Điều kiện tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu phú thụ (Trang 27 - 39)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNGVÀ KINH TẾ XÃ HỘ

2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

- Khu vực dự án ở phía Tây bắc thành phố Hà Nội, cách nội thành Hà Nội theo đường bộ khoảng 30km, ranh giới khu vực được giới hạn bởi:

+ Phía Bắc giáp sông Hồng;

+ Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện Phúc Thọ ở ven sông Tích;

+ Phía Đông và Nam giáp các xã thuộc huyện Phúc Thọ, Thạch Thất; - Khu tiêu của dự án thuộc địa bàn các xã, thị trấn bao gồm: Sen Chiểu, Phương Độ, Võng Xuyên, Thọ Lộc, Phúc Hòa, Trạch Mỹ Lộc, thị trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ), Cẩm Yên, Lại Thượng (huyện Thạch Thất) và phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây).

- Đảm bảo dẫn nước, tiêu thoát kịp thời cho diện tích 2.270ha của một số xã phường thuộc các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây. Đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ dân sinh xã hội.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn

a) Điều kiện khí tượng:

Trong và lân cận vùng dự án có trạm khí tượng Sơn Tây và Hà Đông, trạm Sơn Tây nằm ở phía thượng lưu còn trạm Hà Đông nằm lân cận với vùng hạ lưu của sông Tích. Hai trạm này do Tổng cục Khí tượng Thủy văn quản lý, số liệu đo dài năm, chất lượng tài liệu tốt, đảm bảo sử dụng trong tính toán thiết kế. Do đó, các yếu tố khí tượng của dự án được tính toán theo tài liệu của trạm Sơn Tây và Hà Đông.

b) Các đặc trưng khí tượng thủy văn * Nhiệt độ không khí

độ trung bình lên đến 28,90C ở trạm Sơn Tây và 290C ở trạm Hà Đông. Trong các tháng mùa Đông, nhiệt độ không xuống quá thấp, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở trạm Sơn Tây ở mức 16,30C và ở Hà Đông là 16,40C. Đặc trưng nhiệt độ trung bình được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2-1: Đặc trưng nhiệt độ tháng, năm (đơn vị: 0C)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Tây 16,3 17,4 20,1 23,8 27,0 28,7 28,9 28,3 27,2 24,7 21,3 17,8 23,5 Hà Đông 16,4 17,4 20,1 23,7 26,7 28,7 29,0 28,2 26,9 24,6 21,3 17,7 23,4

* Số giờ nắng

Tổng số giờ nắng trong vùng dự án đạt tương đối cao với các số liệu tương ứng cho hai trạm Sơn Tây và Hà Đông là 1550,4 và 1540,0 giờ nắng mỗi năm. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất là các tháng VII, VIII và IX (cao nhất là 185,0 giờ nắng được thống kê vào tháng VII ở trạm Sơn Tây). Các tháng mùa Đông có số giờ nắng ít hơn, tháng III tại Sơn Tây và Hà Đông có số giờ nắng trung bình chỉ đạt 52,4 và 46,7 giờ nắng. Tổng số giờ nắng trung bình tháng được thống kê ở bảng dưới đây:

Bảng 2-2: Số giờ nắng trung bình tháng (đơn vị: giờ)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Tây 68,5 51,7 52,4 93,7 174,3 165,6 185,0 175,2 179,5 155,3 136,8 112,3 1550,4 Hà Đông 68,3 49,5 46,7 89,8 167,6 164,5 182,9 170,4 171,8 166,7 141,2 120,6 1540,0

* Chế độ gió

+ Tốc độ gió trung bình

Trong năm có hai mùa gió, gió mùa mùa Đông thường bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau với hướng gió thịnh hành là Đông Bắc mang không khí lạnh và khô. Ngược lại, vào mùa Hạ, hướng gió thịnh hành

là Tây Nam xuất hiện từ tháng V đến tháng X thường mang không khí nóng ẩm. Tốc độ gió trung bình thống kê ở bảng sau:

