Nguyên tắc hạch toán:

Một phần của tài liệu công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát (Trang 52 - 57)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

d Nguyên tắc hạch toán:

- Nguyên tắc kế toán CCDC giống như nguyên tắckế toán NVL vì chúng đều là những khoản mục của hàng tồn kho.

- Việc tính giá nhập, xuất CCDC cũng được thực hiện tương tự như đối với vật

SV : Đỗ Thị Hường 52 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán liệu.

e - Chứng từ kế toán:

- Hoá đơn bán hàng thông thường hoặc hoá đơn GTGT - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Thẻ kho

- Biên bảnkiểm kê CCDC tồn kho, … f - Tài khoản sử dụng:

TK 153 "Công cụ dụng cụ"

Bên Nợ : - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, nhận góp vốn liên doanh, công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê

Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho

Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)

Bên Có : - Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ xuất kho để sử dụng vào sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn.

- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ dụng cụ được hưởng - Trị giá công cụ dụng cụ trả lại hoặc được giảm giá

- Trị giá trị công cụ dụng cụ thiếu phát hiện khi kiểm kê

Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Phương pháp Kiểm kê định kỳ)

Số Dư Nợ : Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho

2.2.3 – Hạch toán kế toán lương

Chi phí nhân công trực tiếp tại Công Ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

SV : Đỗ Thị Hường 53 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán - Chi phí tiền lương: Là phần chi phí mà Công ty phải trả cho người lao động để bù đắp phần hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra.

Ở Công ty hiện đang áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là: Lương sản phẩm và lương thời gian. Tuỳ từng đối tượng công nhân viên, tuỳ vào đặc điểm, tính chất công việc để lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì chủ yếu hưởng lương theo sản phẩm. Hình thức này gắn liền với năng suất lao động nên đã khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động. Lương sản phẩm được tính dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và đơn giá từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Đối với bộ phận công nhân viên không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì không thể áp dụng hình thức trả lương trực tiếp mà áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.

Cách tính lương cụ thể như sau:

Lương thời gian = Số ngày công thực tế x Đơn giá lương thời gian. Lương tạm ứng = Mức lương tổi thiểu(1.050.000) x Hệ số lương x 20%

Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu (1.050.000) x Hệ số lương. Lương sản phẩm

từng loại = =

Số lượng sản

phẩm hoàn thành x

X Đơn giá lương sản phẩm từng loại

Việc xác định lương nghỉ phép dựa vào việc tổng hợp số ngày nghỉ phép thực tế của công nhân để hạch toán vào chi phí tháng đó, không thực hiện trích trước thông qua TK 335 – “Chi phí phải trả”.

SV : Đỗ Thị Hường 54 Báo cáo thực tập

Lớp: CĐKT 11, K12

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán Tại mỗi tổ đội sản xuất, bô phận sản xuất, lập bảng chấm công – dùng để theo dõi số ngày nghỉ lễ, hội họp, nghỉ phép … của công nhân viên, trong đó ghi chi tiết theo số ngày làm việc, ngày nghỉ của công nhân viên.

Sau khi xác định được tiền lương theo sản phẩm và tiền lương theo thời gian kế toán tiến hành tổng hợp chi phí tiền lương công nhân trực tiếp.

Tiền lương phải trả công nhân i một tháng = Tiền lương sản phẩm công nhân i +Lương phụ công nhân i

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ được căn cứ vào các phiếu nhập kho do thủ kho gửi lên.

Số ngày công công nhân đã làm căn cứ vào các bảng chấm công tại các loại công việc cụ thể.

- Đối với các khoản trích theo lương là BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thì Công ty áp dụng theo quy định hiện hành:

+ Tỷ lệ trích BHXH là 24% Lương cơ bản (17% tính vào chi phí, 7% trừ vào lương cả người lao động).

+ Tỷ lệ trích BHYT là 4.5% Lương cơ bản (3% tính vào chi phí, 1.5% trừ vào lương của người lao động).

+ Tỷ lệ trích BHTN là 2% Lương cơ bản (1% tính vào chi phí,1% trừ vào lương của người lao động)

+ Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% Lương thực tế tính hết vào chi phí * Nguyên tắc phân phối lương tại Công ty:

Phân phối trên cơ sở quỹ tiền lương thực hiện: việc phân phối được dựa trên trình độ của công nhân viên đã được đào tạo theo cấp bậc đại học, cao đẳng, trung cấp đáp ứng với yêu cầu của công việc, mức độ cống hiến, quá trình

SV : Đỗ Thị Hường 55 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán tích luỹ kinh nghiệm, tư duy sáng tạo trong xử lý công việc và chịu trách nhiệm được giao. Ngoài ra việc phân phối còn dựa trên kết quả lao động của từng đơn vị, từng cá nhân, bộ phận.

Tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát phát lương cho công nhân làm hai đợt: Lương tạm ứng và lương thanh toán. Vào năm ngày đầu tháng, Công ty tiến hành phát lương cho công nhân căn cứ vào chính sách tiền lương của Công ty. Số tiền này là lương tạm ứng. Trong tháng các phân xưởng sẽ tiến hành tính lương thực tế cho công nhân. Cuối tháng, sau khi có số liệu tổng hợp về số sản phẩm làm được của từng phân xưởng, Công ty sẽ phát lương thanh toán cho từng công nhân.

* Nguồn hình thành quỹ lương:

Qũy lương của công ty được hình thành trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất thực tế nhập kho, số lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá cho từng loại sản phẩm đã được phê duyệt.

1.4: Hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thànhsản phẩm: sản phẩm:

1.4.1:Khái niệm giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

Như vậy, giá thành phẩm luôn gắn liền với quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để tính giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.

SV : Đỗ Thị Hường 56 Báo cáo thực tập

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán-Kiểm toán 1.4.2: Phân loại giá thành sản phẩm:

Để đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán, và kế hoạch hoá giá thành, cũng như nhu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét theo nhiều phạm vi, dưới nhiều góc độ khác nhau.

Có nhiều cách phân loại giá thành, nhưng có 2 cách phân loại giá thành chủ yếu, đó là:

Một phần của tài liệu công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tiến Phát (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w