a) Định nghĩa, ý nghĩa, nhiệm vụ, phân loại kế toán tiền lương:
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và sự hình thành của tiền tệ. Tiền lương chính là phần thù lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian , khối lượng và vật chất lượng công việc của họ.
Đối với người lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để bù đắp hao phí cũng như phục vụ cho đời sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ.
Vì vậy nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ trả lương một cách hợp lý cho người lao động thì họ sẽ khuyến khích được tinh thần hăng say của người lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
* Ý nghĩa hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
- Giúp cho công tác quản lý người lao động có nề nếp, thúc đẩy công nhân chấp hành kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác. Đồng thời tạo cơ sở cho việc trả lương trả thưởng theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động.
- Giúp cho việc quản lý chặt chẽ quỹ lương, trên cơ sở đó đảm bảo việc chi trả lương và trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo đúng chế độ quy định.
- Giúp cho việc phân tích, đánh giá cơ cấu lao động, cơ cấu tiền lương cũng như hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương được chính xác.
* Nhiệm vụ kế toán tiền lương:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và thời gian lao đông cảu từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Tính toán chính xác tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương và chi phí kinh doanh.
- Phản ánh đúng đắn, kịp thời tình hình thanh toán lương và các khoản đối với công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Đôn đốc và phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản trích theo lương cho cơ quan quản lý.
* Phân loại công nhân viên, quỹ lương, quỹ thưởng:
Công nhân viên trong công ty TNHH một thành viên tư vấn thiết kế Someco bao gồm: Nhân viên văn phòng, nhân viên của các bộ phận, tổ đội..
Tiền lương phải trả cho người lao động bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của Nhà nước và của doanh nghiệp:
- Lương chính: là khoản thanh toán chủ yếu trả cho người lao động dựa trên thời gian làm việc chính của nhân viên.
- Lương phụ: Là khoản tiền lương trả thêm cho người lao động trong thời gian không thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định. Lương phụ được xác định trên cơ sở khối lượng tính chất và chất lượng công việc được giao căn cứ vào mức lương cơ bản của người lao động.
- Tiền thưởng: là những khoản thu nhập ngoài lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động do hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong kho thực hiện các nhiệm vụ được giao, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
- Bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trọ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu...bảo hiểm y tế tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
* Các hình thức trả lương, cách tính lương
Hình thức trả lương mà công ty sử dụng là tiền lương thời gian:
- Lương thời gian là lương trả cho người lao động theo thời gian là việc thực tế cùng với công việc và trình độ thành thạo của người lao động.
- Tiền lương thời gian được tính trên cơ sở bậc lương của người lao động và thời gian làm việc của họ.Tiền lương thời gian được chia thành :
+ Tiền lương tháng là lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động.
Tiền lương phải trả trong tháng= tiền lương ngày *số ngày làm việc thực tế trong tháng. + Tiền lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định.
Tiền lương tuần =(tiền lương tháng *12)/52 tuần
+ Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định.
Tiền lương ngày = Tiền lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.
- Hình thức trả lương theo thời gian chỉ mang tính chất bình quân chưa chú ý đến chất lượng công tác của người lao động nên nó chưa kích thích tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của người lao động.Để khắc phục nhược điểm trên công ty đã áp dụng hình thức trả lương thời gian có thưởng.
b) Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán * Chứng từ sử dụng :
Hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, các phòng ban căn cứ vào bảng kết quả tính toán lương để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động.Sau khi kế toán trưởng kiểm tra và ký xác nhận giám đốc duyệt y, bảng này sẽ làm căn cứ để thanh toán tiền lương và BHXH cho người lao động.
Chứng từ công ty sử dụng : + Bảng chấm công.
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH . + Bảng thanh toán tiền lương. + Bảng thanh toán BHXH.
- Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động”. Kết cấu nội dung tài khoản 334
Bên nợ : -Các khoản đã trả cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên có : - các khoản phải trả cho ngưòi lao động về tiền lương, tiền công,tiền thưởng có tính chất lương bảo hiểm xã hội, các khoản khác…
Số dư bên có : các khoản lương tiền công tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản còn phải trả cho người lao động.
Số dư nợ (cá biệt): Số tiền đã trả quá số phải trả cho người lao động.
- Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” Kết cấu nội dung tài khoản 338.
Bên nợ :- Các khoản nộp cho cơ quan cấp trên :BHXH,BHYT,KHCĐ… - Các khoản trợ cấp BHXH trả cho công nhân viên.
- Các khoản đã chi về KPCĐ. - Các khoản đã trả đã nộp khác.
