Hình thức mô phỏng âm thanh, nhịp điệu độc đáo

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ những người bạn nhỏ của phạm hổ (Trang 38 - 43)

NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

3.4Hình thức mô phỏng âm thanh, nhịp điệu độc đáo

Nhạc điệu trong sáng tác thơ ca là nhịp điệu tâm hồn ngân nga. Đối với trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên nhạc điệu thơ giúp các em đến với văn học gần gũi và dễ đi vào tình cảm.

Phạm Hổ đặc biệt chú ý và quan tâm tới nhịp điệu, âm thanh trong thơ viết cho thiếu nhi.

Ông tâm sự : “Viết cho các bé, theo tôi cần chú ý đến nhạc điệu, nhiều khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu”.

Nhạc điệu của thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ, với vần và nhịp. Phạm Hổ thường sử dụng thể thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ. Những thể thơ được kế thừa từ đồng dao, từ những câu nói vần vè. Những thể thơ, như thế tạo nên tiết tấu ngắn gọn, dễ thuộc. Tiết tấu nhịp thơ giúp ông miêu tả thế giới xung quanh.

Trước hết là bài Củ cà rốt. Bài thơ này được ngắt nhịp 2/2. Đọc bài thơ lên, ta có cảm giác như một cậu bé đang nhảy chân sáo nhịp nhàng, đều đặn, vui vẻ, nhí nhảnh tràn đầy sức sống và sinh động hiện ra:

“Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên Thật đẹp Tên em Cà rốt Củ đỏ 38

Lá xanh”

Bài Bắp cải xanh, tác giả sử dụng thể thơ ba chữ. Câu thơ kết cấu móc xích, tiếp nối nhau khiến ta liên tưởng tới nhịp điệu của bài hát chơi chuyền, đánh chắt và tiếng các que chắt kêu lên canh cách, vui tai. Hơn nữa, những từ lặp lại, móc nối từ cuối câu trên vắt xuống đầu dòng dưới tạo nên sự liên tục, giống như sự sắp xếp vòng tròn xin xít nhau của những hàng lá bắp cải vây quanh. Riêng hai câu kết của bài lại tách ra khỏi trật tự kết cấu bên trên khiến cho cái búp non ở giữa nằm lọt thỏm bé bỏng:

“Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa”

Cùng với Bắp cải xanh thì Xe chữa cháy lại được nhà thơ Phạm Hổ gieo vần độc đáo cho các bạn đọc thấy được hình ảnh một chiếc xe chữa cháy khẩn trương, xông xáo làm nhiệm vụ như thế nào. Câu thơ cuối có hình thức ngắt nhịp ở giữa dòng – nhịp 2/2. Cái nhịp gãy đôi đột ngột này đi cùng ba dấu chấm lửng (...). Và một dấu chấm cảm thán (!) "Có ngay...!Có ngay...!" diễn tả mức độ khẩn trương, giục giã của công việc. Tác giả đã mô tả âm thanh tiếng còi xe chữa cháy thật tài tình. Ông đã mô phỏng nhạc điệu “Tí te…tí te” thành “Có ngay!…Có ngay!...”. Bằng cách đó chiếc xe chữa cháy đến với trẻ thơ không chỉ là màu sắc, hình dáng mà cả âm thanh, tốc độ "siêu tốc " của nó nữa :

“Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy

Có ngay…! Có ngay…!”

Tiết tấu nhịp điệu chính là âm nhạc trong thơ phạm Hổ. Ông đã biết cách đi sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thông qua cách ngắt câu, ngắt chữ

linh hoạt mà không gõ thẳng vào tư duy và lý trí. Nhịp thơ cuối bài Ngỗng và

Vịt thay đổi bất ngờ từ câu thơ liền hơi bốn chữ sang nhịp 2/1/1. Nhà thơ đã

"bắt chước" tiếng kêu “Quạc! quạc!” sang "Học! Học!"của loài vịt rất tài tình ở cuối bài thơ. Đó là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của Vịt tới người bạn lười nhác :

“Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học!”

Ngoài cách bắt chước âm thanh theo tiếng ồn phát ra của thực tế khách quan, Phạm Hổ còn có những bài thơ sử dụng các từ tượng thanh để mô phỏng âm thanh trong thực tế của loài vật. Ở bài thơ Kêu, sự tài tình nằm trong sự giản dị, sự miêu tả chân thật về tiếng kêu của bốn loài vật để tạo nên tiết tấu lạ của dòng thơ: 1/1/1/2. Ba nhịp đầu mô phỏng âm thanh phát ra từ các con vật. Nhịp thơ cuối diễn tả sắc thái của tiếng kêu đó. Mỗi con vật một vẻ: Chó thì hỏi, Lợn thì đòi, Mèo thì trách, Dê thì cười! Bài thơ mộc mạc mà đem lại cảm giác thật thú vị.

