Một quan điểm giáo dục mang tính nhân văn

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục con người trong thơ văn nguyễn trãi (Trang 63 - 69)

II. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi

2. Quan điểm giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi

2.1. Một quan điểm giáo dục mang tính nhân văn

Hơn sáu trăm năm qua, Nguyễn Trãi đã sống với đất nƣớc với dân tộc, với nhân dân không chỉ ở xã hội Việt Nam thế kỷ XV, mà tên tuổi của ông mãi mãi trƣờng tồn cùng các thế hệ ngƣời Việt Nam trong sự trân trọng, kính yêu. Cho đến hôm nay, Nguyễn Trãi đã trở thành danh nhân văn hóa sống mãi trong lòng nhân loại.

Nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, trƣớc đây ngƣời ta vẫn nhận định rằng Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lƣợc thiên tài, nhà ngoại giao xuất sắc, nhà tƣ tƣởng văn hóa tiêu biểu cho truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại đã để lại những áng văn chƣơng bất hủ có sức mạnh nhƣ "mƣời vạn hùng binh" có thể "làm vẻ vang đất nƣớc". Và cũng rất thiếu sót, bất cập khi chúng ta quên đi một điều ghi nhận Ức Trai tiên sinh còn là một nhà giáo, một ngƣời thầy chân chính và vĩ đại. Tƣ tƣởng giáo dục của ông là đào tạo con ngƣời tốt đẹp cho một xã hội tốt đẹp.

Nguyễn Trãi là nhà giáo dục không phải vì ông từng ngồi ở cƣơng vị là thầy dạy học, mà ở chỗ ông luôn ý thức đƣợc việc trao truyền kinh nghiệm, điều hay lẽ phải để xây dựng những nhân cách tốt đẹp, những tâm hồn cao thƣợng, những giá trị con ngƣời quý báu cho mọi ngƣời xung quanh, mang đến lợi ích cho quốc gia cho triều đại mình đang phù ủng. Hiểu đúng và thấy đƣợc ý nghĩa tác dụng to lớn của công việc đào tạo con ngƣời, Nguyễn Trãi không muốn dừng sự nghiệp của mình lại:

"Chạnh yên hà, trải một gian,

Quét đất thiêu hương giảng ngũ kinh"

Trang 62 Ông muốn đƣa lý tƣởng của mình bay cao và đi xa hơn. Ông muốn xây dựng một xã hội yên bình, thịnh trị, một xã hội có vua sáng, tôi hiền. Chính vì thế Nguyễn Trãi đã đƣa ra một phƣơng châm sửa mình, về phong cách xử thế, và muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, thì tự mình phải là hạt nhân của sự tốt đẹp đó, nhƣ ông nói là tự mình phải là "cốt lãnh hồn thanh chân khứng hoa" (Thuật hứng - 9), hay phải có một nhân cách và tâm hồn trong sạch không bị tha hóa. Do vậy ông đã lao động miệt mài đến quên mình, tất cả chỉ vì mong mõi một điều "tạo phúc cho dân".

"Tơ hào chẳng cố đền ơn chua,

Dạy láng giềng mấy sĩ nho"

(Ngôn chí - 14)

Thừa hƣởng và tiếp thu tƣ tƣởng lớn nhất của ông cha là tƣ tƣởng yêu nƣớc, thƣơng dân, thấm nhuần ý nghĩa lớn nhất của lẽ hiếu trung là sự nghiệp vì dân, vì nƣớc. Nguyễn Trãi hiện ra trong lòng xã hội thế kỷ XV là một thầy giáo mẫu mực và tiến bộ. Xuất thân trong gia đình có truyền thống giáo dục, Nguyễn Trãi xiết bao sung sƣớng và tự hào khi cha mình là ngƣời thầy nổi tiếng về văn hay, chữ tốt và có tấm lòng nhân hậu, đƣợc mọi ngƣời ca tụng và trân trọng. Nguyễn Trãi vô cùng diễm phúc khi tiếp tục sự nghiệp giáo dục của cha. Tuy không có một bề dày về hoạt động giảng dạy, nhƣng toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông là một kho tàng tƣ liệu quý báu về giáo dục con ngƣời. Nghiên cứu vấn đề này, một lần nữa các thế hệ hậu sinh lại tiếp tục khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trãi, một nhà giáo dục vĩ đại, một ngƣời thầy mẫu mực, giản dị, tài năng và nhân đức.

Sống trong khuôn khổ chế độ phong kiến thế kỷ XV, khi mà Nho giáo ở giai đoạn cực thịnh, các nhân sĩ không còn cách gì khác là phải học tập, thi cử qua sử sách bằng chữ Hán nhƣ "Tứ thƣ", "Ngũ kinh" của Trung Quốc. Khuôn

Trang 63 mẫu của đạo lý là khuôn mẫu của thánh hiền, tức đạo "Khổng Chu" (Khổng Tử, Chu Công Đán) mà Nguyễn Trãi hay nhắc tói:

"Quân thán chưa báo lòng canh cánh;

Tình phụ ơn trời áo cha."

