II. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về con ngƣời và quan điểm giáo dục của Nguyễn Trãi
1. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về con ngƣời
1.1. Thực chất tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu sử, địa, nhà thơ lớn và còn là nhà giáo dục vĩ đại.
Suốt trong lịch sử nƣớc ta trƣớc thời đại khoa học, chƣa có bao giờ có một nhân vật nào mà tƣ tƣởng chính tri lại chi phối một cách sáng suốt cả chủ trƣơng, hành động nhƣ Nguyễn Trãi và cũng chƣa bao giờ có những tác phẩm nào mà tƣ tƣởng chính trị đó lại đóng vai trò chỉ đạo chặt chẽ và nhất trí nhƣ trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Tƣ tƣởng chính trị đó chủ yêu là tƣ tƣởng nhân nghĩa.
"Nhân nghĩa" vốn là khái niệm vay mƣợn của Nho giáo Trung Quốc, đƣợc hiểu theo hai phạm trù đạo đức "nhân" và "nghĩa". Dƣới thời Khổng Tử - Mạnh Tử hai ông muốn cứu văn trật tự xã hội nên đề cao nhân nghĩa nhằm tạo cho xã hội có tôn ti, trật tự vua ra vua, tôi ra tôi. Vào Việt Nam nó đã bị Việt hóa trên cơ sở tƣ tƣởng yêu nƣớc và tinh thần nhân đạo, tuy hình thức không thay đổi, nhƣng nội hàm không còn những ý nghĩa gốc theo học thuyết Nho giáo Trung Quốc đề ra. Đối với Nguyễn Trãi "nhân nghĩa" có nội dung lịch sử cụ thể, nó bắt nguồn từ truyền thống đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam từ thời Bà Trƣng, Bà Triệu chống lại nhà Hán., để bảo vệ đất nƣớc, bảo vệ nhân dân.
Tƣ tƣởng chính trị, xã hội triết lý của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa quán triệt từ đầu đến cuối, phát triển trên cơ sở chủ nghĩa yêu nƣớc và thân dân. Nguyễn Trãi đã lấy nhân nghĩa làm cờ giải phóng dân tộc; lấy nhân nghĩa để hun đúc tinh thần tƣớng sĩ, quân lính và dân chúng; dùng nhân nghĩa mà đối đãi với giặc
Trang 55 lúc chúng bại trận; dựa trên cơ sở nhân nghĩa mà vạch đƣờng lối đối ngoại để "dập tắt chiến tranh muôn đời". Và khi nhà nƣớc tự chủ thì việc trị nƣớc theo Nguyễn Trãi cũng phải dùng nhân nghĩa để "an dân". Với lý tƣởng ấy, Nguyễn Trãi đã phấn đấu không mệt mỏi cho độc lập dân tộc, cho đất nƣớc giàu mạnh, cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và mong muốn mọi quốc gia dân tộc đƣợc tồn tại trong độc lập hòa bình. Nguyễn Trãi đã kiên quyết đập tan chiến tranh xâm lƣợc và nền đô hộ của giặc Minh là để "xã tắc bền vững", "non sông đẹp tươi", "mở nền thái bình muôn thuở' ( Bình Ngô đại cáo) và để "không những sinh linh nước tôi được khỏi lầm than mà binh sĩ Trung Quốc cũng khỏi nỗi khổ gươm đao" và "hai nước thoát khỏi cái họa binh đao"(Quântrung từ mệnh tập).
Trong điều kiện lịch sử xã hội thế kỷ XV, tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi rất tiến bộ cho nên trong tác phẩm của mình Nguyễn Trãi đã nêu lên đƣợc cốt lõi của tƣ tƣởng nhân nghĩa " Đời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc, chính là
phải thời lắm. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần phụng chiếu định ra âm nhạc, không dám không gắng hết tâm lực. Song học vấn sơ sài, nông cạn, sợ trong áng thanh luật khó làm được hài hòa. Dám mong bệ hạ rũ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu, đó tức là các gốc của nhạc".( Lời tâu với vua Lê Thái Tông).
Thực chất và nội dung cơ bản của tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là chủ nghĩa yêu nƣớc, ý thức độc lập dân tộc kết hợp với lòng thƣơng dân, tinh thần nhân đạo và ƣớc vọng hòa bình.
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Trang 56
1.2. Con người ái quốc, ưu dân, anh hùng
Chúng ta thấy rằng từ lúc sinh thời cho đến khi lìa đời Nguyễn Trãi luôn tâm niệm một điều là bất cứ làm việc gì cũng lấy "nhân nghĩa" làm đầu "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Dùng nhân nghĩa gồm đủ thì công việc mới thành đạt được" (Quân trung từ mệnh tập). Chính vì thế Nguyễn Trãi luôn ƣớc ao xây dựng một mẫu ngƣời có nhân, có nghĩa. Xuất phát từ quan niệm trên, con ngƣời Nguyễn Trãi ngợi ca là con ngƣời ƣu quốc, ái dân, anh hùng.
