Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất Tất Thắng (Trang 72 - 74)

kếtoán vậtliệu tại Công tyTNHH Thơng mại dịch vụ sản xuất Tất Thắng

4.2.3.Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Theo quy luật của nền kinh tế thị trờng hàng hóa nói chung và vật liệu nói riêng luôn có sự biến đổi về giá cả. Sự thay đổi này đã ảnh hởng đến việc xác định chính xác giá trị thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ và càng khó trong việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là thực sự có ý nghĩa đối với Công ty TNHH Thơng mại dịch vụ sản xuất Tất Thắng. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm quán triệt nguyên tắc "thận trọng" trong kế toán vì nó sẽ giúp cho công ty bình ổn giá trị NVL cũng nh hàng hóa trong kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật t, thành phẩm, hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Dự phòng giảm giá HTK đợc lập cho những vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật t, hàng hóa thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trờng thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ. Các vật t hàng hóa đó chỉ đợc lập dự phòng khi có hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng.

Khác chứng minh giá vốn vật t hàng hóa tồn kho. Đó là những vật t hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trờng thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.

Trớc khi lập dự phòng giảm giá HTK doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê HTK để xác định đợc số hàng hóa, vật t, thành phẩm còn tồn kho cuối kỳ và thẩm định mức giảm giá của từng loại vật t, hàng hóa thành phẩm đó. Căn cứ vào mức giảm giá, số lợng tồn kho thực tế của các loại vật t, hàng hóa bị giảm giá công ty xác định mức dự phòng cần phải trích lập theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá vật t

hàng hóa cho

= Lợng vật t hàng hóa tồn kho bị giảm giá tại

thời điểm lập báo cáo

x Giá ghi sổ kế toán

- Giá thực tế trên thị trờng tại thời điểm

lập báo cáo tài

Giá thực tế trên thị trờng của vật t, hàng hóa, thành phẩm tồn kho bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá có thể mua hoặc bán trên thị trờng. Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật t, hàng hóa tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật t, hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết.

Khoản dự phòng giảm giá HTK đợc hạch toán nh sau:

Vào cuối niên độ kế toán doanh nghiệp tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Căn cứ vào mức trích lập kế toán ghi:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 159: Tổng số dự phòng cho HTK (chi tiết loại NVL)

Cuối niên độ kế toán tiếp theo, dựa vào số lợng vật t, hàng hóa, thành phẩm tồn kho thực tế bị giảm giá và mức giảm giá của nó kế toán xác định mức dự phòng phải trích lập ở niên độ này. Căn cứ vào số dự phòng đã trích lập ở cuối niên kế toán trớc nhng cha sử dụng hết và số dự phòng phải lập ở cuối niên độ kế toán này kế toán sẽ ghi bút toán trích thêm hay bút toán hoàn nhập để cho phù hợp với mức dự phòng phải lập ở cuối niên độ kế toán này.

- Nếu mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số còn lại của dự phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trớc thì kế toán sẽ ghi bút toán trích thêm:

Nợ TK 632: Số đợc trích thêm cho phù hợp với dự phòng lập ở liên độ này. Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK tăng

- Nếu mức dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối niên độ kế toán này nhỏ hơn số còn lại của dự phòng đã lập ở cuối niên độ kế toán trớc thì kế toán sẽ tiền hành hoàn nhập số chênh lệch giữa số còn lại của dự phòng đã lập ở cuối niên độ trớc với số dự phòng phải trích lập ở cuối niên độ này bằng bút toán sau:

Nợ TK 159: dự phòng giam giá HTK giảm Có TK 632: hoàn nhập dự phòng

Ví dụ: Cuối năm 2009 doanh nghiệp tiến hành trích lập khoản dự phòng giảm giá HTK - Tại thời điểm 31 tháng 12 nguyên vật liệu chính là bông Nga cấp I của Công ty

ghi trên sổ kế toán là 20 654,4đ/kg.

Vậy khoản dự phòng mà công ty trích lập là: 23 164,5 x (20 654,4 - 19987,5) = 15 450 722đ Khi đó kế toán ghi bút toán:

Nợ TK 632: 15 450 722đ Có TK 159: 15 450 722đ - Cuối năm 2010:

+ Nếu công ty xác định đợc số dự phòng cho bông Nga cấp I là 20 413 645đ và khoản dự phòng HTK đối với bông nga cấp I năm 2009 còn d là 5241 630 đ. Khi đó kế toán sẽ ghi bút toán trích thêm:

Nợ TK 632: 15 172 015đ Có TK 159: 1172 015đ

+ Nếu công ty xác định số dự phòng phải lập cho bông Nga cấp I là 4 562 170đ và số còn lại của khoản dự phòng đối với nguyên vật liệu này đã lập ở năm 2009 là 5241 630đ. Khi đó kế toán ghi bút toán hoàn nhập:

Nợ TK 159: 679 460đ Có TK 632: 679 460đ

Nh vậy với việc lập dự phòng giảm giá HTK công ty không những đã thực hiện theo đúng yêu cầu mà Bộ Tài Chính đặt ra mà còn tạo ra cho mình đợc một khoản tiền dự trữ tạm thời. Khoản dự trữ này sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đợc diễn ra bình thờng khi có sự giảm giá HTK và công ty sẽ đánh giá đợc chính xác hơn kết quả kinh doanh trong kỳ của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất Tất Thắng (Trang 72 - 74)