Bảng 2-3: Tốc độ gió trung bình (m/s)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Tây 1,6 1,9 1,9 1,9 1,7 1,5 1,6 1,4 1,3 1,3 1,2 1,4 1,5 Hà Đông 1,7 1,9 1,9 1,9 1,8 1,7 1,7 1,3 1,2 1,3 1,3 1,4 1,6

+ Tốc độ gió lớn nhất không kể hướng trạm Sơn Tây:

Bảng 2-4: Tốc độ gió lớn nhất không kể hướng

P 2% 4% 10% 25% 50%

Vmaxp (m/s) 32,4 29,6 25,7 21,3 17,4

* Lượng mưa năm

Trong năm mưa phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng IX, mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 70% đến 80% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất trên lưu vực thường xảy ra vào 3 tháng VI, VII, VIII với lượng mưa trung bình mỗi tháng lớn hơn 200mm. Lượng mưa nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng XII hoặc tháng I.

Lượng mưa năm của các trạm dọc theo tuyến sông Tích được thống kê ở bảng sau:

Bảng 2-5: Lượng mưa năm của các trạm trên lưu vực sông Tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bốc hơi

Tài liệu bốc hơi ống Piche của các trạm Sơn Tây và trạm Hà Đông được

Trạm Suối Hai Ba Vì Sơn Tây Lương Sơn Thạch Thất Quốc Oai Xo(mm) 1645,0 1994,1 1757,8 1670,3 1640,1 1625,1

thống kê ở bảng sau:

Bảng 2-6: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (đơn vị:mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Tây 53,3 47,2 51,0 55,7 77,3 79,4 80,7 65,6 66,6 71,0 65,7 60,8 774,2 Hà Đông 62,4 54,6 54,3 55,5 76,1 95,2 101,3 71,7 66,5 80,8 80,6 77,4 876,5

* Lượng mưa lũ

Lượng mưa gây lũ được thống kê theo số liệu trận mưa thực tế diễn ra từ ngày 29/10-4/11/2008. Lượng mưa 1, 3, 5 ngày max của các trạm dọc theo tuyến sông ở bảng sau:

Bảng 2-7: Lượng mưa lớn nhất các trạm năm 2008 (mm)

STT Trạm X1max X3max X5max

1 Quốc Oai 171,0 227,5 237,5 2 Sơn Tây 215,0 390,3 416,6 3 Thạch Thất 345,0 548,0 573,0 4 Suối Hai 74,1 122,6 132,1 5 Ba Vì 200,3 302,8 341,6 6 Lương Sơn 286,1 462,4 519,4

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008 đã xảy ra một trận mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng. Tổng lượng mưa trong 2 ngày 30/10 đến 1h ngày 2/11/2008 tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ phổ biến ở mức 100-300mm, một số nơi lớn hơn 350mm. Một số nơi có lượng mưa lớn như Hưng Thi (Hòa Bình) có lượng mưa là 547mm, Ba Thá 541 mm...

Đối với khu vực Hà Nội cũ, đây là trận mưa lớn nhất kể từ đợt mưa lịch sử năm 1984. Còn đối với khu vực Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội thì đây là đợt mưa lớn chưa từng có từ khi có quan trắc khí tượng đến nay (khoảng 60 năm).

trọng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. c) Đặc điểm thủy văn, sông ngòi

Sông nội lưu vực

Sông Tích là nhánh cấp 1 của sông Đáy. Đoạn đầu đến thị xã Sơn Tây chảy theo hướng Tây - Đông sau đó chảy theo hướng Bắc - Nam. Bờ tả hầu hết là đồng bằng rộng gần 500 km2, bờ hữu là sườn Đông của dãy Ba Vì có cả núi cao trung du và đồng bằng có độ dốc khá lớn nên lũ tập trung nhanh và mạnh. Tuy vậy dòng chảy không dữ dội do lòng sông quanh co, bãi thềm rộng nhất là ở các đoạn Văn Miếu, Thạch Thất, Quốc Oai. Các suối nhỏ thuộc sông Tích có lưu vực bé, thảm phủ thực vật nghèo nàn nên mùa mưa lượng nước lũ tập trung rất lớn, nhưng vào mùa khô lưu lượng cơ bản lại rất nhỏ nên các công trình tưới được ít diện tích.

