Nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (Trang 25)

1.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát tình hình quản lý nhà nước về đất đai của huyện Long Thành. - Kết quả cấp GCNQSDĐ Long Thành tỉnh Bến Tre.

- Đánh giá tình hình đăng ký cấp GCNQSDĐ, hiệu quả của công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Long Thành.

- Những nguyên nhân còn tồn tại ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích số liệu từng giai đoạn, từng chủ thể của từng vấn đề nghiên cứu nhằm phân tích tiến trình cấp giấy, tổng hợp kết qủa nghiên cứu từ việc phân tích số liệu, tài liệu.

- Phương pháp so sánh: so sánh tình hình cấp GCNQSDĐ, kết qủa đạt được qua các năm, các giai đoạn, so sánh các quy trình, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện.

- Phương pháp đánh giá: đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, việc thực hiện những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý nhà nước về đất đai.

1.3.3. Quy trình thực hiệnBước 1: Chuẩn bị Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn đề tài nghiên cứu.

- Tham khảo ý kiến của người hướng dẫn thực hiện đề tài. - Viết đề cương nghiên cứu.

Bước 2: Tiến hành thực hiện

- Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phân loại tài liệu.

- Xử lý, phân tích, tổng hợp các tài liệu, số liệu về công tác cấp GCNQSDĐ thu thập được.

Bước 3: Viết báo cáo

- Tập hợp các số liệu, tài liệu về công tác cấp GCNQSDĐ, viết báo cáo.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong quá trình viết báo cáo để đề tài hoàn thiện.

- Chỉnh sửa, hoàn chỉnh bài báo cáo.

Bước 4:

- Chuẩn bị dụng cụ báo cáo. - Báo cáo.

Phần 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số hình thức tranh chấp thường diễn ra trên địa bàn huyện - Tranh chấp đất bị bao chiếm

- Tranh chấp đất bị nhà nước quản lý - Tranh chấp quyền sử dụng đất - Khiếu nai việc cấp GCNQSDĐ

Trong năm 2008 có 13 đơn tranh chấp, trong đó hòa giải thành 9 đơn, 4 đơn phải chuyển qua tòa án giải quyết. Công tác giải quyết tranh chấp luôn được tiến hành thường xuyên để giải quyết ổn thỏa cho người dân và cố gắn giảm thiểu số lượng tranh chấp xảy ra.

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm luật đất đai như: sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm… Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích,… xảy ra ngày càng nhiều hơn ở mọi nơi. Do vậy các cấp có thẩm quyền trong huyện càng quan tâm nhiều hơn đến công tác giải quyết tranh chấp đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm gây tranh chấp trong việc sử dụng đất đai.

2.1.2. Công tác đo đạc và quản lý hồ sơ địa chínhCông tác đo đạc Công tác đo đạc

Giai đoạn từ năm 1987 đến trước khi luật đất đai 1993, giai đoạn này đã khẳng định thêm một bước, hộ nông dân là một hộ kinh tế tự chủ, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Huyện đã thể hiện công tác quản lý đất đai trên cơ sở thực hiện theo chỉ thị 299.

Thời kỳ từ khi ban hành luật đất đai 1993 đến nay.

Sau khi luật đất đai được công bố về cơ bản thì người sử dụng đất đã được xác định quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng đất được luật xác định rõ ràng nhất là việc quy định 5 quyền đối với người sử dụng đất như: quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê. Mặt khác giai đoạn gần nay, hệ thống bản đồ chính quy và hồ sơ địa chính cũng đã được xây dựng trên phần lớn diện tích của huyện, tạo cơ sở quản lý, chỉnh lý về biến động đất đai.

- Hiện nay, công tác quản lý và đo đạc bản đồ trên địa bàn huyện đang từng bước hoàn thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bản đồ địa chính được cơ quan quản lý đất đai huyện quản lý theo hai loại bản đồ như: bản đồ địa chính giấy và bản đồ địa chính số nhằm để quản lý xác hơn từng thửa đất và cập nhật chỉnh lý biến động kịp thời và nhanh chống. Các tờ bản đồ địa chính số được tổng hợp như sau:

Quản lý hồ sơ địa chính

- Toàn huyện có 19 xã và một thị trấn với tổng sổ bộ địa chính là ? sổ bao gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ đăng ký biến động. Hệ thống sổ bộ luôn được cập nhật và chỉnh lý biến động hàng năm, có độ chính xác cao.

2.1.3. Tình hình thực hiện quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất

- Nhằm để thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chất lượng cao và bền vững, thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện Long Thành phát triển ổn định trong thờI gian tớI. Căn cứ theo quyết định số 2568/QĐ – UBND ngày 18/12/06 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2012, kế hoạch sử dụng đất năm 2008 – 2012 của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cho đến nay huyện đã từng bước thực hiện theo kế hoạch đã đề ra với mục tiêu phát triển kinh tế như sau:

- Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đưa ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế, tiếp tục đưa thế mạnh kinh tế công nghiệp đi vào chiều sâu, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa – xã hội. Giữ vững an ninh trật tự xã hội.