Quan niệm anh hùng, cảm quan anh hùng từ xƣa đã đƣợc ngợi ca trên những trang văn thơ của nhiều thế hệ tác giả Việt Nam, tuy chƣa nhiều và thật đặc sắc phong phú, song đã phản ánh đƣợc cái phần bản chất nhất, cao đẹp nhất sự nghiệp anh hùng của dân tộc trong lịch sử. Nguyễn Trãi là một trong những nhà văn, nhà thơ viết về ngƣời anh hùng, có những cống hiến nổi bật.
Nguyễn Trãi không có nhiều lời bàn luận về quan niệm anh hùng, nhƣng qua thơ văn ông chúng ta thấy đƣợc những tiêu chí tƣơng đối xác định. Trong sáng tác thơ văn của mình, Nguyễn Trãi đã dùng nhiều chỗ viết về lớp ngƣời mà ông thƣờng gọi là "anh hùng", "anh hào", "hào kiệt", "tuấn kiệt", "nhân tài", "những kẻ trí mƣu tài thức", "nhân dân quân tử", "những tƣớng võ dũng"... Đây là những ngƣời lãnh đạo, chỉ huy, tham mƣu trong hàng ngũ nghĩa quân hoặc những ngƣời ƣu tú có chí lớn, tài cao đức trọng, tiêu biểu cho nền văn hiến dân tộc, trong đó vị trí nổi bật là ngƣời anh hùng. Trong thơ văn Nguyễn Trãi hàng chục lần xuất hiện thuật ngữ anh hùng và một số thuật ngữ từ đồng nghĩa "anh hào", "hào kiệt", "tuấn kiệt"... Nguyễn Trãi dùng để chỉ những tính cách, phẩm chất, anh hùng hoặc là những con ngƣời xuất chúng có ý chí, tài năng, đức độ, dám làm những việc lớn.
Trang 57 Quan niệm con ngƣời anh hùng của Nguyễn Trãi có những tiêu chí đòi hỏi rất cao:
"Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược. Có nhân có trí có anh hùng"
"Nhân" và "trí" là phẩm chất hàng đầu của ngƣời anh hùng. Ngƣời anh hùng dùng "nhân" (đức độ), "trí" (tài năng) của mình, trong đó "nhân" là cao nhất để "khử bạo", "trừ tham"... Nếu cho rằng "nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thực chất là phấn đấu đến cùng chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân" (Phạm Văn Đồng), thì khi nói 'có nhân có trí có anh hùng", Nguyễn Trãi đã khẳng định lý tƣởng giải phóng dân tộc - một lý tƣởng có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc của ngƣời anh hùng. Đồng thời khẳng định lý tƣởng đấu tranh cho công lý xã hội, chống áp bức, xây dựng xã hội văn trị, thái bình, giành quyền sống cho nhân dân. Con ngƣời anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Trãi có nhiều phẩm chất cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng và nhân vật anh hùng, nó xuất phát từ truyền thống yêu nƣớc, truyền thống anh hùng của dân tộc, từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại ở thời đại ông và thông qua cuộc đời anh hùng đầy nỗi xót đau, giằng xé lòng ông. Đó là những con ngƣời nổi bật về chí lớn, tài cao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nƣớc, biết giấu chí, chờ đợi thời cơ, chịu đựng gian khổ, khắc phục hiểm nguy, quyết chiến, quyết thắng, son sắt một lòng tin tƣởng tuyệt đối vào nghĩa lớn tất thắng. Nguyễn Trãi đã khẳng định lý tƣởng và phẩm chất ngƣời anh hùng trong dòng vận động của thời gian và trong mối quan hệ với cuộc sống, đổng thời đã góp những quan niệm mới phù hợp với lịch sử phát triển mẫu ngƣời anh hùng của thời đại.
1.3. Con người quân tử
Ngƣời quân tử trong quan niệm của Nguyễn Trãi là ngƣời "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", nghĩa là những con ngƣời
Trang 58 có khí tiết thanh cao nhƣ hoa mai nở sớm, tùng bách rụng sau, con ngƣời không màng danh lợi, không làm điều bất nhân phi nghĩa, sống giản dị, đạm bạc để giữ tròn khí tiết.
Quan niêm về ngƣời quân tử nhƣ vậy, nên suốt đời Nguyễn Trãi tu dƣỡng bản thân mình theo khuôn mẫu của ngƣời quân tử, sống vì dân, vì nƣớc trọn đời, trƣớc bọn quyền thần ông không khuất phục để vƣơn lên bảo vệ công lý, chính nghĩa. Trong chiến tranh lấy lòng quân tử để đối xử với bọn tiểu nhân, hiếu chiến, trong thời bình thì lấy lòng quân tử cảm hóa quân vƣơng, quan lại và nhân dân. Tất cả những việc làm của Nguyễn Trãi trong chiến đấu cũng nhƣ lúc thái bình thịnh trị đều nêu cao nhân nghĩa, tài đức vẹn toàn.
