- Đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện trong Quý II/2016.
3.2. Kiến nghị với tổ chức và cá nhân để thực hiện đề án
Để thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu quả, xin kiến nghị:
- Với Trung ương:
+ Ninh Thuận là tỉnh còn nghèo, đời sống cán bộ, công chức đặc biệt gặp nhiều khó khăn và tỉnh trong những năm gần đây chịu tác động hạn hán nặng nhất cả nước, nên Chính phủ tiếp tục có hỗ trợ đặc biệt cho Ninh Thuận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Đề nghị Bộ Nội vụ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện hành chính tiếp tục giúp đỡ nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhất là các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng công chức cấp xã cho Ninh Thuận cũng như hỗ trợ đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có kinh nghiệm; đào tạo báo cáo viên cho tỉnh.
- Đối với địa phương:
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ xây dựng phần mềm quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh nói chung và phần mềm quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nói riêng để nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm công sức trong qúa trình tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiên cứu chính sách hỗ trợ công chức cấp xã về mọi mặt trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đối với công chức là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đặc biệt.
+ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động trong xây dựng kế hoach đào tạo, bồi dưỡng công chức thuộc diện mình quản lý trong từng năm, cả giai đoạn để bảo đảm công chức đi học tập nhưng không ảnh hưởng đến công việc.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, các cấp, các ngành của Tỉnh, Huyện cần phải có các giải pháp tích cực, cụ thể, cương quyết hơn để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Cần đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp đào tạo, thay thế nhằm luân chuyển đội ngũ cán bộ công chức trong diện qui hoạch dự nguồn bảo đảm đủ công chức đạt tiêu chuẩn qui định để tăng cường cho cơ sở.