Nguồn gây tác động

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu phú thụ (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNGVÀ KINH TẾ XÃ HỘ

3.1. Nguồn gây tác động

3.1.1. Môi trường không khí

Các nguồn gây ô nhiễm tác động đến môi trường không khí chủ yếu xuất hiện trong quá trình xây dựng, từ khâu giải phóng mặt bằng đến thi công. Trong suốt quá trình vận hành, các yếu tố ô nhiễm tác động đến môi trường không khí là không có. Trong quá trình thi công, nguồn gây ô nhiễm gồm các tác nhân sau:

* Bụi:

Nguồn phát sinh bụi gồm: Hoạt động san gạt, đào đắp, xây dựng; hoạt động giao thông, …

- Phạm vi: Hoạt động đào đắp, san gạt đất diễn ra chủ yếu ở khu vực công trường và trong quá trình vận chuyển chất thải, nguyên vật liệu.

- Hoạt động của các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị xây dựng: Khả năng phát thải không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và cường độ thi công tại mỗi thời điểm trong cả giai đoạn thi công mà còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt, ẩm, gió theo mùa nên nồng độ bụi gây ô nhiễm môi trường không khí trong mùa khô có khả năng lớn hơn mùa mưa, trong mùa mưa nhỏ hơn rất nhiều so với kết quả tính toán.

Nguồn phát sinh khí thải gồm: Nguồn khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng và sự vận hành của phương tiện, máy móc (máy ủi, máy đào, máy xúc, máy đầm nén, máy trộn bê tông,…) trong quá trình xây dựng và nguồn khí thải phát sinh do các phương tiện giao thông:

- Các khí thải chủ yếu bao gồm: CO, NO2, SO2.

- Lượng phát thải: Theo handbook of emission, non industrial and industrial source, Netherlands; Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA); tổ chức Y tế Thế giới (WTO), hệ số ô nhiễm (kg/1.000km) của các khí phát sinh do các phương tiện giao thông theo trọng tải được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Hệ số phát thải do các phương tiện giao thông trên công trường theo trọng tải

Loại xe (tấn) Hệ số phát thải (kg/1000km)

CO NO2 SO2

< 3,5 1,0 0,7 1,16*S

3,5 - 16 6,0 11,8 4,29*S

(Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel 0,5 - 1%)

Theo giải pháp thi công, số xe hoạt động vào thời gian cao điểm khoảng 30 xe loại 3,5 - 16T, chiều dài vận chuyển khoảng 70km/xe.ngày, hoạt động liên tục 24 giờ theo 3 ca. Như vậy, tải lượng cực đại các khí thải gây ô nhiễm không khí có thể dự báo như sau:

Khí SO2: 0,1042 (mg/s) Khí NO2: 0,2746 (mg/s)

Khí CO: 0,1458 (mg/s)

Phạm vi hoạt động của các phương tiện giao thông chủ yếu ở khu vực mặt bằng công trình (khoảng 304,6ha).

3.1.2. Môi trường nước

Các nguồn phát sinh nước thải bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh nước thải do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân xây dựng. Thành phần của nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng.

Lượng nước thải tính bằng 80% lượng nước sinh hoạt nên trung bình một người một ngày sẽ tạo ra 80 lít nước thải (áp dụng tiêu chuẩn đối với dân cư ở khu vực nông thôn). Với 300 - 400 công nhân/ngày, lượng nước thải tạo ra là 24.000 - 32.000lít/ngày, tương đương 24,0 - 32,0 m3

Theo kết quả phân tích của Trần Đức Hạ, Bộ môn Cấp thoát nước, Đại học Xây dựng thành phần, nồng độ các chất có trong nước thải sinh hoạt như sau:

Bảng 3.2: Thành phần và chất lượng nước thải sinh hoạt

TT Thông số phân tích Đơn vị Nước thải

cống chung Nước thải cống riêng 1 pH - 7,0 - 7,8 7,2 - 7,8 2 TDS mg/l 100 - 250 150 - 350 3 DO mg/l 0,5 - 2,0 0 - 1,5 4 BOD5 mg/l 80 - 250 150 - 350 5 COD mg/l 120 - 400 180 - 600 6 Nitơ tổng mg/l 5 - 30 8 - 35 7 Phốt pho tổng mg/l 1,5 - 3,5 1,5 - 4,5 8 Coliform MNP/100ml 104 - 107 105 - 107

(Nguồn: Trần Đức Hạ, Trường Đại học Xây dựng) - Nước thải phát sinh trong quá trình thi công:

Các hoạt động trong thi công cũng cần thiết phải sử dụng nước. Trong quá trình xây dựng, nước thải ra là nước sử dụng trộn nguyên vật liệu trong thi công, nước rửa máy móc, nguyên vật liệu, … Trong thành phần nước thải này, quan trọng nhất là lượng nước thải có lẫn dầu mỡ, hóa chất của các thiết bị, máy móc và phương tiện vận chuyển. Ngoài ra còn có các nguồn phát thải dầu mỡ, hóa chất khác phát sinh khi có sự cố vận hành hoặc lưu chứa

Trong giai đoạn thi công phải tiến hành ngăn dòng chảy của kênh tiêu. Vì vậy trong thời gian ngắn có thế gây ảnh hưởng cục bộ đến môi trường địa phương vì khi nạo vét, một phần của các chất ô nhiễm sẵn có trong kênh sẽ bị rơi rớt, tràn đổ và trôi theo dòng chảy gây ô nhiễm xuống hạ lưu kênh.

3.1.3. Môi trường đất

Các nguồn ô nhiễm phát sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất chủ yếu là chất thải rắn và nước thải có chứa các loại dầu mỡ, hóa chất.

Nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:

- Các hoạt động xây dựng: Các chất thải rắn phát sinh do các hoạt động xây dựng bao gồm đất đá thải từ việc đào hố móng nhà máy, kênh dẫn,…; các vật liệu dư thừa và rơi vãi trong quá trình xây dựng.

- Khu lưu chứa nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng khi gặp sự cố.

- Sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng làm phát sinh rác thải sinh hoạt.

- Bùn, đất thải khi nạo vét kênh

3.1.4. Tiếng ồn

Nguồn phát sinh tiếng ồn

- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị.

- Tiếng ồn do các hoạt động khai thác và chế biến nguyên vật liệu: Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện, máy móc như máy xúc, máy ủi, máy đào, máy trộn bê tông, máy nghiền sàng,…

- Tiếng ồn do các hoạt động xây dựng: Tiếng ồn phát sinh do sự vận hành máy móc, thiết bị, phương tiện cơ giới trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình, xây dựng khu tái định cư định canh: máy ủi, máy xúc, máy đào, máy đầm nén,…

Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và xây dựng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện trong quá trình thi công công trình ở khoảng cách 15m

Loại máy Tiếng ồn (dB) Loại máy Tiếng ồn (dB)

Xe tải nặng 70-96 Máy trộn bê tông 71-85

Xe ủi đất 77-95 Máy đào đất 72-96

Máy đầm nén 72-88 Máy xúc 72-83

Do trên khu vực công trường có rất nhiều nguồn và hoạt động phát sinh tiếng ồn nên tiếng ồn trong thực tế sẽ lớn hơn do có sự cộng hưởng giữa chúng. Độ ồn cần bổ sung được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.4: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí

Sự khác nhau giữa các độ ồn (dB) Độ ồn cần bổ sung (dB) Sự khác nhau giữa các độ ồn (dB) Độ ồn cần bổ sung (dB) 0 3,0 7 0,8 1 2,6 8 0,6 2 2,1 10 0,4 3 1,8 12 0,3 4 1,5 14 0,2 5 1,2 16 0,1 6 1

Bảng trên cho thấy độ ồn cần bổ sung lớn nhất là 3dB khi giữa các nguồn phát thải không có sự khác nhau về độ ồn.

Khi có sự cộng hưởng độ ồn lớn nhất của các phương tiện, máy móc có thể đạt được với kết quả tính toán được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.5: Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cộng hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m

Loại máy Tiếng ồn (dB) Loại máy Tiếng ồn (dB)

Xe tải nặng 73-99 Máy trộn bê tông 74-88

Xe ủi đất 80-98 Máy đào đất 75-99

Máy đầm nén 75-91 Máy xúc 75-86

Máy kéo 76-99

So với tiêu chuẩn cho phép tiếp xúc với tiếng ồn thì mức ồn phát sinh do sự vận hành của các phương tiện, máy móc, thiết bị tại điểm cách nguồn phát 15m đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong phạm vi này (15m cách nguồn) công nhân không được phép làm việc liên tục trong 24 giờ.

Bảng 3.6: Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999)

Thời gian tối đa cho phép tiếp xúc với tiếng ồn

Mức ồn cho phép (dB) 24 giờ 70 8 giờ 85 4 giờ 90 2 giờ 95 1 giờ 100 30 phút 105 15 phút 110

Độ ồn tối đa cho phép: 115

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu phú thụ (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w