Bên có : - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
- Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
Số dư bên có :Số còn phải nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ đến cuối kỳ. Số dư nợ (nếu có) :số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
* Tỷ lệ trích các khoản theo lương của công ty như sau:
- Trích BHXH = 24% * Mức lương cơ bản * Lương cơ bản
Trong đó : 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động . 7% trừ vào lương của người lao động.
- Trích BHYT = 4,5% *Hệ số lương * Lương cơ bản
Trong đó : 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng lao động. 1,5% trừ vào lương của người lao động.
- Trích BHTN = 2% *Hệ số lương * Lương cơ bản - Trích KPCĐ =2% *Hệ số lương * Lương cơ bản.
* Trình tự hạch toán tại công ty:
- Hàng tháng, hàng quý công ty thường phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản phải trích theo lương như sau:
Nợ TK 641 (6411) : tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642 (6421):tiền lương phải trả cho nhân viên các phòng ban
Nợ TK 241: Phải trả cho công nhân xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 623 : phải trả cho công nhân sử dụng máy thi công.
Có TK 334 (3341,3348) : tiền lương phải trả công nhân viên. - Hàng tháng trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 622,627,641,642,623 : tính vào chi phí (21%) Có TK 338 (3382,3383,3384,3389) : tổng số tiền trích.
- Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động : Nợ TK 338 : Ghi giảm quỹ bảo hiểm xã hội
Có TK 334(2) :Ghi tăng khoản phải trả công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên
Nợ TK 334(3341) : Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333(3335) : Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Có TK 141 : Số tạm ứng chi không hết trừ vào lương. Có TK 138(1388) : Các khoản bồi thường vật chất.
Có TK 338 : Khấu trừ vào lương BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. - Xuất quỹ trả lương và các khoản khác cho công nhân viên :
Nợ TK 334 (3341,3348): Tổng các khoản đã thanh toán Có TK 111,112 : Số tiền thanh toán thực tế
- Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý : Nợ TK 338(2,3,4)
Có TK 111,112,331
- Chỉ tiêu kinh phí công đoàn để lại DN: Nợ 338(2)
- Cuối kỳ kết chuyển số lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh Nợ 334 :Phải trả công nhân viên
Có TK 338 (3388) : Phải trả phải nộp khác.
Trích tài liệu tại công ty tháng 1
Bảng chấm công Ban TK CTKC Tháng 12 năm 2011 T T Họ và tên Ngày trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 … Cộng 1 Vũ Văn Hy + + + + + + + N + + P + + + N
2 Nguyễn Như Việt + + + Ô + + + N + + + + + + N
3 Đào Duy Hiển + + + + + + + N + + + + + + N
4 Cao Đức Tôn + + + + + + + N + + + + + + N 5 Bùi Hữu Hùng + + + + + + + N + N + + + + N 6 PhạmTuấn Khanh + H + + + + + N + + + + + + N Ký hiệu : ốm, điều dưỡng : Ô Nghỉ phép : P Hội nghi ,học tập : H 41 41
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ SOMECO
BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG THÁNG 12 NĂM 2011 Họ và tên Tổng cộng Thu nhập tính thuế Thuế TNCN 1% Công Đoàn phí 1% BHTN 7% BHXH 1,5% BHYT thực lĩnh Hồ Văn Mạnh 16.351.629 8.790.498 629.050 163.516 42.486 254.916 63.729 15.197.932 Lê Huy Hải 13.830.230 6.341.077 384.108 138.302 34.018 204.108 51.027 13.018.667 Hoàng Cao Sơn 12.417.957 3.330.666 166.533 124.180 33.799 202.794 50.699 11.839.953 Nguyễn Thu Thuỷ 5.304.135 1.180.656 59.033 53.041 14.527 87.162 21.791 5.068.581 Nguyễn T.Thảo 5.156.135 1.032.656 51.633 51.561 15.527 87.162 21.791 4.929.461 Trần Thị Huệ 6.116.991 1.933.323 96.666 61.170 21.608 129.648 32.412 5.775.487 Phạm Thị Dịu 4.023.360 - 40.234 14.527 87.162 21.791 3.859.647 Tổng cộng 63.200.437 22.608.876 1.387.023 632.004 176.492 1.052.952 263.240 59.689.728
2.2.2.4 Kế toán vốn bằng tiền :
a) Khái niệm và yêu cầu quản lý vốn bằng tiền
- Khái niệm : Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền :
+ Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ tình hình hiện có và tình hình biến động của từng loại vốn bằng tiền .
