PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát (Trang 59 - 65)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:

b) Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:

Trong thời gian thực tập tại Công ty, em thấy rằng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty đã thể hiện những ưu điểm nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần phải sửa đổi để hoàn thiện hơn. Với tư cách là một sinh viên chuyên ngành kế toán em xin mạnh dạn đóng góp một số kiến nghị về công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty như sau:

* Ý kiến thứ nhất: Về tổ chức bộ máy kế toán:

Một là Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và phân định tài chính tại Công ty, bộ phận này sẽ cung cấp thông tin thường xuyên cho Ban quản lý giúp cho quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như đưa ra những quy định phù hợp trong điều kiện tương ứng.

Hai là với số lượng nhân viên làm công tác kế toán còn hạn chế, không đáp ứng được với khối lượng công việc rất lớn, vì vậy Công ty nên có chính sách để tuyển thêm nhân sự cho phòng kế toán. Bên cạnh đó còn trang bị thêm máy in để đẩy nhanh tốc độ và tính chính xác của công tác hạch toán kế toán.

* Ý kiến thứ hai: Về tổ chức công tác kế toán

Thứ nhất, về chứng từ kế toán và hệ thống sổ sách kế toán: Công ty cần

thực hiện in sao tất cả các sổ sách định kỳ để tránh những sự cố bất ngờ có thể xẩy ra. Việc sao in có thể hơi tốn kém, nhưng lại đảm bảo an toàn, nếu bị sự cố cũng không mất quá nhiều thời gian để làm lại. Và đặc biệt mọi chứng từ, sổ sách kế toán cần phải có đầy đủ chữ ký của ban lãnh dạo công ty để tránh trường hợp gian lận.

Thứ hai, đối với hệ thống báo cáo tài chính: Công ty nên quan tâm hơn

đến công tác quản trị chi phí, hiểu rõ nội dung, vai trò và tác dụng của việc lập

SV : Đỗ Thị Hường 59 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán dự toán, các Báo cáo sản xuất và Báo cáo giá thành. Việc sử dụng các Báo cáo quản trị sẽ giúp các nhà quản trị biết được thực trạng kế hoạch sản xuất ở từng giai đoạn, đưa ra các kế hoạch sản xuất trong tương lai cũng như các quyết định hợp lý nhất đáp ứng được yêu cầu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành đem lại hiệu quản sản xuất cao nhất.

Cụ thể, Báo cáo sản xuất sẽ cho biết về dự toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng như các dự toán về giá thành sản phẩm dở dang và hoàn thành. Thông qua Báo cáo giá thành sẽ biết được việc dự toán các khoản chi phí so với thực tế và kế hoạch, kỳ trước và kỳ này, từ đó có thể dùng các phương pháp so sánh để đánh giá tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo, đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn trong tương lai.

SV : Đỗ Thị Hường 60 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán Mẫu Báo cáo sản xuất theo Thông tư 53/2006/TT-BTC:

Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát BÁO CÁO SẢN XUẤT

Tháng...năm ...

Chỉ tiêu Tổngsố

Khối lượng tương đương Chi phí

NVL Chi phí CB

A. Khối lượng hoàn thành tương đương

- Khối lượng hoàn thành - Khối lượng dở dang cuối kỳ

B. Xác định chi phí và giá thành đơn vị sản phẩm

- Chi phí dở dang đầu kỳ - Chi phí phát sinh trong kỳ Tổng cộng chi phí

Giá thành đơn vị sản phẩm C. Cân đối chi phí

- Nguồn chi phí đầu vào + Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Phân bổ chi phí đầu ra + Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn thành

+ Chi phí dở dang cuối kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí chế biến

Biểu 3.1: Báo cáo sản xuất

SV : Đỗ Thị Hường 61 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán Trong đó khối lượng sản phẩm tương đương bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí chế biến, bao gồm: CPNC trực tiếp và CPSX chung.

