thanh tra kiểm tra của cơ quan thanh tra ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, cung cấp các thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác cho các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thanh tra, giám sát hoạt động mua, bán nợ.

Vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động mua, bán nợ cũng đợc áp dụng theo quy định chung tại điều 125, điều 126, điều 127 Luật các tổ chức tín dụng. Theo văn bản này, tuỳ thuộc vào tính chất mức độ vi phạm mà các chủ thể có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thờng. Ngân hàng Nhà nớc Việt nam là một trong những cơ quan chủ yếu có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động mua, bán nợ.

Đối với việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ, các bên có thể tiến hành thơng lợng hoà giải với nhau trớc khi khởi kiện ra cơ quan tài phán có thẩm quyền. Nếu các bên không muốn thơng lợng hoà giải hoặc việc thơng lợng hoà giải không thành thì có thể kiện ra toà án hoặc trọng tài. Việc tranh chấp có thuộc thẩm quyền của trọng tài hay không tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên, trọng tài không có thẩm quyền đơng nhiên. Nếu các bên không có thoả thuận việc giải quyết các tranh chấp phát sinh tại trọng tài hoặc sau khi các tranh chấp xảy ra các bên không có thoả thuận việc giải quyết các tranh chấp tại trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết. Các tranh chấp sẽ đợc giải quyết tại toà án nhân dân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thơng mại trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ơng.

Việc quản lý nhà nớc đối với hoạt động mua, bán nợ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động mua, bán nợ; hớng các hoạt động mua, bán nợ phát triển theo sự định hớng của Nhà nớc. Hiện nay trong Quy chế mua, bán nợ sự quy định về quản lý nhà nớc đối với hoạt động mua, bán nợ vẫn cha toàn diện, cụ thể và đầy đủ. Quy chế cha có quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các chủ thể tham gia, việc thu hồi giấy phép hoạt động… mà Quy chế mới chỉ liệt kê đợc các chủ thể tham gia hoạt động đó; các quy định về thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp vẫn cha đợc quy định cụ thể.

Tóm lại, từ những phân tích xem xét trên đây về pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng thông qua Quy chế mua, bán nợ

của các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan chúng ta thấy rằng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ cũng đã quy định dự liệu đợc nhiều vấn đề về hoạt động mua, bán nợ đảm bảo cơ sở pháp lý cho các hoạt động này đợc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia cũng nh nhu cầu quản lý, điều chỉnh của Nhà nớc đối với hoạt động này. Tuy nhiên, pháp luật về hoạt động mua, bán nợ vẫn còn có những thiếu sót cần đợc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đảm bảo cho hoạt động mua, bán nợ đợc thực hiện thống nhất.

Chơng 3

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động

mua bán nợ của các tổ chức tín dụng

3.1. đánh giá Thực trạng hoạt động mua, bán nợ củacác tổ chức tín dụng ở Việt Nam các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

3.1.1. Tình hình nợ của các tổ chức tín dụng

Trong nền kinh tế thị trờng, nợ là một hiện tợng kinh tế khách quan đối với mọi hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Tính đến ngày 31/12/2000, tổng d nợ của các Ngân Hàng Thơng Mại nhà nớc đạt 136 ngàn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 1999. Tốc độ tăng d nợ bình quân của các Ngân Hàng Thơng Mại nhà nớc trong giai đoạn 1995 – 2000 là 25,7%/năm20. Do hoạt động trong môi trờng kinh doanh có độ rủi ro cao, kết hợp với những yếu kém của bản thân các ngân hàng nên tình hình nợ xấu, nợ quá hạn cũng tăng lên không ngừng.

Số liệu về tình hình nợ quá hạn của các của các ngân hàng ở bảng dới đây21 cho thấy nhận định này là hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Đơn vị : % so với tổng d nợ Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ nợ quá hạn trong toàn hệ thống 7,9 9,3 12,4 12,0 13,2 12,7 8,32 7,7 NHTMNN 9,1 11,0 12.0 11,0 11,1 11,0 8,74 8,22 NHTMCP 3,2 4,2 13,5 16,4 23,0 24,4 10,65 10.69 - NHTMNN: Ngân Hàng Thơng Mại nhà nớc.

- NHTMCP: Ngân Hàng Thơng Mại cổ phần.

Tính đến ngày 31/12/2000, tổng số nợ quá hạn của sáu Ngân Hàng Thơng Mại nhà nớc khoảng trên 15.000 tỷ đồng, chiếm 10,78% tổng d nợ và bằng 7,55% tổng tài sản. Trong đó nợ khó đòi trên 5000 tỷ đồng (chiếm 35,7% d nợ quá hạn), nợ khoanh gần 4000 tỷ đồng (chiếm 27,35% d nợ quá hạn), nợ chờ xử lý trên 4000 tỷ đồng (30,86% d nợ quá hạn)22. Cùng với số nợ quá hạn của các Ngân Hàng Thơng Mại cổ phần khoảng trên 8.500 tỷ đồng, toàn bộ hệ thống Ngân Hàng Thơng Mại Việt Nam có số nợ quá hạn tính đến ngày

20 Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (2003)

21 Nguồn IMF năm 2000, năm 2001 và năm 2002 là theo số liệu Ngân hàng Nhà nớc 22 Theo số liệu Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam (2003)

31/12/2000 là 23.500 tỷ đồng chiếm 12,7% tổng d nợ. Trong đó nợ có tài sản bảo đảm là 11.500 tỷ đồng, nợ không có tài sản bảo đảm và không có đối tợng để thu hồi là 6.515 tỷ đồng, nợ không có tài sản bảo đảm và con nợ còn đang hoạt động là 5.540 tỷ đồng22. Cần chú ý rằng, do chế độ kế toán và phơng pháp phân loại nợ của Việt Nam vẫn còn cha đúng theo thông lệ quốc tế nên các số liệu trên đây có thể cha phản ánh chính xác tình hình thực tế.