(Ngôn chí - 7)

Trong khuôn mẫu của sự trói buộc ấy, con ngƣời Việt Nam ở giai đoạn này rất bị hạn chế về tài năng và tƣ tƣởng. Và đáng tự hào biết bao trong khuôn khổ ấy lại xuất hiện một trí thức Nho học quý tộc - Nguyễn Trãi có đƣợc một tƣ tƣởng yêu nƣớc, thƣơng dân tiến bộ:

"Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông."

(Thuật hứng - 5)

Không phải bất cứ một quan lại nào trong guồng máy chế độ phong kiến, cũng có đƣợc lòng yêu nƣớc, thƣơng dân một cách chân thành nhƣ vậy. Chỉ có những vị có phẩm chất tốt đẹp, có chí khí thanh cao, có tâm hồn trong sáng, có cốt cách nhƣ "hoa mai nở sớm" nhƣ "tùng bách rụng sau", mới thật sự có lòng yêu nƣớc, mƣu cầu hạnh phúc cho dân, tất nhiên không thể thoát đƣợc khuôn khổ của thể chế phong kiến ở phƣơng đông. Trong sự nghiệp thơ văn ông, hình ảnh ông hiện lên không phải là một vị đại thần xênh xang áo mão, võng lọng mà là một ông đồ với một phong thái ung dung tự tại, một phong cách giản dị, mộc mạc chân quê, nhƣng ẩn chƣa bên trong một tấm lòng cao đẹp. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi luôn hƣớng đến cái đẹp khoáng đạt, rộng mở, giải phóng con ngƣời vƣợt khỏi những định kiến khắt khe của Nho giáo. Trí tuệ của Nguyễn Trãi là sự hòa hợp những tinh hoa của ba học thuyết Nho - Phật - Đạo, ông là tri thức của nền giáo dục ở giai đoạn có thi "Tam giáo" cuối Trần - đầu Lê, những quy phạm của nó buộc con ngƣời không thể tự ý vƣợt qua mà phải tuân thủ theo một

Trang 64 nguyên tắc chặt chẽ. Tuy nhiên, lý thuyết sách vở không phải là yếu tố duy nhất quyết định nên nhân cách, nó chỉ là nguồn hình thành nhân cách. Cái quyết định quan trọng trong việc hình thành nhân cách cá nhân chính là quan niệm sống là lý tƣởng sống của cá nhân ấy. Nguyễn Trãi đƣợc ngợi ca và trân trọng bởi ông có một nhân cách cao đẹp, một lối sống hoạt động luôn muốn tìm về cho con ngƣời những điều tốt đẹp trong cuộc sống và luôn bảo vệ công lý.

Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi, tuy bắt nguồn từ "cửa Khổng" "sân Trình" nhƣng nó đã vƣợt lên trên những định kiến hẹp hòi, mang tinh thần khoáng đạt, rộng mở nhiều hơn so với nội dung giáo dục của Nho giáo. Ông giáo dục con ngƣời hƣóng đến những điều tốt đẹp. Tƣ tƣởng giáo dục của ông đã san bằng những rào cản của khuôn khổ phong kiến để xây dựng nên một truyền thống đạo đức của dân tộc. Nguyễn Trãi quan niệm rằng con ngƣời tiếp xúc với văn chƣơng, có văn chƣơng thì tâm hồn rộng mở, phong phú, thanh cao hơn, biết sống đẹp hơn. Ở Nguyễn Trãi con ngƣời hành động và con ngƣời sáng tác gắn bó với nhau, nƣơng tựa vào nhau, hỗ trợ cho nhau. Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là một mẫu mực về sự gắn bó giữa nhà văn và ngƣời chiến sĩ đấu tranh vì Tổ Quốc, vì nhân dân, vì con ngƣời. Vì suốt đời ôm ấp lý tƣởng lo cho Tổ Quốc đƣợc thái bình thinh trị cho nhân dân đƣợc yên vui mà Nguyễn Trãi đã có đƣợc hồn thơ cao cả, tứ thơ phong phú. ôm mối tiên ƣu, Nguyễn Trãi tỏ ra rất tự hào về trách nhiệm của ngƣời cầm bút:

"Văn chương chép lây đòi câu thánh;

Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược; Có nhân cố trí có anh hùng"

Trang 65 Quan niệm về văn chƣơng nhƣ thế, Nguyễn Trãi đã hƣớng con ngƣời đến với những giá trị cao đẹp của văn nghệ, đến với lý tƣởng thẩm mĩ trong thơ, trong nhạc:

"Cầm sách cùng nhau ngày tháng trường"

(Tức sự - 6)

Đàn và sách là hai ngƣời bạn tâm giao của ông, nhƣng không phải là những thú ham mê tự phát, hay cảm tính, mà nó là sự kết tinh của trí tuệ, của tinh hoa nhân loại, là một kho tàng tri thức của cuộc sống.

