II. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi
2. Quan điểm giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi
2.2. Một quan điểm giáo dục tích cực thể hiện tinh thần thời đại
Trƣớc thời Nguyễn Trãi, nguyên khí quốc gia Đại Việt đã tạo ra biết bao anh hùng hào kiệt, nhiều trí giả nổi tiếng xa gần. Tuy vậy, trong số các anh hào, trí giả ấy chƣa nổi bật lên một ngƣời am hiểu và làm giáo dục đƣợc nhƣ ông. Sự khác nhau giữa Nguyễn Trãi và các danh nhân quá vãng, có nguồn gốc từ sự khác nhau về mặt tƣ tƣởng triết học và cái nhìn nhân sinh của họ. Sinh ra và lớn lên trong Dinh thự Tể tƣớng Trần Nguyên Đán, tiếp thu văn hóa truyền thống gia đình sau những lần theo cha và ông ngoại về Nhị Khê, Côn Sơn, cộng với những kinh nghiệm trong thời gian lƣu lạc và cùng nhân dân tham gia khỏi nghĩa, Nguyễn Trãi đã hình thành nên tƣ tƣởng tích cực trong quan niệm giáo dục con ngƣời. Trƣớc hết đó là quan điểm nhân dân ở Nguyễn Trãi. Nhƣ chúng ta đã biết trong học thuyết Khổng Tử, ông đã từng lƣu tâm đến vai trò của con ngƣời và quyết tâm đào tạo con ngƣời, theo Khổng Tử quan niệm "Hữu giáo vô loại" (Dạy
Trang 68 không phân biệt) nhƣng con ngƣời Khổng Tử quan tâm không phải là "dân đen, con đỏ", nhƣng Khổng Tử cũng phải công nhận sức mạnh của "nhân vọng", "nhân dục", và có khi trời cũng chiều theo lòng ngƣời. Biết đƣợc sức mạnh của lóp "hạ ngu" trong việc làm yên ổn cho các vƣơng triều, Nho giáo phần nào cũng đã coi trọng việc giáo hóa cho tầng lớp này. Sự an dân không phải là một triều đại mà nó là nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự bền vững và phát triển của quốc gia. Chính vì thế trong học thuyết Khổng giáo cũng có nhiều điểm tích cực:
"Dân chi sở hiếu, hiếu chi,
Dân chi sở ố, ố chi - thử chi vị dân chi phụ mẫu" "Dân vi quy
Xã tắc thứ chi Quân vi khinh"
Tiếp thu những tinh hoa đó, các nhà ái quốc, trung quân nhƣ Lý Thƣờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn đã thấy đƣợc và tận dụng khả năng to lớn của dân trong những cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc. Đối với Nguyễn Trãi, ông quan niệm "dân" là nhân tố quan trọng quyết định mọi sự thắng lợi. Đấng vƣơng giả làm việc gì cũng phải đạt hai yêu cầu:
"Trên thì đáp ứng Thiên tăm" Dưới thì thỏa theo "Nhân vọng"
thiếu một trong hai yếu tố ấy là "Bất thành đại sự". Theo Nguyễn Trãi nhân dân là sức mạnh của dựng xây và đạp đổ, và ông phản bác lại quan niệm cho dân là loại u mê, mù quáng vì:
"Hướng về người nhân là dân
Chở hay lật thuyền cũng là dân"
Trang 69 Mặt khác dân còn là sức mạnh tạo ra mọi của cải vật chất:
"Thường nghĩ quy mô lớn lao lộng lẫy đều là sức lao khổ cua quân dân"
(Chiếu truyền bách quan không đƣợc làm những lễ nghi khánh hạ)
Nhận định sâu sắc về dân nhƣ thế, chúng ta thấy rằng quan điểm của Nguyễn Trãi đã vƣợt thời đại, ý nghĩa tích cực này đã đƣợc chứng minh bằng những thành tựu to lớn dƣới thời kỳ lịch sử hƣng thịnh của triều đại nhà Lê về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Là một "Danh nhân văn hóa" - Nguyễn Trãi đã đƣợc ngƣời đời ca tụng không những về tƣ tƣởng tiến bộ, mà ngay cả những hành vi gƣơng mẫu, về mặt tinh thần chí cổng vô tƣ của ông. Sức mạnh toát lên từ trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi đã có sức thuyết phục, cảm hóa mãnh liệt là lay chuyển đƣợc lòng ngƣời. Nguyễn Trãi sống trong thời gian mà Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, chi phối mọi quan hệ xã hội, nhƣng Nguyễn Trãi đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ, phát huy những mặt tích cực của Nho giáo và đề ra phƣơng châm xử thế thích đáng phù hợp nhân tâm.