- Hình thành một huyện công nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng chất lượng, hiệu quả đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Công tác quy hoạch dựa trên quan điểm: + Khai thác triệt để qủy đất đai. + Hợp lý hóa việc chuyển mục đích.

+ Duy trì và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp. + Tiết kiệm, làm giàu đất.

+ Điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất.

- Thanh tra: Ủy ban nhân dân huyện giao cho thanh tra huyện kiểm tra và đề xuất hướng xử lý. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm khác nhau như tình trạng lấn chiếm trái phép, tự ý san lấp mặt bằng xây dựng trái phép, chuyển nhượng trái phép,… nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm là do quản lý của cán bộ còn thiếu chặc chẽ.

+Thời gian gần đây, ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo cơ quan thanh tra huyện tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên, đột xuất về việc sử dụng đất đai của người dân, ra quyết định phạt nặng đối với các hành vi lấn chiếm trái phép, chuyển nhượng sai quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các cán bộ quản lý lõng lẻo để tình trạng sai phạm tiếp tục xảy ra.

- Kiểm tra: Qua công tác kiểm tra, huyện đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quản lý sử dụng đất đai: cưỡng chế trả lại hiện trường, một số trường hợp phải trả lại hiện trạng ban đầu, buộc tháo dỡ, xử lý các hiện tượng san lấp…

+ Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật đất đai cho người sử dụng đất và cán bộ quản lý đất đai. Qua đó giảm thiểu số vụ tiêu cực xảy ra.

Nhìn chung công tác quản lý, sử dụng đất đaitrên địa bàn huyện ngày càng được tăng cường và có hiệu quả, từng bước đi vào nề nếp, số lượng vi phạm giảm rõ rệt.

2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2008

Trong tổng diện tích tự nhiên gần 54.000ha, đất đưa vào sử dụng là 53.798ha chiếm 99,63% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp là 41.424ha ( chiếm 76,71% diên tích tự nhiên ). Quỹ đất sử dụng vào nhóm phi nông nghiệp là 12.374ha ( chiếm 22,92% )

Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất Loại đất Diện tích năm 2007 (ha) Cơ cấu (%) Ước diện tích năm 2008 (ha) Cơ cấu (%) Tăng(+), giảm (-) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 54.000 100,00 54.000 100,00 -

I. Đất nông nghiệp 42.097 77,96 41.424 76,71 673

1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.070 90,43 37.514 90,56 556 a) Ðất trồng cây hàng năm 11.548 30,33 11.165 29,76 383 b). Ðất trồng cây lâu năm 26.522 69,67 26.349 70,24 173 2. Đất lâm nghiệp 3.372 8,01 3.308 7,99 64 a) Đất rừng sản xuất 2.493 73,93 2.435 73,61 57 b) Đất rừng phòng hộ 879 26,07 873 26,39 6 3. Đất nuôi trồng thủy sản 468 1,11 444 1,07 4 4. Đất nông nghiệp khác 187 0,45 158 0,38 29

II. Đất phi nông nghiệp 11.702 21,67 12.374 22,92 -673

1. Ðất ở 1.567 13,39 1.837 14,84 -270 2. Đất chuyên dùng 7.358 62,88 7.755 62,67 -398 a) Ðất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 47 0,64 47 0,61 - b) Đất quốc phòng, an ninh 1.626 22,10 1.626 20,97 -

c) Đất sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp 3.244 44,09 3.335 43,00 -91 d) Đất có mục đích công cộng 2.441 33,17 2.747 35,42 -306 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 234 2,00 233 1,88 1 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 131 1,12 137 1,11 -6 5. Đất sông suối và MNCD 2.413 20,62 2.413 19,50 -

III. Đất chưa sử dụng 202 0,37 202 0,37 -

(Nguồn :Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)

Qua biểu đồ cho thấy diện tích đất nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất chiếm 76,71%, tiếp đến là đất phi nông nghiệp (22,92%) và nhóm đất chưa sử dụng 0,37%. Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất của huyện trong thời gian qua đã phản ánh việc sử dụng đất trên địa bàn là hợp lý và đúng hướng. UBND huyện đã có những chủ trương để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng đất đai cũng như tình hình thực tế trên địa bàn huyện. Đất nông nghiệp đang có xu

huyện Long Thành đang trong giai đoạn phát triển khá mạnh về công nghiệp, dịch vụ thương mại và các công trình phúc lợi khác để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, tỉnh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên cần phải có những kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt phải hạn chế đến mức thấp nhất trong việc chuyển diện tích đất lúa sang sử dụng vào mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các số liệu trên cho thấy việc khai thác sử dụng đất của huyện khá triệt để, khả năng mở rộng và khai thác thêm đất chưa sử dụng là rất hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng đất trong thời gian tới phải hết sức tiết kiệm và sử dụng đất phải bền vững, mang lại hiệu quả cao.

