Biện pháp nhân hóa

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ những người bạn nhỏ của phạm hổ (Trang 28 - 35)

NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

3.2.1.Biện pháp nhân hóa

Nhân hóa sẽ giúp cho thế giới không phải là con người được "gán" cho những đặc điểm giống con người

Phạm Hổ là nhà thơ yêu thương tạo vật, yêu thiên nhiên, yêu hoa lá cỏ cây, càng yêu thương con người. Thơ của ông rộn ràng sắc màu tình bạn.

Những gười bạn nhỏ, Những người bạn im lặng, Bạn trong vườn... đâu đâu

cũng có bầu bạn vây quanh ấm áp và trìu mến.

Nghệ thuật nhân hóa trong thơ Phạm Hổ đã khiến cả thế giới này sống động. Nghệ thuật nhân hóa đã in đậm ngay trong tư duy nghệ thuật thơ ca của ông. Nó in đậm cả trong cách diễn đạt tên cho các tập thơ, các tập thơ viết cho thiếu nhi : Những người bạn nhỏ, Những người bạn im lặng, Bạn trong vườn,

Những người bạn ồn ào, Chú bò tìm bạn...Từ trong tâm hồn giàu xúc cảm,

nhạy cảm của nhà thơ luôn luôn hiện hữu một thế giới tình cảm dạt dào sâu sắc.

28

Stt Tên bài thơ Nhân hóa So sánh

1 Bắp cải xanh + 2 Củ cà rốt + 3 Hoa và Bướm + + 4 Tre + 5 Rong và Cá + + 6 Sáo ăn na 7 Lúa và Gió + 8 Đất và Hoa + 9 Bướm em hỏi chị + + 10 Ngủ rồi + 11 Chơi ú tìm + 12 Bê hỏi mẹ + 13 Thỏ dùng máy nói + 14 Gấu đen + 15 Kêu + 16 Xe chữa cháy + +

17 Thỏ được quay phim +

18 Ngỗng và Vịt +

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, Phạm Hổ đã biến thiên nhiên, loài vật thành những con người, những người bạn xinh xắn có tâm tư, tình cảm và đời sống riêng khi bước vào trang thơ của mình. Những sự vật, đồ vật vô tri, vô giác quanh các em cũng trở thành hình ảnh một “con người” thân quen, gần gũi, năng nổ, ngộ nghĩnh... có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các em nhỏ. Trước hết, biện pháp nhân hóa khiến thế giới loài vật có đời sống tình cảm như con người. Loài vật cũng biết buồn, vui, khóc, cười như chúng ta vậy.

Cũng vì thế, thơ thiếu nhi của Phạm Hổ hiện hữu chủ đề tình bạn thật sâu sắc (như phần 2.1 của khóa luận đã trình bày). Đó là tình bạn giữa các loài vật với nhau: Ngỗng và Vịt (Ngỗng và Vịt), Thỏ và Mèo (Thỏ dùng máy nói),

Chó và Mèo (Chơi ú tim), Hoa và Bướm (Hoa và Bướm)...

Những con vật hay cỏ cây, hoa lá trong thơ Phạm Hổ có đời sống giống như con người. Chúng biết vui chơi, đùa nghịch, biết quan tâm, hỏi han lẫn nhau, biết múa hát... Có một đời sống rất phong phú đang diễn ra trong thế giới loài vật.

Để nhân hóa loài vật Phạm Hổ "gán" cho chúng các đại từ nhân xưng giống như con người: chị, em, tớ, cậu, cô, mẹ, con... Cách xưng hô như thế khiến thế giới loài vật trở nên gắn bó, gần gũi, thân thương trong các mối quan hệ giống như con người trong gia đình, trong tình bạn, ngoài xã hội. Câu chuyện của hai chị em nhà (Bướm Bướm em hỏi chị) trong khu vườn được Phạm Hổ viết hết sức cảm động. Nhờ nghệ thuật nhân hóa nên bông hồng cũng biết khóc, biến những con bướm thành những con người biết yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ với những người bạn xung quanh và gần gũi với mình:

“- Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc? - Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gửi xuống Tặng cô hoa hồng"

Chiếc xe chữa cháy dưới ngòi bút sinh động của nhà thơ Phạm Hổ giống như một chiến sĩ dũng mãnh xông pha nơi nguy hiểm:

“ Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy Có ngay! Có ngay!”

( Xe chữa cháy)

Đây là cách mà Phạm Hổ dạy cho các em nhỏ cái tác phong hang hái, hoạt bát (giống như các anh trong đội chữa cháy luôn với tác phong sẵn sàng) . Phong thái này thật tốt cho các em khi còn thơ ấu.