Thứ ba, đối với tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản

phẩm:

- Về phân loại chi phí: :

Để phục vụ cho công tác kế toán quản trị, công ty nên phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí. Theo cách phân chia này chi phí sản xuất được chia ra thành:

+ Chi phí khả biến: Là những chi phí thay đổi tỉ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

+ Chi phí bất biến: Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị như chi phí nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ…

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).

Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, ...

Với việc phân loại này công ty có thể nhận biết được chi phí nào là chi phí không thể thay đổi, chi phí nào là chi phí có thể thay đổi hay tiết kiệm được khi sản xuất để quản lý chi phí cho hợp lý. Đồng thời với việc tiến hành phân loại chi phí phục vụ cho mục đích quản trị như trên là việc tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn giúp cho công ty có thể quản lý giá thành sản phẩm theo ngày.

SV : Đỗ Thị Hường 62 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán - Về kế toán chi phí NVL trực tiếp:

Việc tổng hợp và lên các báo cáo cần được tiến hành nhanh chóng hơn kết hợp với việc sử dụng những hiệu quả của máy vi tính sử dụng phần mềm kế toán và nối mạng trong việc truyền tải dữ liệu.

- Về kế toán CPNC trực tiếp:

Để đơn giản hơn trong việc xác định tiền lương cho từng công nhân sản xuất trực tiếp, Công ty nên phản ánh từng khoản lương theo sản phẩm, lương phép và thưởng riêng, sau đó tập hợp để xác định các khoản trích theo lương vào một bảng riêng, như thế sẽ thuận tiện cho việc theo dõi đối chiếu của công nhân viên. Mặt khác, do chi phí nhân công chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy, nếu trong năm số công nhân nghỉ phép nhiều sẽ làm cho lương nghỉ phép tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó, để tránh tình trạng này công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp.

- Về kế toán CPSX chung:

+ Kế toán nên mở TK627.3 – Chi phí dụng cụ để hạch toán riêng chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ xuất dùng.

+ Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, Công ty đã không quan tâm đến giá trị công cụ dụng cụ nên đã không tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào nhiều kỳ kế toán, như vậy là không đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế

toán, một mặt ảnh hưởng đến chi phí trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng rực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Vì vậy, Công ty nên phân định rõ công cụ dụng cụ theo giá trị và thời gian sử dụng. Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nên được phân bổ nhiều lần, đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn thì nên được phân bổ một lần.

SV : Đỗ Thị Hường 63 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán - Việc hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm hỏng: Công ty cần hạch toán lại khoản chi phí này, xác định nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để xác định việc bồi thường vật chất nếu do người lao động gây ra hay tính vào chi phí sản xuất nếu sản phẩm hỏng trong định mức. Ngoài ra cũng cần xác định trị giá của sản phẩm hỏng để có thể hạch toán một cách chính xác. Việc xác định chính xác giá trị sản phẩm hỏng cũng giúp công ty xác định chính xác được giá thành sản phẩm hoàn thành.

- V ề áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác kế toán:

Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty, các kế toán viên cùng một lúc phải kiêm nghiệm nhiều phần kế toán khác nhau, chính điều này làm cho kết quả công việc kế toán còn nhiều hạn chế. Các kế toán viên nhiều khi do có quá nhiều công việc nên đôi khi phải làm tắt. Từ thực trạng này, đòi hỏi công ty phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin cho quản lý. Công ty nên nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng máy vi tính vào việc hạch toán để thu nhận, xử lý thông tin kế toán cho quản một cách kịp thời, chính xác…

Trên đây là những ý kiến đề xuất với Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát của em nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại đơn vị. Em hy vọng rằng, Công ty sẽ để ý, quan tâm xem xét và có những giải pháp khắc phục kịp thời những điểm, những khía cạnh còn tồn tại để công tác kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, tiết kiệm tối ưu chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hợp lý doanh thu, giúp Công ty ngày càng phát triển bền vững hơn, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

SV : Đỗ Thị Hường 64 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán

SV : Đỗ Thị Hường 65 Báo cáo thực tập

Một phần của tài liệu công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát (Trang 59 - 65)