Có một tâm hồn phóng khoáng và rộng mở, Nguyễn Trãi đã lắng nghe và suy nghiệm tiếng khánh đá vẳng lên trong không trung xuyên qua mây xanh, rồi dội lại nơi đạo viện thâm u. Những lúc ấy, tâm hồn Nguyễn Trãi cũng mở rộng với cảm giác lâng lâng theo tiếng nhạc, thoát khỏi trần gian chật hẹp, bay bổng diệu kỳ:

''Tùng hoa lạc địa kim đàn tĩnh;

Khánh hưởng xuyên vần đạo viện thâm''

(Đề Ngọc Thanh quán) Dịch nghĩa:

"Hoa tùng rụng đất, kim đàn lặng lẽ, Tiếng khánh thấu mây, đạo viên thẳm sâu."

Khác với quan niệm cực đoan, sai lầm của bọn hủ Nho, cho rằng trong nhà có đàn nhạc, con cái sinh hƣ "Gia hữu cầm, nữ tắc dâm...", Nguyễn Trãi xem nhạc là một yếu tố của "Lễ".

"Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khổng - Chu"

Trang 66 Nho cho là nguyên nhân hƣ hỏng con cái. Ông xem đó là một công cụ giáo dƣỡng tốt nhất cho trẻ thơ:

"Gia hữu cầm thư nhi bối lạc"

(Mạn thành - 2) Dịch nghĩa:

"Trong nhà có đàn, sách, bầy trẻ vui vầy"

Với quan niệm phóng khoáng, khai thác đƣợc những cung bậc của tâm hồn để đi đến giáo dục, Nguyễn Trãi không những là một ngƣời yêu thích âm nhạc, thƣởng thức âm nhạc, mà ông còn là một ngƣời biết sử dụng nhạc khí, một "cầm giả" thật sự, biết dùng âm nhạc nhƣ một biện pháp tu dƣỡng tƣ tƣởng tình cảm, một phƣơng tiện giải trí tao nhã, một phƣơng tiện ngụ ý, ký thác tâm sự, một phƣơng tiện bộc lộ tâm tƣ, ý chí và hoài bão:

"Độc bãi quần thư vô cá sự;

Lão mai song bạn lý dao cầm."

(Thu nguyệt ngẫu thành) Dịch nghĩa:

"Đọc hết sách chẳng thấy có việc gì; Mai già bên cửa sổ ngồi gảy đàn ngọc"

"Ngọ song thụy tỉnh hồn vô mỵ Ẩn kỷ phần hương lý ngọc cầm"

(Tức hứng) Dịch nghĩa:

"Bên cửa sổ ngủ tỉnh rồi không nằm nghỉ nữa Dựa ghế đốt hương lý đàn ngọc"

Trang 67 Nguyễn Trãi đã truyền cho mọi ngƣời một tƣ tƣởng vô cùng rộng mở. Ông đƣa con ngƣời vƣợt khỏi khuôn khổ hạn hẹp của chế độ phong kiến Nho giáo, nhƣng vẫn bảo tồn đƣợc đạo đức truyền thống dân tộc. Đến với quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi, con ngƣời sẽ không còn thấy cuộc sống quá nhọc nhằn với những nỗi lo toan "cơm, áo, gạo, tiền", Ông đƣa con ngƣời đến những phút giây thanh thản tâm hồn. Chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng văn thơ Lý - Trần ngay trong gia đình với bố ông - Nguyễn Phi Khanh và ông ngoại Trần Nguyên Đán, thơ văn ông tuy có hƣơng vị của sự "tiêu tao" nhƣng không thoát ly hiện thực. Ông đã nhìn thẳng vào hiện thực suy xét nó bằng con mắt tỉnh táo. Văn chƣơng nhạc họa là chỗ bộc bạch tâm tình, những rung động cảm khái trƣớc cuộc đời mình và cuộc đời chung, để vui, để buồn để răn dạy con cái, để mơ ƣớc cho ngày mai, để an ủi và nói lên chí nguyện của mình.

Tƣ tƣởng giáo dục của Nguyễn Trãi đã đạt đƣợc một bƣớc tiến bộ so với thời đại của ông. Tƣ tƣởng ấy sẽ làm nền tảng cơ bản trong lý tƣởng giáo dục con ngƣời toàn diện đối với các thế hệ sau.

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục con người trong thơ văn nguyễn trãi (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)