Bằng những câu thơ mộc mạc và nghệ thuật nhân hóa mà Phạm Hổ khắc họa tính cách hy sinh của cây tre (Tre). Cây tre lúc nào cũng vì người khác. Nó dùng bóng của mình để che chở cho muôn loài. Chiếc bóng đó cũng biết vui đùa. Khi tre mệt, bóng cũng biết nằm ngủ ngoan. Cái bất ngờ mà đem lại cho hình tượng cây tre và bóng của nó ẩn chứa hàm ý, sâu xa về một cách sống đẹp :

“ Tre cho bóng giỡn Trên lưng bò vàng

Bây giờ tre mệt

Bóng nằm ngủ ngoan''

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, Phạm Hổ miêu tả những củ cà rốt giống như những cậu bé xếp thành hàng, thành lối đứng cạnh nhau. Chúng sống động bởi sắc màu và hình dáng. Chúng cũng có cách tự giới thiệu độc đáo về mình đầy tự hào và kiêu hãnh. Chúng cũng biết "đội đất", cũng biết "nhảy lên" khỏi mặt đất để khoe với đời những sắc màu đặc trưng của mình. Hãy cùng nhà thơ "duyệt" đội hình, đội ngũ cho những chú cà rốt đáng yêu:

"Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội 30

Ngập đầu Nhảy lên Đẹp thật Tên em Cà rốt Củ đỏ Lá xanh”. ( Củ cà rốt)

Cây bắp cải cũng được Phạm Hổ đưa vào thơ một cách gần gũi. Búp cải non được nhân hóa giống một em bé được nằm ở giữa, được bao bọc trong sự yêu thương, nâng niu của các anh chị ở bên ngoài:

“ Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ở giữa” ( Bắp cải xanh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẹ con nhà Gà trong Ngủ rồi chuyện trò với nhau thân thương làm sao: Mẹ hỏi con trả lời. Cái kiểu "nhao nhao" kia của lũ gà con thật hiếu động, ngây thơ và láu lỉnh. Mẹ con nhà gà vui vẻ giống y như người mẹ và các em bé vậy!:

“ Gà mẹ hỏi gà con - Đã ngủ chưa đấy hả Cả đàn gà nhao nhao: - Ngủ cả rồi đấy ạ!”

Còn rất nhiều người bạn nhỏ vui tính, ngây thơ, hiếu động mà Phạm Hổ muốn giới thiệu cho các em. Những người bạn đó chính là các con vật bé nhỏ yêu thích, được nhà thơ gọi tên thân mật như một con người, gắn cho chúng những tính cách, suy nghĩ, hoạt động của con người. Đó các chú Ngỗng, chú Vịt, chú Chó, chú Mèo, chú Thỏ....

Ngỗng Ngỗng và Vịt lười học nhưng lại hay khoe khoang. Vịt ta biết vậy bèn thử tài bạn. Vịt đưa sách cho Ngỗng, Ngỗng lại đọc ngược. Thế là cái dốt bị lộ ra! Sự lười nhác của Ngỗng và sự đáo để của Vịt khiến chúng giống các học trò nhỏ hiểu rõ tâm tính của nhau. Câu chuyện học bài của Ngỗng và

Vịt đã diễn tả các hành động, các tình huống như con người vậy: khoe khoang, gian dối, lầm tưởng, giả vờ, phì cười, khuyên giải:

“Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi

Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả đọc nhẩm Làm Vịt phì cười Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học!"

Hai loài vật Chó và Mèo mà các bạn nhỏ đều yêu thích được thể hiện qua bài thơ: Chơi ú tim. Trò chơi dân gian xưa nay khiến con trẻ sống trong một thế giới riêng. Ở đó chúng được thỏa thích vui đùa, được tự do chạy nhảy. Trò chơi tập hợp con trẻ lại như tiếng chim gọi bầy cho con trẻ gần bên nhau. Bởi thế, chúng phải rủ rê nhau, phải qui ước trò chơi, phải ganh đua thua, được. Nắm bắt được những tâm lý, những kiểu cách chơi đó của con trẻ, Phạm Hổ đưa cuộc chơi tới cho các con vật. Đó là cuộc chơi trốn tìm của Mèo và Chó. Chúng cũng giống như hai đứa trẻ ''rủ nhau chơi '', rồi cắt phiên nhau đi trốn, đi tìm; rồi kẻ tìm ra, người thua cuộc:

“ Rủ nhau chơi ú tim Giờ đến phiên chó trốn Mèo đảo mắt tìm quanh Chó nấp đâu giỏi gớm! Bỗng kìa chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi Rón rén mèo đến nơi Òa! Chộp ngay lưng bạn Chó vẫn thú vị lắm Cứ nhe răng ra cười

Không! Mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi”.

