CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.2. Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước
Đối với dự án này biện pháp thi công là đắp đê quây phục vụ thi công cho từng phân đoạn kênh, vì lưu lượng nước trong kênh tại thời điểm thi công không lớn chỉ là lượng nước thải sinh hoạt có thể dẫn dòng sang 2 bên hố móng tại các vị trí thuận lợi. Sau khi đắp đê quây tiến hành bơm nước hố móng, thi công đoạn kênh nào dứt điểm đoạn kênh đó theo từng phân đoạn khe lún, trong quá trình thi công nước thải sinh hoạt của khu dân cư vẫn xả xuống kênh. Đơn vị thi công cần phối hợp với Chủ đầu tư, chính quyền địa phương vận động nhân dân, các hộ kinh doanh trong làng nghề có ý thức tự giác trong việc xả nước thải để đảm bảo tiến độ thi công.
Để đảm bảo chất lượng nước của các con sông và kênh mương, trong quá trình thi công chủ Dự án sẽ bắt buộc các nhà thầu phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước (Được thể hiện trong các hợp đồng):
- Không đổ chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát, đá...) và chất thải dầu cặn của thiết bị xuống dòng chảy; mọi loại chất thải phải được thu gom, phân loại và chuyển đến vị trí đổ thải theo quy định. Trước khi tiến hành thi công, Ban quản lý Dự án và nhà thầu cần sẽ thoả thuận với Công ty Môi trường đô thị địa phương về vị trí đổ thải và phương án phân loại xử lý các chất thải.
- Các vật liệu thải ra cũng được coi như chất thải rắn do đó sẽ được chuyển đến những nơi quy định theo hướng dẫn của kỹ sư hiện trường sau khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương.
- Để phòng ngừa và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm dầu từ công trường thi công, từ các thiết bị thi công và từ các trạm nhiên liệu, các phương án đề xuất bao gồm:
+Vị trí tập trung thiết bị thi công để xa kênh và các đầm ao tránh cho dầu thải thâm nhập trực tiếp vào nguồn nước do dòng nước chảy tràn.
+ Các phế thải chứa dầu đều được thu gom, xử lý theo quy định.
+ Không chọn vị trí đặt kho nhiên liệu gần bờ kênh và sẽ được lưu kho tại những khu vực được đánh giá là an toàn và xa nguồn nước ít nhất 100m.
+ Làm sạch và khôi phục lại vị trí kho trở về tình trạng ban đầu
- Những vấn đề như hạn chế làm đục nước, ngăn ngừa ô nhiễm nước, vị trí kho bãi, công trường… sẽ được thể hiện trong các hợp đồng với các nhà thầu nhằm đảm bảo mức độ tác động tới nguồn nước trong giai đoạn thi công là chấp nhận được và không để lại những ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng nước.
- Sau khi xây dựng xong các công trình cầu phải tiến hành thanh thải lòng sông gồm các công việc: Thu dọn các vật liệu xây dựng, các cọc sắt, tre hoặc bê tông trên bãi và lòng sông. Tại những nơi xây dựng cầu cống nếu bị sạt lở bở trong quá trình xây dựng cần phải đắp lại và xây kè ở hai bên bờ nạo vét vật liệu rơi vãi xuống lòng sông, kênh mương và làm sạch như hiện trạng ban đầu.
Dựa trên khối lượng công việc và điều kiện thực tế thi công các hạng mục công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong công tác thi công. Với dự án này khó khăn nhất là hoàn thành thi công phần móng kênh, phương án thi công đưa ra là thi công cuốn chiếu, hoàn thành hoàn chỉnh từng phân đoạn thi công. Vì vậy đơn vị tư vấn kiến nghị thời gian thi công là 07 tháng mùa khô.
Do đặc điểm thi công công trình theo dạng tuyến kéo dài, cần bố trí một ban chỉ huy công trường chung. Ngoài ra tại mỗi vị trí theo từng phân đoạn thi công cần bố trí 01 mặt bằng thi công độc lập gồm lán trại, nhà xưởng, bãi tập kết vật liệu, bãi đúc tấm bê tông…