NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
3.3 Hình thức hỏi đáp.
Hình thức hỏi - đáp vốn là dạng thức biểu hiện khá quen thuộc trong ca dao, dân ca. Trong cuộc sống hàng ngày, con người cũng giao tiếp, trò chuyện, đối thoại với nhau. Đối với trẻ thơ, thế giới này cũng chứa đựng nhiều bí ẩn mà chúng chưa nhận thức được. Ham hiểu biết, tò mò, con trẻ thường đặt ra những câu hỏi cho người lớn trước những điều chúng muốn biết. Hay hỏi là một nét tính cách đặc trưng, hệ quả tất yếu của nhu cầu ham hiểu biết của trẻ em. Với người lớn trong trách nhiệm của mình vốn phải luôn giúp đỡ, giải quyết những thắc mắc của chúng. Trả lời cho trẻ là cả một nghệ thuật giao tiếp mà không phải ai, lúc nào cũng làm được.
Dạng thức hỏi - đáp được Phạm Hổ sử dụng linh hoạt dành cho các đối tượng khác nhau. Có khi là giữa con người và con người; có khi là giữa loài vật với nhau; có khi lại là giữa các loài cây, cỏ hoa lá với nhau. Ví như con trẻ hỏi mẹ về màu hoa trong Hoa và Đất; cua con hỏi mẹ trong Lúa và Gió... Song dù sử dụng cho đối tượng nào đi chăng nữa thì nhà thơ cũng đều hướng về những vấn đề mà trẻ em cần quan tâm đến, phù hợp với các em.
Bằng dạng thức hỏi - đáp, Phạm Hổ đã khơi gợi sức tưởng tượng, tư duy và nhận thức của trẻ thơ về thế giới xung quanh. Qua đó, thiên nhiên và cuộc sống hòa quyện với nhau. Thế giới ấy bỗng trở nên sinh động.
Cách hỏi – đáp trong thơ Phạm Hổ còn giúp diễn tả những ''tính cách'' đa dạng của các nhân vật. Ngoài ra bộc lộ sự ngây thơ, ngộ nghĩnh, trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Điển hình như là trong Ngủ rồi, Thỏ dùng máy
nói... Bằng cách diễn tả những quy luật logic rất riêng của sự nhận thức và suy nghĩ chỉ có ở con trẻ, Phạm Hổ đã tái hiện những thắc mắc, đầy sự nhầm lẫn, nhưng lại vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Đọc bài thơ Thỏ dùng máy nói ai cũng phải bật cười trước sự đa nghi của chú thỏ. Thỏ dùng điện thoại nhưng lại đòi phải thấy người ở đầu dây bên kia thì mới tin đó là bạn của mình. Lời " độc thoại " của Thỏ thể hiện tính đa nghi của nó:
“Thỏ đây! Ai nói đấy? Mèo à! Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?”
Đoạn hỏi - đáp giữa gà mẹ và đàn gà con trong bài Ngủ rồi thể hiện rõ sự hồn nhiên, ngây thơ mà láu lỉnh của con trẻ. Cái nét đáng yêu ngồ ngộ của đàn gà con rất giống các em nhỏ:
“- Gà mẹ hỏi gà con: Đã ngủ chưa đấy hả? Cả đàn gà nhao nhao - Ngủ cả rồi đấy ạ!.”
Đàn gà con muốn thể hiện mình là những đứa con ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ nhưng không biết rằng mình đang nói dối: đã ngủ rồi còn " nhao nhao" làm sao được nữa!
Hình thức hỏi – đáp giúp cho những tri thức về các hiện tượng xung quanh được sáng rõ. Tuổi thơ bắt đầu bỡ ngỡ với sự mới lạ. Mọi vật xung quanh đều trở nên bí ẩn, chúng tò mò, muốn hiểu biết. Sáng thức dậy, nhìn cánh hoa hồng trước cửa đọng giọt sương cũng là một điều tò mò, thích thú lạ lẫm. Phạm Hổ diễn tả cái thắc mắc rất đáng yêu ấy bằng câu hỏi:
“- Chị ơi, vì sao 36
Hoa hồng lại khóc? Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc"
(Bướm em hỏi chị)
Nhìn thấy cây lúa rì rào bỗng im lặng, cua con hỏi mẹ: “ Dưới ánh trăng đêm
Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im?”
(Lúa và Gió)
Trẻ thơ nhìn mọi vật xung quanh mình thật ngộ nghĩnh và hồn nhiên nhưng lại vô cùng đáng yêu. Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên các em hay hỏi. Khi các em hỏi rồi thì thích người khác trả lời. Nhà thơ hiểu rõ tâm lý đó và trả lời cho các em theo cách riêng của mình vô cùng lý thú nhưng hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ. Bướm chị đã giải thích nghĩa cho bướm em về các giọt nước mắt kia đọng trên bông hồng:
“- Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đem gửi xuống Tặng cô hoa hồng”
Còn cua mẹ giải thích mối quan hệ giữa gió và lúa hát cho cua con nghe cũng thật giản dị:
“Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát”
Câu hỏi của Bướm em và Cua con là những câu hỏi thường thấy ở các cô bé, cậu bé giàu tình yêu thương, quan tâm tới người khác. Qua lời giải đáp của bướm chị và của mẹ, Phạm Hổ đã giúp các em cảm nhận được tình cảm bạn bè gắn bó thắm thiết và sự quan tâm lẫn nhau giữa “sao đêm” và “hoa hồng” giữa “chú gió” và “cô lúa”.
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Hổ sáng tác thơ dựa trên các tình huống đối thoại, ở hình thức đối thoại nào, tác giả cũng mang đến cho trẻ hiểu biết thêm, giáo dục tình cảm cho trẻ hết sức tinh tế. Một câu hỏi tưởng chừng rất khó giải thích nhưng lại được Phạm hổ đưa ra câu trả lời độc đáo:
“Đào đỏ, mai vàng Bìm xanh, cúc tím
Mẹ ơi! Ai nhuộm Đủ các màu hoa? - Đem hết sức mình Nhuộm các loài hoa Ấy là bác Đất
Lặng im, thật thà” (Đất và hoa)