Nguyễn Trãi đã lồng con ngƣời ƣu quốc, ái dân, anh hùng vào trong con ngƣời quân tử, một con ngƣời dù sống trong hiểm nguy gian khổ vẫn không thay lòng đổi dạ, vẫn sắc son thủy chung nêu cao nghĩa khí chính trung, đấu tranh vì lẽ phải, chống gian tà hại dân, hại nƣớc.
1.4. Bản sắc Việt Nam trong quan niệm về con người của Nguyễn Trãi
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tất yếu ngày càng dành địa vị ƣu thắng của Nho giáo. Phật giáo, Đạo giáo dù sao cũng không phải đạo trị dân. Từ giữa đời Trần Nho sĩ bắt đầu công kích nhà chùa. Nhƣng nhìn chung thời Lý -Trần coi trọng cả ba giáo, trên cơ sở truyền thống yêu nƣớc và nhân ái, kết tinh những mặt sáng ngời trƣớc và sau ít thấy trong thời phong kiến. Nó không phải là một tinh thần chiết trung hay thỏa hiệp mà là một sự tích hợp quanh một cốt vững chắc là cốt lõi dân tộc, những nhân tố tích cực, phù hợp của ngoại lai cho nên nó là một sự nâng cao sáng rỡ.
Nguyễn Trãi đã tiếp thu đƣợc tinh thần ấy. Hiểu Nho học, nhƣng không sách vở, mà theo yêu cầu của đời sống Việt Nam, nên nhân nghĩa không giống
Trang 59 Khổng - Mạnh. Không đi tu nhƣng lại nhập điệu đạo Thiền đến độ biến ra thơ, chứ không phải hiểu. Lên chùa Tiên Du là nhƣ ngộ đƣợc đạo theo pháp chỉ của Thiền "vô ngôn, đốn ngộ" . Tâm sự một đêm với nhà sƣ bạn cũ, tâm đầu, ý hợp đến kỳ lạ. Cuối cùng lại nói 'Từ biệt nhau rồi, ta cũng sẽ đi tu đạo Thượng Thừa" (Đƣa sƣ Đạo Khiêm về núi). Mặt khác trong thơ văn Nguyễn Trãi Đạo giáo, Đạo gia cũng ảnh hƣởng vô số, từ những chuyện mê tín không xa lạ trong thế giới quan Trung đại đã đi vào "Lam Sơn thực lục", "Văn bia Vĩnh Lăng"....
"Tinh thần rộng mở ở Nguyễn Trãi thể hiện trong nhân sinh quan của ông là xuất thế, nhập thế. Nho học có quan niệm hành tàng, xuất xử, nhƣng là một học thuyết nhập thế. Phật giáo, Đạo giáo đều xuất thế. Tinh thần rộng mở từ thời Lý - Trần đã tiếp nhận nhập thế của Phật và Đạo vốn là cái xuất thế, cái xuất của Nho đi từ cái xử. Nho giáo vốn là học thuyết chính trị khô khan, đạo đức nghiêm khắc, thì cảnh u tịch của Phật, cảnh thoát trần thanh thoát của Đạo hòa vào. Cái hành, cái tàng của nhà Nho bị động và cứng nhắc thì có nhập mà xuất, có xuất mà nhập của nhà Phật, nhà Tiên bồi bổ. Giữ thăng bằng cho sự tình có về trái ngƣợc, ấy là bản lĩnh của ngƣời Việt, bản lĩnh vững chắc mà thanh cao, yêu nƣớc thƣơng dân trên hết, và bên cạnh cũng có thể làm Nho, làm Phật, làm tiên, mà chính Trần Thái Tông trong "Thiền tông chỉ nam tự " đã đề cao. Đó là sự kết tinh cao đẹp tinh thần rộng mở trong con ngƣời Nguyễn Trãi"(95)
.
Nguyễn Trãi quan niệm "Lâu nay xuất xử cũng tương đồng" ( Họa vần ngƣời làng...) và " Chưa xuất gia thì hãy ở nhà" ( Hoa bài Yên hà). Hầu nhƣ đó là một quan niệm xuất hay xử đều giống nhau, nhƣng trong cái giống nhau lại có cái khác nhau.
