bàn tỉnh Thái Bình.
Cùng với cả nước, tỉnh Thái Bình đã và đang quan tâm nhiều tới lĩnh vực đất đai, nhất là công tác cấp GCN. Công tác cấp giấy chứng nhận được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong lĩnh vực quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khi có luật đất đai năm 2013 ra đời công tác quản lý đất đai đã có những bước chuyển biết tốt, đa số các đơn vị trong tỉnh đã tháo gỡ được nhiều khó khăn trong công việc, nhất là công tác cấp GCN.
Tỉnh Thái Bình gồm: 7 huyện và 1 thành phố, đến hết năm 2013 về công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đã được triển khai và hoàn thành tương đối cao.
Trong những năm đổi mới, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có nhiều tiến bộ, tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Công tác đăng ký Đất đai, cấp GCN là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, đến nay công tác đăng ký đất đai, cấp GCNcho các loại đất đã đạt được kết quả như sau:
* Đối với đất nông nghiệp.
Đã tổ chức cấp GCN theo nghị định 64/CP của Chính phủ đến cuối năm 2014 công tác này đã cơ bản hoàn thành.
Ngày 28/09/2014 đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác cấp GCN trên địa bàn toàn huyện với kết quả đạt: 91,20% tổng số hộ nông nghiệp được cấp GCN, số diện tích được cấp đạt 87,29%.
Đã tổ chức cấp GCN ở nông thôn theo Nghị định 17/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Tính đến tháng 12/2014 toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đạt 92,78% tổng số hộ sử dụng đất ở nông thôn.
* Đất chuyên dùng.
Trong những năm qua đã tổ chức xem xét, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp cho 1.132 giấy trong đó:
- Đất trường học: 503 giấy; - Đất trạm y tế xã: 205 giấy;
- Đất quốc phòng, an ninh: 96 giấy;
- Đất của cơ quan hành chính sự nghiệp: 139 giấy; - Đất các doanh nghiệp: 189 giấy.
Tuy nhiên, công tác cấp GCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn và vướng mắc, cần phải giải quyết.
Trước hết công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, các chính sách về đất đai chưa được triển khai đầy đủ, sâu rộng đến từng người dân, bên cạnh đó nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật Đất đai còn hạn chế. Tiềm năng về đất đai chưa được phát huy hết, đất đai chưa được chuyển dịch hợp lý, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, tình trạng lấn chiến, sử dụng đất sai mục đích xảy ra trên tất cả các loại đất. Tiến độ cấp GCNtiến hành còn chậm.
Trước tình trạng trên và trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương đảng về đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảng bộ tỉnh Thái Bình vừa có quyết định chỉ đạo và kế hoạch cụ thể nâng cao hiệu qua sử dụng đất trên điạ bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh khai thác sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm lực của đất, đầu tư mở rộng đất, kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý và sử dụng đất theo pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của Nhà nước trong thực thi hành chính sách pháp luật đất đai.
Theo chương trình hành động cụ thể, trước hết tỉnh Thái Bình sẽ tiến hành rà soát các văn bản về quản lý Nhà nước về đất đai vận dụng vào tình hình cụ thể của tỉnh Thái Bình.
Đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai trong nhân dân, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách pháp luật về đất đai ở địa phương.
Trong những năm qua tỉnh Thái Bình đã và đang tập trung xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các phường, thị trấn, các xã tháo gỡ những vướng mắc nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCN, giao đất cho các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp trên cơ sở đất đang sử dụng.