(Chơi ú tim)

Bằng cái nhìn trìu mến đối với trẻ thơ và nghệ thuật sử dụng nhân hóa độc đáo, nhà thơ Phạm Hổ đã đưa đến cho các em những người bạn vô cùng

thân thương và gần gũi. Nhân hóa làm cho thế giới bạn bè của trẻ thơ thêm đông vui rộn rã, cuộc sống thêm ấm áp. Có lẽ vì thế, tất cả những đồ vật im lặng hay những loài vật sống động đều được Phạm Hổ "phù phép'' trở thành thế giới của bạn bè.

3.2.2. So sánh

So sánh còn gọi là "tỉ dụ"

Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia. [3;tr237]

Song song với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong tập thơ

Những người bạn nhỏ, Phạm Hổ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh tạo nên

các tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên phong phú và đậm nét hơn.

Trước hết phải nói tới Rong và Cá. Ở đây, bạn nhỏ được xem một màn vũ kịch với những màu sắc và động tác nhịp nhàng, uyển chuyển điệu đà của hai nhân vật rất đặc biệt.

Thân rong xanh mềm mại, đuôi cá đỏ cũng thướt tha. Chúng bỗng xuất hiện khi màn sân khấu kéo lên. Cái đẹp mềm mại, óng ả của cô Rong được so sánh, được ví von cụ thể như "tơ nhuộm":

“Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn Một đàn cá nhỏ

Đuôi xanh, đuôi hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công”.

Đó là vẻ đẹp của màu sắc non xanh, trong mát và dáng hình mềm mại thả trôi theo dòng nước. Còn những chú cá nhỏ với cái đuôi màu sắc sặc sỡ: "đuôi xanh, đuôi hồng". Không sử dụng từ so sánh nhưng cách so sánh chìm

này gợi cho người đọc thấy được cả màu sắc và đường nét uốn lượn của chúng. Chính tình yêu và sự nhạy cảm trước thiên nhiên đã giúp Phạm Hổ vẽ lên bức họa xinh đẹp trong thơ cho các em.

Trước sự phong phú của thiên nhiên, con người chúng ta dù giàu tưởng tượng đến mấy cũng đều phải lạ lùng, kinh ngạc. Nhất là các em nhỏ vừa mới bắt đầu quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá thì lại càng thấy bỡ ngỡ và thú vị hơn. Sự nhầm lẫn giữa giọt sương và giọt nước mắt của hoa hồng có thể xảy ra lắm chứ:

“- Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc? Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gửi xuống Tặng cô hoa hồng".

(Bướm em hỏi chị)

Phạm Hổ có cách lý giải sự nhầm lẫn và thắc mắc ấy một cách độc đáo nhờ biện pháp tu từ so sánh. Mặc dù ẩn đi từ so sánh "như", nhưng đối tượng so sánh vẫn lộ rõ ra. Những hạt sương long lanh đậu trên bông hồng buổi sớm mai là hình ảnh đẹp ta thường thấy. Nhà thơ ví như những hạt ngọc là cách so sánh trực quan. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tinh khiết của chúng vào mỗi sáng mai .

Nhà thơ phát hiện những nét giống nhau, chính xác và bất ngờ khi so sánh "bướm bay" với làn gió nhẹ thổi. Cách so sánh ấy giúp bạn đọc hình dung được chuyển động nhẹ nhàng của những cánh bướm đang dạo chơi bên khóm hoa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Hoa ngẩng cao đầu Suốt ngày không mỏi Bướm bay! Bướm bay! Như nhờ gió thổi”

(Hoa và bướm)

Với xe chữa cháy thì ta lại thấy được nhịp sống khẩn trương và gấp gáp:

“ Mình đỏ như lửa 34

Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy

Có ngay…! Có ngay…!"

(Xe chữa cháy)

Màu đỏ của thân xe được ví như màu lửa, đó là màu đỏ rực nóng bỏng đặc trưng cho công việc, cũng là màu của sự nhiệt tình. Chiếc xe to lớn ấy tưởng chừng như rất nặng nề với cái bụng đầy nước nhưng khi có nhiệm vụ thì thật nhanh nhẹn. Điều đó được diễn tả qua hình ảnh so sánh “chạy như bay”. Bốn dòng thơ có tới hai lần sử dụng biện pháp so sánh, Phạm Hổ giới thiệu cho các em một chiếc xe chữa cháy đầy đủ cả về hình dáng, màu sắc và tác phong làm việc.

Một phần của tài liệu Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ những người bạn nhỏ của phạm hổ (Trang 28 - 35)