Sông lớn ngoài lưu vực

Sông Đáy dọc theo ranh giới phía đông vùng nghiên cứu, tính đến Ba Thá dài 90.5km. Sông Đáy là phân lưu của sông Hồng, hiện tại lòng sông hẹp, nông, bãi rộng. Mùa kiệt đoạn này hầu như không có dòng chảy. Mùa lũ nước được tập trung từ sông Tích và sông Thanh Hà ở bờ hữu và từ các cống, trạm bơm tiêu ở 2 bờ sông Đáy. Khả năng điều tiết lũ sông Đáy lớn nhưng thoát lũ chậm. Sông Đáy là nơi nhận nước tiêu của phần lớn phạm vi lưu vực tả sông Tích. Sông Hồng chảy ven phía Bắc, mực nước mùa kiệt thấp hơn cao độ mặt ruộng (4 ÷5) m; mùa lũ mực nước lại cao hơn trong đồng (5 ÷ 6) m.

Tình hình khai thác nước mặt hiện nay

Do kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu dùng nước tăng lên đáng kể. Trong khu vực đã có nhiều các công trình thủy lợi vừa và nhỏ như các hồ chứa, trạm bơm, được xây dựng để cung cấp nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đối với nguồn nước ngày càng nhiều. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp,

nước mặt còn được khai thác để phục vụ công nghiệp, sinh hoạt và môi trường.

Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp hiện nay của khu vực dự án được lấy từ dòng cơ bản của sông suối theo hình thức bơm tưới, đập dâng và một phần lấy từ nguồn nước trữ ở các hồ chứa nhỏ trong khu vực. Lượng nước sử dụng căng thẳng nhất vẫn là trong các tháng mùa kiệt.

Đặc điểm chất lượng nước: Khu vực nghiên cứu đang bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp và nước thải đô thị.

d) Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Huyện Phúc Thọ

Kinh tế

Trong năm 2009, huyện Phúc Thọ đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu trong kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản, thương mại-dịch vụ đều tăng hơn so với năm 2008; giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 4,5% so với năm 2008. Thu nhập của người dân đạt 7,5 triệu đồng/người/năm. Ngân sách đầu tư hạ tầng với tổng số vốn là 552 tỷ đồng. Về Nông nghiệp

Phúc Thọ có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Diện tích đất nông nghiệp 6.500ha (chiếm 55,5% diện tích đất tự nhiên). Trong năm qua, huyện luôn xác định tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng

hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn huyện có 215 trang trại với diện tích 404ha gồm 11 trang trại cây hàng năm, 23 trang trại cây ăn quả, 82 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại thủy sản, 82 trang trại tổng hợp; huyện có 309 vườn trại với diện tích 122ha gồm trồng cây hàng năm 18ha, trồng cây lâu năm 41ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản 56ha, hoa cây cảnh 7ha. Hầu hết các diện tích chuyển đổi đạt giá trị trên 100 triệu/ha/năm.

Bên cạnh phát triển cây lương thực, huyện còn có thế mạnh phát triển các loại rau, củ, quả ở vùng đất bãi và vùng đồng bằng. Sản xuất cây vụ đông đã trở thành vụ chính của huyện với diện tích khoảng 4.200ha, chiếm 80% diện tích

lúa màu.

Về Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Huyện Phúc Thọ đã quy hoạch phát triển 9 cụm công nghiệp, đẩy mạnh các nghề truyền thống như may mặc, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật

liệu xây dựng,…

Về sở hạ tầng

Các công trình như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cụm dân cư, đài truyền thanh, trụ sở Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn,… được đầu tư khang trang,

góp phần thay đổi diện mạo huyện.