Những năm tháng sống và lớn lên cùng cha ở làng Nhị Khê và ông ngoại ở Dinh Tể tƣớng, Nguyễn Trãi vừa học tập vừa giúp việc nhà, vừa tìm hiểu về đời sống thực tế nhân dân qua những trăn trở của cha và ông ngoại, cả những năm tháng về sau khi phải lƣu lạc trong nhân dân, chứng kiến trực tiếp muôn vàn nỗi khổ cực của dân, dƣới ách thống trị của bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc, những vần thơ của ông nhƣ sống dậy tiếng nói cảm thƣơng đối với nhân dân. Và cũng chính thảm cảnh đó đã làm cho ông thấm thía hơn cuộc đời lam lũ, khốn khó của ngƣời dân hèn mọn. Cuộc sống gần gũi nhân dân, nhất là thời gian Nguyễn Trãi kề vai, sát cánh bên họ chiến đấu với giặc càng làm cho ông nhìn ra nhiều mặt đáng quý ở họ. Mặt khác tiếp thu tinh thần Nho học và thừa hƣởng tấm lòng nhân đạo ở cha và ông ngoại, Nguyễn Trãi đã góp thêm một phần nhân đạo tiến bộ vào cái nhìn tha thiết yêu thƣơng trân trọng đối với con ngƣời. Thực tế lịch sử và quá
Trang 70 trình lăn lộn trong chiến trƣờng kháng Minh đã giúp Nguyễn Trãi có cơ hội kiểm nghiệm nhận thức bằng thực tế và rút ra nhiều điều lớn lao về thân phận ngƣời dân, về vai trò của họ trong quá trình biến thiên của lịch sử, cũng nhƣ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh lúc bấy giờ; về quan hệ giữa dân và nƣớc, về ý thức quốc gia dân tộc.
Trƣởng thành từ nền giáo dục Nho học, thấy đƣợc những mặt hạn chế của nó, nhƣng ông không đả kích vào những lễ giáo Nho gia. Trên cơ sở nền tảng đó, Nguyễn Trãi đã phát huy đƣợc một nét rất tiến bộ là ông đã đề cao những luân lý, đạo đức Nho giáo gắn liền với đạo đức dân tộc, sàng lọc những hạn chế của Nho giáo đối với con ngƣời và hƣớng con ngƣời đến một lý tƣởng sống khoáng đạt, rộng mở.
Là một bậc trí giả của Nho giáo, tƣ tƣởng giáo dục của ông gắn liền với thời đại, ông sở đắc với tƣ tƣởng trọng học, đề cao đạo học của các bậc thánh hiền Khổng, Mạnh...Chủ trƣơng "Đức trị" gắn chật với giải pháp "Giáo hoa" của các bậc tiên Nho là một kinh nghiệm quy báu của ông. Nguyễn Trãi là ngƣời kế thừa tích cực và là ngƣời xây nền, đắp móng đầu tiên cho triều đại nhà Lê về mặt tƣ tƣởng tiến bộ. Tƣ tƣởng ấy bao giờ cũng gắn liền với thời đại, những điều giáo huấn của ông tuy khoác áo Nho gia nhƣng bản chất đã khoáng đạt, rộng mở hơn nhiều.
Trong quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy thể hiện rõ tƣ tƣởng thời đại. Nguyễn Trãi luôn đề cao hai chữ "yên dân" và muốn thực hiện đƣợc phải chú tâm làm điều "nhân nghĩa". Tƣ tƣởng giáo dục của ông luôn đi cùng với cuộc sống. Xã hội Việt Nam thế kỷ XV là thời kỳ quốc gia bƣớc vào giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, văn hóa để xây dựng đất nƣớc. Vì vậy Nguyễn Trãi không thể không quan tâm đến việc "trồng ngƣời". Việc giáo dƣỡng, đào tạo cực kỳ quan trọng đến mức nếu một triều đại nào đó "không sửa sang tông miếu, không mở giảng võ đƣờng, không xây nhà học" thì sự sụp đổ đã hiện rõ nhỡn tiền.
