Phần 3: Đặc trưng của bốn đô thị trực thuộc trung ương
3.2.1. Đặc trưng về quy mô, trình độ phát triển
Định nghĩa về đô thị đã được đề cập trong Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Theo đó, đô thị được định nghĩa: “là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”2.Các đô thị trực thuộc trung ương có những vai trò và đặc thù rất rõ ràng. Các số liệu thống kê đã cho thấy, các thành phố, đô thị trực thuộc trung ương là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học, công nghệ của một vùng, miền, của cả nước, thậm chí của khu vực và quốc tế, là động lực cho sự phát triển đối với vùng, miền. Các đô thị lớn trực thuộc trung ương trong những năm qua phát triển nhanh không chỉ về dân cư, quy mô dân số mà còn tăng mạnh các chỉ số về kinh tế.
Hiện nay TP. HCM, đứng đầu các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương về quy mô dân số và quy mô GDP, kế đến là TP. Hà Nội, rồi đến Cần Thơ và Đà Nẵng (bảng 3.4 - 3.5).
Bảng 3.4. Tỷ trọng dân số của bốn đô thị so với cả nước (triệu người)
Bốn đô thị lớn 2005 2008 2009 2010 2011
Hồ Chí Minh 7,64 8,22 8,37 8,51 8,42
Hà Nội 7,18 7,46 7,53 7,61 7,72
Cần Thơ 1,40 1,39 1,38 1,38 1,38
Đà Nẵng 0,98 1,02 1,04 1,07 1,08
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ NGTK Việt Nam và bốn đô thị năm 2011