+ Giám đốc chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định thu chi tiền mặt, gửi, quản lý ngoại tệ …
b) Hạch toán tiền mặt tại quỹ : - Kế toán thu chi bằng tiền Việt Nam + Các nghiệp vụ thu tiền mặt thu tiền mặt kế toán ghi :
Nợ TK 111 : Tiền mặt
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng + Các nghiệp vụ chi tiền mặt :
Nợ TK 152,211 : Chi tiền mặt mua NVL,TSCĐ
Nợ TK 331,311 : Phải trả người bán, trả nợ vay ngắn hạn
Nợ TK 333,334 : Các khoản phải nộp nhà nước, công nhân viên Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý Nợ TK 811 : Chi phí khác Có TK 111
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ SOMECO
Phiếu thu
Ngày 06 tháng 12 năm 2011 Đơn vị nộp tiền : Nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến
Địa chỉ : Hoà Bình
Lý do nộp : mua thiết bị thuỷ lực . Số tiền : 350.000.000 đồng.
Viết bằng chữ : Ba trăn năm mươi triệu đồng. Kèm theo : Chứng từ gốc
Người lập phiếu Người nộp tiền Kế toán trưởng
(Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) (ký ,họ tên )
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ SOMECO
Phiếu thu
Ngày 20 tháng 12 năm 2011 Đơn vị nộp tiền : nhà máy thuỷ điện Bắc Giang
Địa chỉ : Bắc Giang
Lý do nộp : mua nguồn hệ thống thuỷ lực. Số tiền : 200.000.000 đồng
Viết bằng chữ : hai trăm triệu đồng. Kèm theo : Chứng từ gốc
Người lập phiếu Người nộp tiền Kế toán trưởng
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ SOMECO
Phiếu chi
Ngày 07 tháng 12 năm 2011
Đơn vị nhận tiền : Phòng kế toán -Công ty viễn thông quân đội Viettel Địa chỉ : 89 Hoàng Quốc Việt
Lý do nộp : Chi trả tiền cước điện thoại Số tiền : 4.500.000 đồng
Viết bằng chữ : Bốn triệu năm trăm nghìn đồng Kèm theo : Chứng từ gốc
Người lập phiếu Người nộp tiền Kế toán trưởng
(Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) (ký ,họ tên )
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN THIẾT KẾ SOMECO
Phiếu chi
Ngày 14 tháng 12 năm 2011 Đơn vị nhận tiền : Công ty thiết bị văn phòng Nam Bình Địa chỉ : 49 Láng Hạ
Lý do nộp : Máy in HP5200L A3 Số tiền : 30.500.000 đồng
Viết bằng chữ : Ba mươi triệu năm trăm Kèm theo : Chứng từ gốc
Người lập phiếu Người nộp tiền Kế toán trưởng
(Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) (ký ,họ tên )
c) Hạch toán tiền gửi ngân hàng :
- Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tiền gửi ngân hàng kế toán ghi : Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Có TK 111 : Tiền mặt
Có TK 131 : Phải thu khách hàng
Có TK 144,244 : Ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 511 : Giá chưa thuế
Có TK 333(1) : Thuế GTGT đầu ra ……
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tiền gửi ngân hàng Nợ TK 111 : Tiền mặt
Nợ TK 144.244 : Ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn Nợ TK 211,213 : TSCĐ hữu hình, vô hình
Nợ TK 221,223,228 : Đầu tư vao công ty con, công ty liên kết Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 331,311 : Thanh toán các khoản phải trả Nợ TK 635 : chi phí hoạt động tài chính
…….
Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
* Kế toán nợ phải trả
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS01) –chuẩn mực chung, Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình.
- Căn cứ vào nội dung các khoản nợ phải trả của công ty bao gồm : + Các khoản phải trả người bán
+ Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, phải trả người lao động + Chi phí phải trả
+ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước + Các khoản tiền vay, nợ ….
- Công ty TNHH một thành viên tư vấn thiết kế SOMECO là một công ty trực thuộc CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ, trình tự hạch toán kế toán nợ phải trả sử sụng chủ yếu TK 336 “ Phải trả nội bộ “ với phương pháp hạch toán như sau:
+ Định kỳ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cho cấp trên để cấp trên lập quỹ quản lý
Nợ TK 642 Có TK 336
+ Số tiền phải trả cho cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về khoản đã được cấp trên và đơn vị nội bộ khác chi hộ, trả hộ
Nợ TK 336
Có TK 111,112,152,211… + Phản ánh quỹ phải nộp cho cấp trên Nợ TK 414,415,353
Có TK 336 + Số lãi phải nộp cho cấp trên Nợ TK 421
Có TK 336
+ Khi trả tiền cho cấp trên và các đơn vị nội bộ khác về khoản phải trả phải nộp Nợ TK 336
Có TK 111,112
+ Thanh toán bù trừ giữa các khoản phải thu, phải trả nội bộ