Trang 71 Tích cực trong sự nghiệp "trồng ngƣời", Nguyễn Trãi đã nghĩ đến kế sách lâu dài để phát triển quốc gia, phát triển triều đại mà mình phụng sự. Do vậy con ngƣời đƣợc ông đào tạo phải là con ngƣời dám dấn thân sống tích cực cho đời, hiếu hạnh, giàu lòng vị tha, chứa chan tình ngƣời:
" Nhân nghĩa trung cần chứa tích ninh"
(Bảo kính cảnh giới - 4)
Nhận thức và khẳng định ý nghĩa chân chính của tƣ tƣởng đó, Nguyễn Trãi đã giáo huấn mọi ngƣời rèn luyện theo phƣơng châm ấy. Đối với Nguyễn Trãi chƣa bao giờ ông nghĩ rằng tài sản quy giá để lại cho con cháu đời sau là của cải vật chất, tâm nguyện của ông là làm sao trao truyền kinh nghiệm, trao truyền đạo đức truyền thống từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, khiến cho mọi nhà thấm nhuần tinh thần nhân nghĩa, ý thức trung cần và tạo đƣợc nề nếp truyền thống, mang bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyễn Trãi truyền cho đời sau cái đạo đức làm ngƣời giữa cộng đồng, một ý thức xây dựng cuộc sống mang đậm tinh thần nhân văn cao đẹp:
"Đản hỷ cung cơ tồn cựu nghiệp,
Truyền gia hà dụng mãn doanh kim"
(Mạn thành - 1) Dịch nghĩa
"Còn mừng có nghiệp cũ cung cơ để lại
Chứ không cần truyền được một rương đầy vàng."
Nguyễn Trãi đã nêu lên nhiều khiá cạnh của cuộc sống từ quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, xóm giềng, đồng bào cốt nhục..., đƣa ra nhiều mặt tốt để học tập, đổng thời cũng nêu lên những mặt xấu để con ngƣời khắc phục, sửa đổi, nhƣng phƣơng châm đạo làm ngƣời mà ông đƣa ra vẫn là nhân nghĩa, trung cần".
''Trung cần há nở trại cân xưng Nhiều thánh hiền xưa kiếp đã từng"
Trang 72 Tƣ tƣởng thời đại trong quan niệm giáo dục của Nguyễn Trãi còn là ý thức giáo dục con ngƣời luôn hƣớng về cội nguồn dân tộc, hƣớng về nhân dân, những điều nhân nghĩa và những việc làm vì đời sống an lành của nhân dân. Quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển một truyền thống lớn trong lịch sử tƣ tƣởng nƣớc Đại Việt, mặt khác lại khẳng định tinh thần của thời đại ông một cách sâu sắc.
Trong một bài thơ mừng Nguyễn Trãi làm chức Gián Nghị Đại Phu, Nguyễn Mộng Tuân cũng nói lên ý của chính Nguyễn Trãi về lý tƣởng giáo dục của ông.
"Bạch phát chỉ nhân thiên hạ lự, Thanh trung lưu dữ tử tôn truyền."
Dịch nghĩa:
''Tóc đã bạc mà còn bận tám lo việc chung,
Chỉ cố tấm lòng trung "trong trắng" truyền lại cho con cháu về sau"
Theo quan niệm truyền thống, ngƣời tài đức là ngƣời có nhân nghĩa. "Nhân nghĩa" vốn là những khái niệm của Nho giáo có nội dung đạo đức gắn liền với quyền lợi của giai cấp phong kiến. Nhƣng dƣới ngòi bút của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa có nội dung lịch sử cụ thể, đó là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, chống xâm lƣợc, chống bóc lột. Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ những giá trị đạo đức ấy:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo."
(Bình Ngô đại cáo)
Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kết tinh từ những tƣ tƣởng tiến bộ, những giá trị tinh thần văn hóa cao đẹp của dân tộc từ buổi đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc cho đến thế kỷ XV. Tƣ tƣởng nhân nghĩa đƣợc Nguyễn Trãi vận dụng thành công và phát triển rực rỡ trong thực tiễn chiến đấu thời khởi nghĩa Lam
Trang 73 Sơn giải phóng đất nƣớc mà bản thân Nguyễn Trãi đã từng gắn bó, tạo nên một bƣớc tiến mới trong lịch sử tƣ tƣởng dân tộc. Với Nguyễn Trãi quan niệm đạo đức truyền thống đƣợc trình bày một cách toàn diện và theo một hệ thống nhất định.
