Những thắng lợi ngoại giao

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 84 - 87)

Chương 3: CHÍNH SÁCH Đối NGOẠI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN (1886 1912)

3.2.1. Những thắng lợi ngoại giao

Ngay sau khi dẹp xong vụ nổi loạn của Satsuma, bộ trưởng ngoại giao Terajima bắt đầu điều đình với các nước về điều khoản của các hiệp ước.

Ngày 25 tháng 07 năm 1878, Mỹ và Nhật Bản ký hoá ước Washington để cho Nhật Bản tự do định mức thuế quan với điều kiện là các nước khác cũng đồng ý như thế. Song thực tế, hiệp ước này chưa thực hiện vì các nước khác chưa tán thành.

Tháng giêng năm 1882, Nhật Bản họp hội nghị với các cường quốc tại Tokyo nhưng không có kết quả.

Năm 1884, một dự thảo hoá ước xét lại được trao cho các cường quốc nhiửig chiến tranh Triều Tiên nổ ra nên các bên chưa thảo luận được.

Ngày OI tháng 05 năm 1886, hội nghị mới khai mạc tại Tokyo với sự tham dự của mười hai nước. Anh và Đức đưa ra một dự thảo hoà ước rất gần với lập trường của Nhật Bản. Sau thời gian thảo luận khá lâu, họ đồng ý với các điều khoản:

1.Nhật Bản mở cửa hoàn toàn cho người ngoại quốc vào buôn bán. 2.Nhật Bản có quyền tăng thuế suất.

3.Bãi bỏ mọi nhượng địa trong thời hạn ba năm nhưng trong thời hạn 12 năm tới những người ngoại quốc phạm pháp sẽ do một tòa án hỗn hợp phân xử. Sau 12 năm đó, quyền phán xử hoàn toàn về tay người Nhật Bản.

Khi các điều khoản trên được công bố, dân chúng Nhật Bản phản đối dữ dội vì cho rằng hoá ước này còn tệ hơn các hoá ước cũ.

Inoue phải chấm dứt hội nghị vào cuối tháng 07 năm 1887 và từ chức vào tháng 09 năm đó.

Okuma lên thay tiếp tục điều đình vào tháng 12 năm 1888, chủ trương ký hoà ước riêng rẽ với từng nước.

Mỹ và Nga sẵn sàng tiếp nhận các điều kiện của Nhật Bản. Đức cũng ký hoà ước ngày 11 tháng 06 năm 1889, theo đó:

1.Nhật Bản mở cửa toàn quốc cho Đức vào buôn bán.

2.Trong thời hạn 10 năm, những người Đức phạm pháp sẽ do tòa án tối cao có bốn cố vấn ngoại quốc tham dự.

Anh cũng đồng ý ký hoà ước tương tự.

Riêng vấn đề "trị ngoại pháp quyền", các nước đòi Nhật Bản phải sửa đổi pháp luật cho tương ứng với các nước phương Tây và thông lệ quốc tế nhưng chính quyền Meiji từ chối và sẽ tiếp tục thương lượng về sau.

Khi nội dung hoà ước được tiết lộ, Nguyên lão nghị viện và dân chúng đều chống đối. Okuma bị ám sát hụt (gãy chân) phải từ chức và việc thi hành hoà ước bị hoãn lại.

Sau đó, có lẽ Anh nhận thấy sự lớn mạnh của Nhật Bản, muốn tranh thủ cảm tình và lôi kéo Nhật về phía mình đồng thời cũng để dẹp bớt tham vọng của Nga, Đức và Mỹ ở châu Á, nên Anh chấp nhận từ bỏ nhữiig quyền lợi trước mắt nhắm đến lợi ích lâu dài. Mặt khác, Anh cũng muốn tạo điều kiện cho Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Trung Quốc để làm nhà Thanh suy yếu, dễ bề xâu xé. Lúc này, Nga xây dựng tuyến đường sắt Siberia - Mãn Châu bành trướng ảnh hưởng về phía Viễn Đông, dòm ngó Ấn Độ. Ở châu Âu, nhận thấy sự lớn mạnh của Anh, Đức, Italia và Áo thành lập Đồng minh (1882), trong khi Nga -

Pháp cũng thành lập liên minh (1891) để cô lập Anh. Cuối tháng tư, năm 1890, khi Aoki đề nghị xét lại hoá ước mới với Anh, thủ tướng Anh Salisbury chấp nhận ngay và ra lệnh cho đại diện của Anh ở Tokyo lo liệu. Dù lúc này, Nhật Bản đang gặp khó khăn đối với Nghị viện, lại phải can thiệp vào Trung Quốc, Triều Tiên, hiệp ước được ký vào ngày 16 tháng 07 năm 1894 ở London với những khoản chính gồm:

1.Nhật Bản mở cửa cho người ngoại quốc vào buôn bán, cư trú, di chuyển, làm mọi nghề hay mọi công, kỹ nghệ, tự do tín ngưỡng trên toàn thể Nhật Bản.

2.Mọi nhượng địa đều trả lại cho Nhật Bản, quyền "lãnh sự tài phán" bị bãi bỏ, mọi người ngoại quốc phạm tội sẽ bị các tọa án Nhật Bản phán xử.

3.Nhật Bản tự do định mức thuế quan.

4.Hoà ước có hiệu lực từ ngày 17, tháng 07, năm 1899 [31, tr. 158].

Những hiệp ước tương tự cũng được ký với các cường quốc như Mỹ (22/11/1894), Đức (04/04/1895), Nga (08/06/1895), Pháp (04/08/1896), Áo (05/12/1897),...

Tuy nhiên, sau chiến tranh Nhật Bản - Nga (1905), các nước phương Tây mới trả lại cho Nhật Bản toàn quyền quyết định mức thuế quan (1911).

Như vậy, sau nhiều cố gắng và kiên trì theo đuổi chính sách ngoại giao linh hoạt, chính quyền Minh Trị đã bước đầu giành lại những quyền lợi cơ bản. Tuy nhiên, theo như hiệp ước ký với Anh, những điều khoản đã ký chỉ có thể thực hiện 5 năm sau đó. Sở dĩ Nhật Bản có thể sửa đổi hiệp ước trước đây theo chiều hướng có lợi là vì một phần do có điều kiện quốc tế thuận lợi - Anh cần có đồng minh trong hoàn cảnh bị các đế quốc khác cô lập, một phần là Nhật Bản đã có được tiềm lực to lớn về kinh tế, quân sự to lớn thông qua những cải cách trong nước. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải thấy rằng Nhật Bản, sở dĩ có thể giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, một phần là nhờ vào những thắng lợi quân sự thông qua các cuộc chiến tranh đế quốc.

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)