Giải pháp từ phía doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và hộ sản xuất cà

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 75 - 84)

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn phương thức thích hợp thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Cần coi xuất khẩu trực tiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU. Bên cạnh đó, có thể liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa, vì đây là biện pháp để các nhà sản xuất Việt Nam có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường EU.

- Các doanh nghip cn tăng cường đầu tư và hoàn thin qun lý theo qun lý cht lượng

Áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000 cho các doanh nghiệp công nghiệp, ISO 14000 cho các doanh nghiệp có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường và HACCP đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đồng thời, cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu thông qua việc tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực hoặc gửi họ đi đào tạo; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ thương mại giỏi đủ năng lực đảm đương tốt các công việc xuất khẩu sang thị trường EU, vốn rộng lớn và khó tính.

- Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú ý khai thác Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU (SMEDF) để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu cũng như nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

- Các doanh nghip la chn đầu tư v thiết b, công ngh, nhp khu t

EU

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn hướng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới từ chính các nước EU và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm được công nhận của các nước EU. Ðối với các mặt hàng mang tính chất thời trang như giày dép, dệt-may, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đáp ứng xu hướng biến đổi nhanh về thị hiếu của người tiêu dùng EU hơn là chú trọng yêu cầu bảo đảm giá thấp. Sự kiện EU áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam là một bài học khi sử dụng giá là vũ khí cạnh tranh.

Trong xu hướng chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và nhất là xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao của các nước EU, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng cần thay đổi phù hợp. Trong giai đoạn trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư có hiệu quả vào một số ngành hàng xuất khẩu được EU xếp vào loại hàng "bán nhạy cảm" và "nhạy cảm" như các sản phẩm gỗ, thực phẩm chế biến, sản phẩm điện tử và linh kiện, các phần mềm tin học...

- Cn m rng tiếp cn h thng phân phi ti th trường EU

Đây là một hướng phát triển quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này. Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam qua các trung gian vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Ước tính, có khoảng từ 10% đến 45% tổng giá trị một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào EU phải qua trung gian. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các doanh nghiệp chưa tiếp cận hệ thống phân phối được hình thành lâu đời và chặt chẽ tại các nước EU. Ðể tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng tiếp cận thông qua hệ thống của các nhà phân phối lớn đã được hình thành trên thị trường này, hoặc từng bước xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam. Sự kiện khánh thành "Nhà Việt" tại Ðức vừa qua là một tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ðây là một hướng tiếp cận thị trường tích cực cần được phát triển trong tương lai ở các nước châu Âu. Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cũng là một đầu mối xúc tiến thương mại hiệu quả. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã là thành viên của EuroCham và nhận được nhiều hỗ trợ trong xúc tiến thương mại như thủ tục ra nước ngoài nhanh hơn, không mất tiền để thuê các sạp hàng... Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của EuroCham.

- Đa dng hóa sn phm xut khu cà phê

Đa dạng hóa chủng loại mặt hàng cà phê là điều tất yếu khách quan do cà phê hiện nay là một trong những đồ uống quen thuộc đối với nhiều người, tuy nhiên mỗi thị trường lại có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau về chế biến, pha chế,

thưởng thức khác nhau theo những khẩu vị khác nhau. Hiện nay Việt Nam có những giống cà phê có hương vị tự nhiên thơm ngon, hơn nữa có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép chúng ta có thể trồng được những chủng loại cà phê có giá trị. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng xuất khẩu không chỉ loại cà phê nhân sống mà phải tăng cường đầu tư cho sản xuất cà phê chế biến dành cho xuất khẩu thì mới tăng cường được kim ngạch xuất khẩu cà phê, bên cạnh đó cần sản xuất các loại cà phê hảo hạng( Gourmet Coffee) và cà phê hữu cơ (Organic Coffee)

- Xây dng thương hiu cho sn phm cà phê xut khu

Muốn cà phê Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu cà phê, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà sản xuất cà phê. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định. Các doanh nghiệp cần pahỉ quảng bá thương hiệu rộng rãi nhãn hiệu cà phê, cần tìm các biện pháp để giữ vững được vị thế cà phê của doanh nghiệp Việt Nam tren thị trường EU. Đối với những sản phẩm cà phê xuất khẩu sang thị trường EU chưa có thương hiệu càn phải kịp thời học hỏi kinh nghiệm xây dựng, đăng ký và bảo hộ kịp thời thương hiệu sản phẩm của mình. Đối với một số sản phẩm cà phê đã có thương hiệu nổi tiếng tiến hành bằng các hình thức mua, liên doanh hoặc gia công để xây dựng hình ảnh sản

phẩm trên thị trường ngày một rộng lớn. Trong quá trình tiến hành biện pháp xây dựng thương hiệu này các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cà phê cần tìm kiếm những sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước hoặc Hiệp hội cà phê để giữ vững và phát triển thương hiệu cà phê trên thị trường EU.