Điều đặc biệt quan trọng trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi khi nói đến dân, là tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Trãi nhƣ rộng mở về mọi tầng lớp lao khổ, đó là những dân đen, con đỏ đang bị "nướng trên lò bạo ngược" đang bị "hãm dưới hố tai ương", là tứ phƣơng "manh
lệ" đã về tụ nghĩa ở Lam Sơn, đã nổi dậy ở khắp nơi để hƣởng ứng, ủng hộ, hoặc trực tiếp chiến đấu dƣới ngọn cờ của Lê Lợi. Chính nhận thức đúng vai trò của nhân dân trong đời sống xã hội và là yếu tố quan trọng quyết định sự biến thiên của lịch sử, Nguyễn Trãi đã đặt nhân dân ở tầm cao, trân trọng và đề cao họ đúng giá trị con ngƣời:
"Phúc chu thủy tín dân do thủy"
(Quan hải) Dịch nghĩa:
"Lậtthuyền mới rõ sức dân như nước"
Nhận thức ấy đã vƣợt lên mọi suy nghĩ về dân trƣớc kia và là một nhận định sâu sắc trong tầm thời đại, mặt khác còn thể hiện một tinh thần dân chủ ở mức độ cao trong thời kỳ của chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Tƣ tƣởng về dân của Nguyễn Trãi chứa đựng một tinh thần nhân văn cao đẹp không tách rời tinh thần nhân đạo, một nhân tố vô cùng quan trọng trong tƣ tƣởng truyền thống dân tộc. Ông không tách rời tình cảm yêu thƣơng của mình đối với con ngƣời và cuộc sống. Quan niệm giáo dục của Nguyễn Trãi là một phần trong hoài bão dựng nƣớc của ông. Một ƣớc mơ có "quốc phú, binh cường", có "văn trị", một xã hội có
"vua sáng tôi hiền" và mọi phép nhà nƣớc phải thuận lòng dân để cho "trong thôn cùng xóm vắng không có tiếng hờn giận oán sầu". Ƣớc mơ đó là hình ảnh của một xã hội lý tƣởng thời vua Hùng theo truyền thuyết "Vua tôi cùng cày,
Trang 74
không đắp bờ chia ranh giới, không phân ra uy quyền, đẳng cấp, không biết giặc cướp,
không ai xâm lấn ai, mọi người gần gũi, yêu thương nhau, nền nếp ấy kéo dài mấy nghìn năm vẫn y nguyên như một", Ƣớc mơ hay lý tƣởng của Nguyễn Trãi xuất phát từ thực trạng xã hội, thời đại mà ông đang sống và phụng sự đã bắt đầu có những rạn nứt.
Nguyễn Trãi đã trở thành nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XV, tuy sống dƣới chế độ phong kiến, chịu sự chi phối mạnh mẽ của ý thức hệ tƣ tƣởng Nho giáo, nhƣng Nguyễn Trãi đã có một bản lĩnh vững vàng, một tƣ duy độc lập, sắc sảo và nhạy bén, ông đã biết nhận định ra lẽ phải, tìm đƣợc những giá trị "chân, thiện, mĩ" qua ý thức hệ lúc bấy giờ. Chọn lọc những tinh hoa của các học thuyết Nho - Phật - Lão, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa anh hùng với chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc, tạo ra một tƣ tƣởng rộng mở, khoan dung thấm đƣợm tinh thần dân tộc. Mặt khác Nguyễn Trãi cũng không thể thoát ly môi trƣờng, hoàn cảnh mình đang sống, không thể đoạn tuyệt với tất cả những khuôn khổ của chế độ phong kiến của Nho giáo và càng không thể tách mình ra khỏi truyền thống dân tộc... Tiếp thu, học tập và phát huy - Nguyễn Trãi đã tự khẳng định vai trò độc lập của bản thân mình trong tiến trình phát triển của lịch sử, ông đã dần dần tìm ra lối thoát cho mình giữa những quy phạm khắt khe của chế độ phong kiến. Đƣa ra luận điểm "nhân nghĩa" trƣớc hết phải "yên dân" và hƣớng về dân là những "dân đen con đỏ", những "manh lệ", Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của lịch sử tƣ tƣởng văn hóa Đại Việt thế kỷ XV. Tƣ tƣởng của ông luôn sống trong lòng dân tộc, sức mạnh tinh thần nhƣ mãi vang vọng trong mỗi con ngƣời khi bắt gặp tƣ tƣởng tiến bộ vƣợt thời đại của ông.