0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Vai trò của các nguồn thông tin

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KIẾN THỨC VỀ NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HƯNG THUỶ - HUYỆN LỆ THUỶ - TỈNH QUẢNG BÌNH PPTX (Trang 32 -34 )

Qua sự nhìn nhận của người dân và chính quyền địa phương mỗi nguồn

thông tin có đóng góp những vai trò khác nhau đối với sản xuất nông nghiệp

của người dân (Thang biểu 1). Có những nguồn thông tin người dân thường

xuyên được tiếp cận, đó là những thông tin thường ngày từ những người bà con anh em, hàng xóm láng giềng. Người dân được tiếp nhận thông tin thường xuyên từ những nguồn thông tin này nhưng việc áp dụng những thông tin đó vào sản xuất của họ là rất ít vì họ cho rằngđây là những nguồn thông tin không đáng tin cậy, tính xác thực của các thông tin không cao. Đối với

những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài người

dân có sẳn các phương tiệnđể tiếp nhận thông tin nên việc tiếp nhận thông tin từ nguồn này cũng thường xuyên. Mặc dù có nguồn gốc rõ ràng nhưng các thông tin từ nguồn này thường mang tính bao quát, đại trà nên ít phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và gia đình người dân vì vậy, việc áp dụng

chúng vào sản xuất của họ cũng còn hạn chế. Các thông tin từ trưởng thôn, cán bộ xã mặc dù không được tiếp cận thường xuyên nhưng nó lại mang lại

Thang biểu 1: Thứ tự ưu tiên vai trò của các nguồn thông tin theo các tiêu chí khác nhau (mức độưu tiên giảm dần từ trên xuống).

Từ thang biểu trên ta nhận thấy những nguồn thông tin mà người dân dễ

tiếp cận nhất là những nguồn thông tin có mặt thường xuyên tại địa phương, những nguồn thông tin gần gủi với người dân (Nguồn thông tin từ người thân, bạn bè hàng xóm; từ những người thu gom; từ trưởng thôn) hoặc là những

nguồn thông tin mà người dân cá sẳn các phương tiện để tiếp nhận (tivi, đài).

Đối với các nguồn thông tin không có sẳnở địa phương, hoặc những thông tin có sẳn ở địa phương nhưng khi tiếp cận phải trả tiền thì người dân khó có khả

Trưởng thôn Phương tiện thông

tin đại chúng Từ các công ty Cán bộ xã Nông dân khác CBOs Từ KHUYếN NÔNG huyện Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn Những thương lái,

người thu gom

Cửa hàng vật tư nông nghiệp

Theo tiêu chí dễ tiếp cận Theo tiêu chí hiệu quả

Trưởng thôn Cán bộ xã Từ KHUYếN NÔNG huyện Thú y tư nhân Từ các công ty Thú y tư nhân

Phương tiện thông tin đại chúng Cửa hàng vật tư

nông nghiệp

CBOs Từ các tổ chức đoàn thể trong thôn

Những thương lái, người thu gom Nông dân khác

Nguồn: Phỏng vấn hộ, phỏng vấn cán bộ và thảo luận nhóm năm 2009

năng tiếp cận. Những nguồn thông tin mang lại hiệu quả cho sản xuất của

người dân thường là những thông tin có nguồn gốc rõ ràng, có độ chính xác cao và là những thông tin phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn củađịa phương.

Đồng thời qua thang biểu ta cũng nhận thấy đối với các tiêu chí khác nhau thì vị trí ưu tiên của các nguồn thông tin có sự thay đổi. Có những thông tin là dễ dàng tiếp cận nhưng đó là những thông tin không hiệu quả do nó không mang lại thay đổi gì cho người dân. Đó thường là những nguồn thông tin chung chung đại trà, không phù hợp với nhu cầu, điều kiện củađịa phương và gia đình người dân (Thường là các thông tin từ các phương tiện thông tin

đại chúng như tivi, đài) hoặc là những thông tin có nguồn gốc không rõ ràng nên không đáng tin cậy như các thông tin từ hàng xóm bạn bè, thông tin từ

các thương lái .... Đối với những nguồn thông tin này mặc dù được tiếp cận

thường xuyên nhưng người dân phải có sự sàng lọc, xem xét kỹ càng trước

khi đưa ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất. Ngược lại, có những nguồn thông tin mặc dù không được tiếp cận

thường xuyên, việc tiếp cận không hề dễ dàng nhưng lại là những nguồn

thông tin mang lại hiệu quả cao cho sản xuất của người dân. Do đây là những

nguồn thông tin có độ chính xác cao, là những thông tin thiết thực cần thiết và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, là những nguồn thông tin

đáp ứng được sự mong đợi của đại đa số người dân. Khi được tiếp cận với

những nguồn thông tin này thì người dân có cảm giác yên tâm và có được sự

tin cậy cần thiết.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KIẾN THỨC VỀ NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HƯNG THUỶ - HUYỆN LỆ THUỶ - TỈNH QUẢNG BÌNH PPTX (Trang 32 -34 )

×