Theo đánh giá của các nhà kiểm toán quốc tế thì tính đến cuối năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống Ngân Hàng Thơng Mại Việt Nam phải là 25 – 30% tức gấp 3 lần số liệu trên đây23.

Tình trạng nợ khó đòi và “nợ nần dây da” trong thời gian gần đây đã đợc giới chuyên môn cảnh báo và đa ra nhiều giải pháp xử lý nhng hầu nh bái toán hóc búa này vẫn cha có lời giải cuối cùng. Sự gia tăng các món nợ xấu trong Ngân Hàng Thơng Mại vẫn đang tiếp diễn. Vì thế, cần phải có giải pháp cấp thiết giải quyết tình trạng nói trên và việc mua, bán nợ là một trong những biện pháp đó.

3.1.2. Thực tiễn triển khai hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam trong thời gian qua

Trớc những yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, hoạt động mua, bán nợ ra đời đã tạo ra một kênh dẫn vốn mới đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức tín dụng, đánh dầu một bớc phát triển của hoạt động tín dụng – ngân hàng ở Việt Nam.

Về mặt pháp lý, Ngân hàng Nhà nớc đã ban hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng tạo ra một môi trờng pháp lý để triển khai hoạt động mua, bán nợ. Quy chế này không những là cơ sở chuẩn mực pháp lý để giúp các bên dễ dàng tham gia vào hoạt động mua, bán nợ mà nó còn là công cụ pháp lý giúp Nhà Nớc kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán nợ, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển ổn định và hiệu quả.

Về mặt thực tiễn, cho tới thời điểm này hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng vẫn cha thực sự hoà nhập vào hệ thống các hoạt động tín dụng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Hiện nay, về nghiệp vụ mua nợ, hầu nh vẫn cha có Ngân Hàng Thơng Mại nào triển khai thực hiện hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng khác nh là một nghiệp vụ kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Có chăng việc mua nợ của các tổ chức tín dụng mới chỉ dừng lại ở hình

2

thức mua theo sự chỉ định của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Về nghiệp vụ bán nợ, các tổ chức tín dụng mới chỉ bán các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi cho các chủ thể mua nợ không phải là tổ chức tín dụng. Ví dụ: Ngân Hàng EximBank bán một số khoản nợ có tài sản bảo đảm (tài sản thế chấp) quá hạn cho công ty mua bán nợ của Bộ tài chính. Kể từ khi công ty mua bán nợ ra đời và chính thức đi vào hoạt động năm 2004 thì việc bán nợ của các tổ chức tín dụng đã đợc thực hiện nhiều hơn. Nhng việc mua, bán nợ vẫn còn hạn chế, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ đọng của các Ngân Hàng Thơng Mại vẫn còn rất lớn.

Thực trạng trên bắt nguồn từ những lý do sau đây:

- Thiếu thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động mua, bán nợ;

- Môi trờng pháp luật cha hoàn thiện, thiếu các quy định hớng dẫn thi hành cụ thể;

- Vai trò của Nhà Nớc đối hoạt động mua, bán nợ cha thể hiện rõ trong việc đề ra các chủ trơng, chính sách đảm bảo cho hoạt đông mua, bán nợ hoạt động có hiệu quả, an toàn và ổn định;

- Trình độ quản lý và thực hiện giao dịch mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng còn yếu kém.

Để cho hoạt động mua, bán nợ đi vào cuộc sống, cần phải làm tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần phải phát triển hoạt động mua, bán nợ trong tổng thể hoạt

động tín dụng – ngân hàng một cách đồng bộ, thống nhất theo hớng tự do hoá và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiệp vụ mua, bán nợ.

Thứ hai, chủ động đáp ứng vốn cho hoạt động mua, bán nợ trên cơ sở đảm

bảo an toàn hiệu quả của hoạt động tín dụng. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lợng hoạt động mua, bán nợ, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ mua, bán nợ.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động mua, bán nợ của các tổ

chức tín dụng để tạo ra khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho giao dịch mua, bán nợ.

Thứ t, đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động mua, bán nợ đến những khách

hàng có khoản nợ cần đợc mua bán, từ đó giúp họ thấy đợc lợi ích của hoạt động này, hiểu rõ về hoạt động này để họ có thể tham gia một cách chủ động. Mua, bán nợ là một loại hình mới biết đến ở Việt Nam nên việc tuyên truyền

càng có ý nghĩa quan trọng.

Thứ năm, Nhà nớc cần ban hành các chủ trơng, chính sách khuyến khích

các chủ thể tham gia thực hiện hoạt động mua, bán nợ nh các chính sách u đãi về vốn, u đãi về thuế…

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều

Một phần của tài liệu Điều chỉnh pháp luật đối hoạt động mua, bán nợ tổ chức tín dụng Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w