“ Gâu! Gâu! Gâu!Chó hỏi Ịt! Ịt! Ịt! Lợn đòi

Meo! Meo! Meo! Mèo trách Be! Be! Be! Dê cười"

Tiểu kết chương 3

Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh của Phạm Hổ luôn độc đáo và vui tươi.

Thơ ông là món quà đẹp ban tặng các bạn nhỏ, luôn mang lại cho các em điều mới lạ của thế giới xung quanh. Cái đẹp trong thơ ông luôn mang lại cho các em giá trị thẩm mỹ, góp phần nâng đỡ và làm đẹp tâm hồn các em. Thiên nhiên trong thơ ông cũng nhiều màu sắc, giao hòa giữa các em với đất trời. Bằng chính cái đẹp của thiên nhiên Phạm Hổ dạy cho các em biết yêu thương cái đẹp. Tình cảm trìu mến đã đem đến một thế giới bạn bè cho con trẻ thêm thân thiện với môi trường xung quanh.

Bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh, Phạm Hổ đã diễn tả được tình cảm, cảm xúc của mình trước thiên nhiên với ánh mắt và cái nhìn trẻ thơ. Tác giả biết cách biến những thứ tưởng như quá quen thuộc

và dễ lãng quên thành những con người có tâm hồn, thành những người đáng quý, đáng yêu trong thế giới trẻ thơ.

Có thể nói, cách tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật bằng lối kết cấu hỏi đáp là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của thơ Phạm Hổ viết cho các em. Với thủ pháp nghệ thuật này, Phạm Hổ đã tái hiện một thế giới trẻ thơ đầy tưởng tượng, nhầm lẫn, thắc mắc. Cũng bằng cách đó, Phạm Hổ giúp các em khám phá được nhiều điều kỳ diệu, nhiều điều vừa thật vừa lạ vô cùng về thế giới xung quanh. Qua đó, Phạm Hổ mang đến cho các em bài học về thế giới tự nhiên, môi trường xung quanh, lòng nhân ái, tình thương yêu giữa con người với cây cối và loài vật.

KẾT LUẬN

1. Với 60 năm làm thơ, Phạm Hổ để lại sự ngiệp văn chương đặc sắc cho thiếu nhi. Sáng tác của ông góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nền văn học dành cho trẻ em nước nhà. Viết bằng cả tâm hồn, tình yêu thương, chính điều này khiến Phạm Hổ được trẻ thơ yêu mến. Một yếu tố làm sức hấp dẫn của thơ Phạm Hổ là sự giản dị , trong sáng ngôn từ, giàu giá trị nhân văn, tràn đầy tình cảm yêu thương con người và thiên nhiên, tạo vật. Thơ ca Phạm Hổ nói giùm trẻ thơ những ước mơ giản dị, những biểu hiện đời sống tâm lý thường nhật. Những bài thơ của ông còn ngân mãi theo thời gian và là niềm yêu thích của trẻ thơ, chừng nào thơ ca còn phát triển tích cực đối với sự nhận thức và tư duy của các em qua từng thế hệ Việt Nam.

2. Những người bạn nhỏ là những bài ca về tình bạn đẹp trong thế giới hoa lá, cỏ cây và những con vật đáng yêu. Ở đó chúng chơi đùa, chúng yêu thương, quan tâm, chia sẻ, hy sinh... Thơ Phạm Hổ viết về những tình cảm giản dị mà không kém sâu sắc tinh tế. Qua thế giới loài vật và cỏ cây, hoa lá, nhà thơ đã đem đến cho con trẻ những hiểu biết về môi trường xung quanh. Các em thêm yêu và thân thiện với thiên nhiên, có ý thức, có tình cảm với nơi mình sinh sống.

3. Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ được thể hiện thành công bởi những hình thức diễn đạt linh hoạt đặc sắc. Đó là những thể thơ đa dạng với câu chữ khác nhau. Kế thừa đồng dao, Phạm Hổ đem lại cho thơ ông sự sáng tạo riêng bởi những khách thể thẩm mĩ độc đáo mà gần gũi với con trẻ. Với những biện pháp tu từ quen thuộc như nhân hóa, so sánh, dạng thức hỏi và đáp, tác giả đã đem đến cho độc giả nhỏ tuổi những bài thơ đẹp. Ở đó có sắc màu, có hình ảnh, co âm thanh nhạc điệu, có đời sống sinh động của con người giao hòa với thiên nhiên, tạo vật.

Thơ ca của Phạm Hổ làm giàu đời sống trẻ thơ bởi những tình cảm trong sáng, hồn hậu. Văn chương giúp trẻ trưởng thành trong nhận thức, trau dồi vốn ngôn ngữ giao tiếp và dạy các em biết yêu thương trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ những người bạn nhỏ của phạm hổ (Trang 38 - 43)