Nhật Bản trở thành đồng minh của các đế quốc

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 103 - 105)

Chương 3: CHÍNH SÁCH Đối NGOẠI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN (1886 1912)

3.3.1. Nhật Bản trở thành đồng minh của các đế quốc

Thắng lợi trong chiến tranh Nhật Bản - Nga đã đưa Nhật Bản lên địa vị đế quốc ngang hàng với các cường quốc Âu Mỹ.

Ngày 12 tháng 08 năm 1905, Nhật Bản - Anh ký hiệp ước phân chia ảnh hưởng ở châu Á. Hai bên cam kết tôn trọng những quyền lợi của nhau ở khu vực Đông Bắc Á và Ấn Độ, sẽ cùng nhau tiến hành chiến tranh chống lại nước thứ ba nếu một trong hai nước bị tấn công [6, tr. 34].

Ngày 10 tháng 06 năm 1907, Pháp ký với Nhật Bản hiệp ước đảm bảo các đất đai đã có ở Viễn Đông, không thay đổi hiện trạng, cũng như đảm bảo nền hoà bình ở Trung Quốc.

Ngày 13 tháng 06, Nga - Nhật Bản ký với nhau một công ước khai thác đường xe lửa ở miền Đông Trung Quốc và Nam Mãn Châu.

Ngày 28 tháng 07, Nga lại ký với Nhật Bản hiệp ước về đánh cá, buôn bán và hàng hải, công nhận sự bình đẳng về quyền lợi giữa hai nước.

Ngày 30 tháng 07, Nhật Bản và Nga ký thêm thoi ước công nhận .quyền lợi hai bên tại Trung Quốc gồm hai phần:

Công ước: hai bên tuyên bố tôn trọng, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, gìn giữ nguyên tắc bình đẳng về thương mại và công nghiệp ở Trung Quốc.

Mật ước: qui định Mãn Châu chia làm hai khu vực, Bắc thuộc ảnh hưởng của Nga, Nam thuộc ảnh hưởng của Nhật Bản; Nga công nhận tất cả các hiệp ước Nhật Bản ký với Triều Tiên; Nhật Bản công nhận những lợi ích đặc biệt của Nga ở vùng Ngoại Mông (Mông cổ sau này) [6, tr. 44-45].

Năm 1907, Mỹ cũng ký với Nhật Bản hiệp ước tương tự, tôn trọng các nhượng địa và giữ nguyên hiện trạng ở Trang Quốc. Tổng thống Taft còn muốn áp dụng chính sách bỏ ngõ Trung Quốc và đề nghị quốc tế hoá đường xe lửa Nam Mãn Châu, tạo điều kiện cho tư bản Mỹ xâm nhập vào khu vực này. Kế hoạch này đe dọa quyền lợi của Nhật Bản và Nga.

Vì vậy, Ngày 04 tháng 07 năm 1910, Nga ký với Nhật Bản công ước phát triển thoả ước 1907. Theo đó, trong trường hợp có sự đe dọa phá vỡ hiện trạng hoặc làm tổn hại lợi ích của hai nước ở Mãn Châu, hai nước cam kết sẽ cùng nhau thảo luận biện pháp chống trả [6, tr. 55]

Năm 1911, muốn bành trướng ngoại thương, Nhật Bản ký hiệp ước với các nước phương Tây để được tự do buôn bán đồng thời bãi bỏ thuế xuất khẩu, khuyên khích xuất khẩu hàng hoá. Năm 1893, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ có 89 triệu Yên đến năm 1913 con số này là 632 triệu Yên.

Ngày 08 tháng 07 năm 1912, Nga - Nhật Bản lại bí mật ký hiệp ước phân vùng ảnh hưởng ở Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của phương Tây đe doa lợi ích của Nga - Nhật Bản ở khu vực này. Hơn nữa, Nhật Bản muốn gộp phần Nội Mông vào khu vực ảnh hưởng của mình vì lo ngại vùng này sẽ bị sáp nhập với vùng Ngoại Mông (do Nga bảo trợ)

vừa được hưởng quyền tự trị. Hiệp ước cũng qui định rõ đường biên giới giữa vùng ảnh hưởng của Nga - Nhật Bản.

Như vậy, từ chỗ bị các nước đế quốc bắt nạt, giờ đây Nhật Bản có thể ký kết nhữỉig hiệp ước bình đẳng với tất cả các đế quốc đó, hơn nữa còn xâm phạm lợi ích của những nước kém phát triển hơn mình.

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)