Về Văn hóa-xã hội

Trong những năm qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng làng, gia đình, đơn vị văn hóa được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp. Đến nay, toàn huyện có 82% hộ gia đình, 65 làng và 32% số đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Công tác giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đảm bảo. Giữ vững an ninh-chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Di tích và danh lam thắng cảnh

Huyện Phúc Thọ có nhiều di tích lịch sử (trong đó có 48 di tích lịch sử văn hóa được công nhận cấp quốc gia) như Cửa Hát Môn, đền Hát Môn là nơi tưởng nhớ hai Hai Bà Trưng

b) Thạch Thất

Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ với rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc; quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh

phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận, Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.

Đặc biệt, với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,…trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp sôi động nhất trong toàn tỉnh Hà Tây trước đây và là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội hiện nay.

Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của huyện ước đạt 2.057 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 65,7%; ngành thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 17,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,8%.

Trong những năm qua, trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của địa phương, huyện Thạch Thất đã có những bước tiến trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa các giống cây con có năng suất cao vào sản xuất nên giá trị sản lượng và năng xuất đạt khá cao. Hiện tại, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã Đại Đồng, Dị Nậu, Thạch Xá; trồng cây ăn quả ở Kim Quan; mô hình thả cá, chăn nuôi lợn, vịt ở xã Canh Nậu, Phú Kim, Kim Quan…Mặt khác, toàn huyện cũng tập trung phát triển ngành chăn nuôi với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng sản phẩm, tiêu biểu là Thạch Thất đã đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa ở 15 xã. Các hộ chăn nôi đều được hướng dẫn thực hiện các quy trình theo quy mô công nghiệp, phát triển sản phẩm theo hướng hàng hoá, tạo nên những bước tăng trưởng khá, mang lại hiệu quả cao.

Từ những chuyển biến trên, năm 2009, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện có sự biến chuyển theo hướng tích cực. Tỉ trọng ngành chăn nuôi

đang dần chiếm ưu thế với 53%, trồng trọt chiếm 47%. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản trên toàn huyện đạt 600 ha với tổng sản lượng cá đạt khoảng 1260 tấn.

Về ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện đã xác định đây là một trong hai chương trình kinh tế trọng điểm của huyện và được xác định là tiền đề cho bước đột phá cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay huyện đã giải phóng mặt bằng 3.000 ha trong đó có 1.650 ha dành cho khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, 150 ha cho khu công nghiệp Bắc Phú Cát, 200 ha cho việc xây dựng khu Đại học quốc gia. Với những động thái tích cực, đến nay, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, tăng trưởng mạnh, bình quân trên 20%/năm. Toàn huyện có trên 30 doanh nghiệp, 4 tổ hợp tác, 12 HTX, 11.400 hộ cá thể vào 35/36 làng nghề tham gia vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiến tới đưa tỷ trọng công nghiệp chiếm 65% vào năm 2010 trong cơ cấu kinh tế của huyện. Dịch vụ thương mại phát triển sâu rộng, giá trị sản lượng của ngành tăng bình quân 8%/năm. Nhiều trung tâm buôn bán, kinh doanh được hình thành ở thôn, xóm. Thị trường hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và phục vụ sản xuất.

Huyện Thạch Thất cũng là địa bàn hoạt động của nhiều làng nghề. Với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề, trong đó có 8 làng được công nhận là làng nghề) có bề dày truyền thống hàng trăm năm nay và nổi tiếng că nước như làng mộc Chàng Sơn, làng cơ kim khí Phùng Xá; làng Hữu Bằng, … Thạch Thất được đánh giá rất có tiềm năng để phát triển các ngành nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu trạm bơm tiêu phú thụ (Trang 27 - 39)