Nổ lực ngoại giao thất bạ

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 36 - 38)

Chương 2: CHÍNH SÁCH Đối NGOẠI VÀ CẢI CÁCH ĐẤT NƯỚC CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN (1868 1885)

2.1. Nổ lực ngoại giao thất bạ

Sớm ý thức được những "bất bình đẳng" trong các hiệp ước đã ký với các nước phương Tây và áp lực ngày càng tăng từ dư luận xã hội, chỉ vài năm sau khi ký kết các hiệp ước, chính quyền Mạc phủ đã nhiều lần cử các phái đoàn sang phương Tây để tìm cách sửa đổi nội dung các hiệp ước.

Năm 1860, Mạc phủ cử Shinmi Masaoki, người ký hiệp ước với Harris năm 1858, dẫn đầu phái đoàn gồm tám mươi mốt nhân viên sang Mỹ. Đoàn đi bằng tàu Kanrin Mâm mua lại của Hà Lan nhưhg do các thúy thủ Nhật Bản điều khiển. Phái đoàn này không đạt được kết quả gì.

Năm sau, Mạc phủ lại cử Takeuchi Hotoku dẫn đầu phái đoàn sang Pháp, Anh, Hà Lan, Nga xin điều đình, sửa đổi các điều khoản nhưng cũng thất bại. Tuy nhiên, nhũhg người trong đoàn có dịp tận mắt chứng kiến những tiến bộ về kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự và khoá học-kỹ thuật của các nước phương Tây. Từ đó, họ nung nấu ý chí vận động nhân dân Nhật Bản tiến lên con đường Âu hoá, trong đó tiêu biểu là Fukuchigen Ichiro, Fukuzawa Yukichi,...

Ngoài ra, chính quyền ở các địa phương cũng tìm cách liên lạc với phương Tây. Cụ thể, năm 1863, một nhóm học giả Chosu đã đến Anh. Trong nhóm này có Inoue Kaoru, Ito Hirobumi là những người sau này tham gia phái đoàn Ivvakura và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền Minh Trị.

Năm 1865, trước việc hải quân Anh bắn phá Kagoshima, phe Satsuma đã phái một nhóm quan chức đi đàm phán bí mật mà không thông qua Mạc phủ. Nhóm này được sự hỗ trợ và thúc giục của Thomas Glover, một thương nhân Scotland ở Nagasaki.

Năm 1869, ngay sau khi cơ bản ổn định đất nước và kiểm soát được tình hình, chính quyền Minh Trị bắt đầu xem xét đến việc cử phái đoàn sang Âu Mỹ để sửa đổi các hiệp ước. Cũng năm này, Okuma Shigenobu, người phụ trách vấn đề thương thuyết của bộ ngoại giao Nhật Bản đã bàn bạc với Guido Herman Fridolin Verbeck, cố vấn của bộ giáo dục về vấn đề trên. Ngày li tháng 06 năm 1869, Verbeck gởi cho Okuma bản kiến nghị, khuyên chính phủ Nhật Bản nền cử một phái đơàn thị sát Âu Mỹ, sẽ có lợi cho sự phát triển của Nhật Bản.

Trong đó, Verbeck trình bày chi tiết việc nghiên cứu, học tập mô hình của phương Tây một cách có chọn lọc, đề ra mục tiêu, cách thức tổ chức, lịch trình, phương pháp điều tra và thậm chí thành phần của sứ đoàn. Nhận thấy chưa đến lúc nên Okuma không đưa vấn đề ra trước chính phủ. Mãi đến cuối năm 1871, khi có cơ hội, Okuma mới đề xuất kế hoạch cử phái đoàn đi thương thuyết, sửa đổi các hiệp ước và học tập các nước Âu Mỹ ra trước Chính phủ. Sau nhiều cuộc vận động của các phe phái (Hixen, Chosu, Satsuma, Tosa,...), ngày 08 tháng lo năm 1871, Thiên hoàng ban sắc chiếu cử Iwakura dẫn đầu phái đoàn gồm 108 người (47 thành viên chính thức, 18 tuy tùng và 43 lưu học sinh) đi Âu Mỹ với ba mục tiêu chính là:

1.Vận động các nước công nhận chính quyền mới Minh Trị. 2.Thương thuyết, đàm phán sửa đổi các hiệp ước.

