Tình hình chung về thị trường cà phê trong nước thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 33 - 36)

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1870, đến năm 1930 diện tích cà phê của Việt Nam đạt khoảng 5.900 ha và lên tới 13.000 ha vào năm 1975 với sản lượng khoảng 6.000 tấn. Sau năm 1975, nhờ vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungari, Tiệp khắc và Ba

Lan nên diện tích cà phê của Việt Nam bắt đầu tăng nhanh vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, năm 1990, cả nước mới có 119.300 ha, sản lượng tương ứng là 92.000 tấn, nhưng năm 1992 bị chững lại do giá cà phê thế giới tụt xuống ở mức thấp nhất. Sau đó giá cà phê lại được phục hồi và dần dần đạt đỉnh cao vào những năm 1994, 1995, lúc này nhiều người đổ xô đi tìm đất trồng cà phê, dẫn đến sự gia tăng đột biến về diện tích và sản lượng cà phê. Đến năm 2001, diện tích trồng cà phê của cả nước đã đạt đỉnh điểm với 565,3 nghìn ha. Sau đó giảm dần xuống còn 510,2 nghìn ha vào năm 2003, năm 2004 diện tích này giảm còn 503.200 ha và 497,4 nghìn ha vào năm 2005. Năm 2006, cả nước còn 488,6 nghìn ha cà phê với sản lượng cà phê 912 nghìn tấn. Như vậy so với năm 1975 diện tích cà phê gấp 37,6 lần và sản lượng gấp 37,6 lần và sản lượng gấp 139,2 lần.

Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin về sản lượng cà phê xuất khẩu, nhưng lại dẫn đầu về sản lượng và xuất khẩu cà phê vối, bỏ xa Inđônêxia vốn ngự trị vị trí số1 về loại cà phê này. Cho tới những năm gần đây, khi Việt Nam tham gia thị trường cà phê thế giới với tư cách là một trong những nhà sản xuất chính, giữ vị trí quan trọng của bên cung thì nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới đã dao động không lớn lắm, thay đổi lên hoặc xuống mỗi năm khoảng 1-2%/năm. Điều này đưa ra tín hiệu rằng việc gia tăng sản lượng xuất khẩu rất khó khăn và nếu tiếp tục mở rộng sản xuất thì cung càng vượt cầu, tất yếu dẫn đến giá cà phê sẽ giảm.

Theo thống kê chính thức trọn năm 2004 Việt Nam xuất khẩu tổng cộng 890 ngàn tấn cà phê nhân sống, trị giá khoảng 580 triệu đô la Mỹ. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối) chiếm khoảng 90% tổng lượng cà phê xuất khẩu.

Bảng 2.1: Các tỉnh trồng cà phê nhiều ở Việt Nam

Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Lâm Đồng 117.918 200.000 Gia Lai 79.126 100.000 Đồng Nai 28.875 25.000 Kon Tum 12.984 15.000 Bình Phước 13.693 15.000 ĐăkLăk 237.262 360.000 Đắc nông 70.200 88.719

(Theo s liu thng kê năm 2005, ngun Vinanet)

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam những niên vụ vừa qua

Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1993 -1994 150.000 181.200 1994 – 1995 215.000 211.920 1995 –1996 295.000 236.280 1996 – 1997 350.000 342.300 1997 –1998 410.000 413.580 1998 –1999 460.000 404.206 1999 – 2000 520.000 700.000 2000 – 2001 500.000 900.000 2001 – 2002 480.000 700.000 2002 - 2003 450.000 680.000 2003 – 2004 510.200 948.000 2004 - 2005 497.400 831.000 2005 - 2006 488.600 887.000 2006-2007 500.000 900.000

(Ngun: Trung tâm thông tin Thương mi)

Hiện tại nước ta có gần 500.000 ha cà phê, trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Niên vụ cà phê 2006 – 2007 sản lượng của Việt

Nam đạt 900.000 tấn. Trong năm qua, trước tình hình giá cà phê được cải thiện và đang ở mức cao (hiện đang dao động trong khoảng 21.000 – 22.000 đồng/kg), sau khi từ mọi khoản chi phí thì người trồng cà phê vẫn còn lãi gần 1.000 đồng/kg. Đây chính là động lực để người dân tiếp tục phát triển diện tích cà phê ngoài quy hoạch. Theo viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì trong niên vụ vừa qua, tính chung trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thì diện tích cà phê đã tăng thêm khoảng 20.000 ha. Nhìn chung hoạt động sản xuất cà phê của Việt Nam hiện đang phát triển theo chiều hướng khả quan.

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)