Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 47 - 48)

Hiện nay cà phê của Việt Nam được xuất khẩu thông qua cả nước có trên 33 doanh nghiệp tham gia mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn thế giới và cũng có 3 đơn vị tham gia dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho mặt hàng cà phê là

Techcombank, Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) và Công ty Cổ phần môi giới thương mại châu Á (ATB) của Ngân hàng Vietcombank.

Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đều xuất hàng qua phương thức truyền thống, ký hợp đồng bán cho khách hàng, nhưng giá cả thực tế chỉ được hai bên ấn định vào thời điểm giao hàng.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang tập sự đưa hạt cà phê lên mạng, buôn bán bằng future contracts tức hợp đồng tương lai (thoả thuận về việc mua hay bán một lượng hàng hoá nào đó, tại một ngày xác định trong tương lai với mức giá được hai bên xác định ngay khi ký hợp đồng) để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Cà phê của Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gián tiếp thông qua trung gian của nước thứ 3 hoặc thông qua các nhà phân phối, đại lý của các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do thương hiệu cà phê của Việt Nam chưa nổi tiếng cùng với thông tin về thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam chưa nắm rõ, chưa có các kênh phân phối kinh nghiệm tổ chức với việc tìm kiếm khách hàng còn yếu không hiệu quả. Việc xuất khẩu thông qua các trung gian đưa lại giá trị thấp do phải phân chia lợi nhuận với các nhà trung gian điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao và tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam chưa tương xứng.

Một phần của tài liệu luận văn:Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU potx (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)