Tâm hồn rộng mở của Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ, ông đã từng nói 'Tiêu sái mấy lòng đà mạc được - Bảo chăng khứng mạc một lòng thơm" (Tự thán -27), hay "Chẳng Bụt chẳng
Tiên ắt chẳng phàm" (Tự thán - 27) và rõ hơn là:
"Dù Bụt dù Tiền ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này"
Trang 60 Hoặc : "Aihay ai chẳng hay thì chớ
Bui một ta khen ta hữu tình"
(Tự thán -13) Và: "Vu khoát đời ta mang bệnh ấy
Chưa đành không thuật, tuổi thềm ra"
(Ngẫu nhiên làm)
Tấm lòng thơm không sao vẽ ra đƣợc, bệnh vu khoát không thuốc nào chữa đƣợc mà càng gia tăng, cái thú riêng ông này, cái hữu tình mà ta khen ta ấy... tất cả là những nét bản sắc truyền thống Việt Nam từ thời Lý - Trần của kẻ làm trai "tự hữu xung thiên chí'' trong đó có cả tinh thần vô ngã, vô ngôn, vô ý.. cộng với thái độ nhập thế tích cực cua Nho giáo thịnh hành đầu Lê đƣợc kết tinh trong con ngƣời Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi không tu Phật, tu Tiên để thành Phật, thành Tiên xa lánh cõi đời, ông không phải là "cao sĩ" giấu mình để độc thiện kỳ thân, ông là một trí thức Việt Nam yêu nƣớc, thƣơng dân, chỉ những muốn cứu nƣớc, yên dân, nhƣng trí tuệ thật rộng mở, đón nhận ánh sáng mọi nơi để làm giàu lòng yêu nƣớc thƣơng dân, và trong quan niệm nhân sinh, cách sống của mình, vừa làm việc hết mình cho dân cho nƣớc, nhƣng lòng bao giờ cũng sạch, nhẹ nhƣ kẻ xuất gia, không hề nặng danh lợi của kiếp trần, mà cũng vừa biết sống lành mạnh, vui tƣơi giữa cuộc đời. Tinh thần rộng mở này thể hiện rất rõ ở thời đại phục hƣng dân tộc từ thế kỷ X đến thể kỷ XIV, chủ yếu là ở hai triều đại Lý - Trần, cùng với tinh thần dân chủ tiến bộ nó đã kết tinh thành chất Việt Nam thời Đại Việt. Do nhiều nguyên nhân Nguyễn Trãi đã thấm nhuần chất ấy một cách sâu sắc và phát huy rạng rỡ thêm trong thực tiễn chiến tranh giải phóng anh hùng. Có thể nói Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ bản sắc Việt Nam trong quan niệm về con ngƣời.
Trang 61 2. Quan điểm giáo dục con ngƣời trong thơ văn Nguyễn Trãi
2.1. Một quan điểm giáo dục mang tính nhân văn
Hơn sáu trăm năm qua, Nguyễn Trãi đã sống với đất nƣớc với dân tộc, với nhân dân không chỉ ở xã hội Việt Nam thế kỷ XV, mà tên tuổi của ông mãi mãi trƣờng tồn cùng các thế hệ ngƣời Việt Nam trong sự trân trọng, kính yêu. Cho đến hôm nay, Nguyễn Trãi đã trở thành danh nhân văn hóa sống mãi trong lòng nhân loại.
Nghiên cứu, đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, trƣớc đây ngƣời ta vẫn nhận định rằng Nguyễn Trãi là một nhà chính trị lỗi lạc, nhà chiến lƣợc thiên tài, nhà ngoại giao xuất sắc, nhà tƣ tƣởng văn hóa tiêu biểu cho truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại đã để lại những áng văn chƣơng bất hủ có sức mạnh nhƣ "mƣời vạn hùng binh" có thể "làm vẻ vang đất nƣớc". Và cũng rất thiếu sót, bất cập khi chúng ta quên đi một điều ghi nhận Ức Trai tiên sinh còn là một nhà giáo, một ngƣời thầy chân chính và vĩ đại. Tƣ tƣởng giáo dục của ông là đào tạo con ngƣời tốt đẹp cho một xã hội tốt đẹp.
Nguyễn Trãi là nhà giáo dục không phải vì ông từng ngồi ở cƣơng vị là thầy dạy học, mà ở chỗ ông luôn ý thức đƣợc việc trao truyền kinh nghiệm, điều hay lẽ phải để xây dựng những nhân cách tốt đẹp, những tâm hồn cao thƣợng, những giá trị con ngƣời quý báu cho mọi ngƣời xung quanh, mang đến lợi ích cho quốc gia cho triều đại mình đang phù ủng. Hiểu đúng và thấy đƣợc ý nghĩa tác dụng to lớn của công việc đào tạo con ngƣời, Nguyễn Trãi không muốn dừng sự nghiệp của mình lại:
"Chạnh yên hà, trải một gian,
Quét đất thiêu hương giảng ngũ kinh"
Trang 62 Ông muốn đƣa lý tƣởng của mình bay cao và đi xa hơn. Ông muốn xây dựng một xã