2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Bảng 5 : Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Theo đối tượng sử dụng đất Đất khu dân cư

nông thôn Đất đô thị

Đất nông nghiệp 3.320,1362 612,5221

Đất phi nông nghiệp 2.203,6480 315,8429

Đất chưa sử dụng 11,5359 0.0000

Tổng 5.535,3201 928,3650

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)

Qua bảng trên cho thấy hiện trảng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất chủ yếu tập trung trong khu dân cư nông thôn với 5.535,3201ha, đất đô thị chiếm diện tích nhỏ 928,3650ha.

2.2.2. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng

- Trong tổng diện tích tự nhiên, các tổ chức kinh tế và nhà nước và UBND xã quản lý một diện tích khá lớn: Các tổ chức kinh tế nhà nước ( chủ yếu là các nông trường cao su) quản lý tới 15.102,23ha, chiếm 28,24% tổng diện tích tự nhiên.UBND xã quản lý 1.931,36ha,trong đó chủ yếu là các đất xây dựng cơ sở hạ tầng như đất trụ sở,giao thông,thủy lợi, đất di tích lịch sử, nghĩa trang nghĩa địa. Đất các đối tượng khác quản lý chù yếu là đất quốc phòng,an ninh.

- Đất do nước ngoài sử dụng và liên doanh với nước ngoài có tỷ trọng không lớn nhưng rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng: Đến năm 2007 đất do nước ngoài sử dụng và liên doanh với nước ngoài là 147,95ha chiếm 0.28% diện tích tự nhiên.

-Các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất ở chủ yếu do hộ gia đình,cá nhân quản lý.

2.2.3. Tình hình biến động đất đai

Bảng 6 : Tình hình biến động đất đai Huyện Long Thành

Loại đất Năm 2005 Năm 2008 So với năm 2005

Đất nông nghiệp 42.370 41.424 - 946

Đất phi nông nghiệp 11.410 12.374 + 964

Đất chưa sử dụng 220 202 - 18

Tổng 54.000 54.000 0

(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Long Thành)

Biến động đất đai trên địa bàn huyện Long Thành giai đoạn 2005-2008 là phù hợp với xu thế sử dụng đất tại địa phương, đồng thời phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của huyện. Trong đó:

Đất nông nghiệp giảm so với năm 2005, phần diện tích giảm là đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Diện tích giảm chủ yếu do chuyển sang đất chuyên dùng với mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Biến động đất nông nghiệp là phù hợp và có tính tích cực, góp phần vào việc sử dụng đất đai tại địa phương mang tính hiệu quả và triệt để.

Đất phi nông nghiệp tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng một cách phù hợp. Đất phi nông nghiệp tăng là một trong những yếu tố tích cực góp phần rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho nhân dân trong huyện, phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh.

Đất chưa sử dụng giảm nhiều, chủ yếu chuyển sang đất chuyên dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đây là yếu tố tích cực góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

2.3. Công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ qua các năm

2.3.1.1. Căn cứ pháp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý đất đai một cách hoàn thiện và có hiệu quả, cơ quan quản lý đất đai huyện Long Thành thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lý đất đai như: chỉ thị 10/1998/CT – TTg về đẩy mạnh để hoàn thành giao đất và cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp vì giai đoạn này người dân sử dụng đất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và thực hiện tiếp nghị định 17/1999/NĐ – CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển thừa kế quyền sử dụng đất và thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính ban hành quy định thủ tục cấp GCNQSDĐ. Sau khi nghị định 17 ra đời, quyền của người sử dụng đất được quy định rõ ràng, giá trị quyền sử dụng đất ngày càng gia tăng nên người sử dụng đất muốn thực hiện quyền lợi của mình thì cần phảI có GCNQSDĐ, trước nhu cầu của người dân, chính phủ ban hành một số văn bản nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận đất như chỉ thị 18/CP – TTg về một số biện pháp để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở đô thị và đất ở nông thôn, thông tư 1442/1999/TTLT – TCĐC – BTC của liên bộ tài chính và tổng cục địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐ theo chỉ thị 18/1999/CT – TTg hướng dẫn việc ghi nợ và những giải pháp khác để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận. Tiếp theo đó là thông tư 1990/TT – TCĐC về việc hướng dẫn đăng ký đất đai, lập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (Trang 25)