3.Tham quan, học tập các nước phương Tây.

Ngày 06, tháng 11, năm 1871, sứ đoàn rời cảng Yokohama, bắt đầu chuyên xuất ngoại. Nơi đầu tiên sứ đoàn đến là Mỹ (06/12/1871) sau đó sang Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Nga, Đan Mạch, Thúy Điển, Italia, Áo và Thụy Sĩ. Khi phái đoàn Nhật Bản đưa ra vấn đề sửa đổi các hiệp ước tại các cuộc đàm phán, thương thuyết, các nước phương Tây viện dẫn nhiều lý do để từ chối sửa đổi. Nguyên nhân các nước phương Tây thường làm khó Nhật Bản là hệ thống pháp luật của Nhật Bản chưa tương ứng với họ, Nhưng thực chất vấn đề là ở chỗ họ không muốn từ bỏ những đặc quyền, đặc lợi của mình. Thủ tướng Đức Bismark lúc đó phát biểu: "Nước Nhật Bản phải tự cường để có thể tin vào chính sức mình, còn các quốc gia chỉ trung thành với các hiệp ước quốc tế khi họ thấy có lợi mà thôi" [31, tr 155]. Từ đây, các thành viên của phái đoàn mới cay đắng nhận ra một thực tế là khi Nhật Bản chưa có đủ thực lực kinh tế, quân sự thì họ không thể đàm phán một cách bình đẳng với các nước phương Tây. Vì vậy, mục tiêu điều chỉnh các hiệp ước thất bại hoàn toàn. Phái đoàn tập trung vào việc quan sát thực tế, học tập nhữhg tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoá học-kỹ thuật và quân sự để mang về áp dụng vào công cuộc duy tân đất nước.

Bên cạnh việc cử các phái đoàn sang các nước phương Tây thương thuyết, chính giới Nhật Bản còn muốn thông qua việc tranh thủ cảm tình của các nhân viên lãnh sự nước ngoài, hy vọng họ nói giúp cho Nhật Bản để chính phủ các nước điều chỉnh các hiệp ước. Đích thân thủ tướng Ito Hirobumi (1841-1909) và bộ trưởng ngoại giao Inoue Kaoru (1835- 1915) cho xây dựng các "Rokumeikan" ("Nhà khách sang trọng"), rồi mời các nhân viên

lãnh sự nước ngoài đến toa đàm về các điều khoản hiệp ước, kết hợp liên hoán, vui chơi, giải trí rất tốn kém. Việc này được mô tả như sau: "Ngài thủ tướng tổ chức một vũ hội hoá trang. Có hơn một trăm khách tham dự. Ngài thủ tướng đóng vai nhà quý tộc thành Venice, hoàng tử Arisugawa đóng vai một hiệp sĩ châu Âu thời trung cổ, Inoue đóng vai một nhạc sĩ hát rong, giám đốc phòng tư pháp đóng vai hoá thượng đi hành khất, hiệu trưởng danh dự trường đại học làm một tín đồ hành hương đến các chùa thờ Phật,..." [30, tr. 304-305]. Việc làm này chẳng những không mang lại một kết quả nào mà còn gây ra tốn kém và vấp phải sự chỉ. trích mạnh mẽ từ phía dư luận xã hội.

Tóm lại, cũng như nhiều nước khác, Nhật Bản sớm nhận thức được những bất bình đẳng trong các hiệp ước ký kết với phương Tây nên có nhiều cố gắng nhằm điều chỉnh những điều khoản bất bình đẳng đó, chủ yếu bằng phương pháp ngoại giao hay thậm chí "mua chuộc" các nhà ngoại giao một ẹách ngây thơ; khôi hài như trường hợp phòng Rokumeikan. Đến khi nhận thức được đầy đủ vấn đề, nhà cầm quyền Nhật Bản thể hiện rõ quyết tâm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự,... làm cơ sở thương lượng một cách bình đẳng với các nướp phương Tây sau này.

Một phần của tài liệu quan hệ đối ngoại của nhật bản từ năm 1868 đến năm 1912 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)