- Tăng cường kh năng d báo th trường

Cuối cùng, phải nói tới việc tiếp thu và xử lý thông tin kinh doanh cà phê- hiện là một khâu còn yếu. Chúng ta đã tiếp cận được với các nguồn thông tin để có được giá đóng cửa, mở cửa, lượng giao dịch, lượng tồn kho vv…; diễn biến giá cả thu mua của các mặt hàng cà phê tại các thị trường trọng điểm trong nước. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là khả năng dự đoán thị trường. Chúng ta cần tiếp cận với những thông tin về dự báo thời tiết tại các quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, hiện tượng sương muối, mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và từ đó đưa ra những dự báo chính xác cho thị trường cà phê. Để phân tích và xử lý những thông tin này một cách chính xác thật không dễ chút nào mà rất cần có một tổ chức mang tầm quốc gia, tập hợp những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích và dự báo thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất cho người sản xuất cũng như doanh nghiệp nhằm định hướng sản xuất và xuất khẩu cho cả ngành cà phê Việt Nam.

- Tiếp tc nâng cao cht lượng cà phê xut khu

Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1- 2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê

của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới.

Do đó, để thực hiện tiêu chuẩn mới này, vừa thúc đẩy cải thiện chất lượng cà phê xuất khẩu, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của nước ta, Cục Trồng trọt đưa ra lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, gồm 3 bước:

+ Bước 1 (từ nay đến tháng 12/2008), tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích và có thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu nhân cà phê tự nguyện áp dụng toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu chất lượng cà phê nhân theo tiêu chuẩn này ngay từ niên vụ 2007-2008; hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đã có để xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trồng trọt, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển cà phê nhân xuất khẩu; đồng thời hoàn chỉnh việc xây dựng và phê duyệt đề án nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

+ Bước 2 (từ tháng 1/2009 đến 3/2010), phổ biến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cà phê nhân xuất khẩu tới các doanh nghiệp, người sản xuất, thu mua, chế biến cà phê; tiến hành xây dựng mô hình mẫu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật này; tổ chức kiểm tra chất lượng đối với cà phê trước khi thông quan bằng một số chỉ tiêu chất lượng quan trọng, dễ thực hiện như ẩm độ, các khuyết tật về tạp chất, hạt mốc.

+ Bước 3 (từ tháng 4/2010 trở đi), tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng cà phê xuất khẩu theo TCVN 4193:2005 trước khi thông quan.

TCVN 4193:2005 (mới) hạng R3

-Màu sắc: màu đặc trưng từng loại cà phê nhân -Mùi: không có mùi vị lạ

-Độ ẩm: < + 12,5%

*Xác định trị số lỗi cho phép: tối đa 250 lỗi trong 300 gam mẫu đối với cà phê vối và 150 lỗi trong 200 gam mẫu đối với cà phê chè.

-Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại: (% khối lượng)

+Cà phê Arabica: được lẫn R: < = 5% + C: < = 1% +Cà phê Robusta: được lẫn C: < = 5% + A: < = 5% -Tỷ lệ trên sàng 4,75 ly/4 ly tối thiểu (%): 90/10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các doanh nghip phi làm ra sn phm cht lượng cao

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra đời, các DN làm cà phê cũng sẽ được hưởng lợi. Tự bản thân DN nỗ lực để làm ra sản phẩm chất lượng cao sẽ góp phần giữ gìn và phát triển được tài sản vô giá này. Bản thân các doanh nghiệp hiện đang định hướng cho việc xây dựng thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, đi vào thị trường bằng chính uy tín nội lực và chất lượng vượt trội. Hiện tại, cac doanh nghiệp đã có quy trình chế biến sản phẩm cà phê chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Sắp tới cần mời các chuyên gia cà phê quốc tế và kết hợp với hiệp hội và các doanh nghiệp tổ chức, hướng dẫn cho người trồng cà phê quy trình chăm sóc cà phê sạch để tạo đầu vào cho nhà máy.

+ Phải thay đổi cách làm

Thương hiệu cà phê được chính thức “đăng bạ” khẳng định thêm sự phát triển và là cơ hội mới không chỉ cho riêng ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk mà là của cả nước. Để phát triển được nguồn tài sản vô giá này, quan điểm của tỉnh là phải thay đổi cách làm cà phê. Cụ thể: Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cà phê, thay vì chỉ chú trọng đến số lượng như thời gian qua, trong đó sẽ chú trọng đầu tư vào khâu giống và thu hoạch. Một thời gian quá dài chúng ta chỉ tập trung cho khâu trồng, chăm sóc, nhưng lại bỏ quên khâu thu hoạch (ví dụ tỉ lệ quả xanh trong thu hoạch còn nhiều), hậu quả là chất lượng cà phê không đúng với tiềm năng vốn có. Thứ hai là tập trung phát triển thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm và những lợi thế tuyệt vời của VN trong phát triển vùng nguyên liệu, chế biến, để quảng bá thương hiệu cà phê VN ra thị trường thế giới.

Th nht: cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu - tức góc độ thị trường EU về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số... Ở đây, điều rất quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO, chúng ta cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Th hai: doanh nghiệp cần phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của các thị trường văn minh. Thay vì tư thế bị động như trước, DN cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm của mình. Điều này sẽ tạo ra một quy trình mới về tư duy chiến lược, cách điều hành bộ máy, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Th ba: phản ứng nội tại của doanh nghiệp và Hiệp hội. Thực tế là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, vai

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 75 - 84)