Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THÀNH PHẨM và TIÊU THỤ THÀNH PHẨM tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH QUANG VINH (Trang 84 - 93)

- TK521: Các khoản giảm trừ doanh thu

CÔNG TY TNHH QUANG VINH.

3.2. Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh

Ý kiến thứ nhất: Về chứng từ, sổ sách

Chi nhánh nên sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền để giảm bớt số lượng nghiệp vụ ghi vào sổ Nhật ký chung nhằm giảm bớt sự dày đặc khó theo dõi của Nhật ký chung. Ngoài ra nhìn vào nhật ký bán hàng ta cũng có thể thấy ngay được doanh thu bán hàng trong ngày của chi nhánh.

Biểu 3.1: Nhật ký bán hàng

Đơn vị: chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh Mẫu số: S03a4- DN Địa chỉ: Mạo Khê-Đông Triều-Quảng Ninh (Ban hành theo QĐ số

15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) NHẬT KÝ BÁN HÀNG Tháng 11 năm 2015 NTG S Chứng từ

Diễn giải Phải thu từ

người mua Ghi có TK511 Thuế GTGT(TK SH NT

Số trang trước chuyển sang

03/11 000822 1

03/1 1

Xuất bán TP cho công ty

TNHH Hoàng Đạt 2.750.000 2.500.000 250.000 11/11 000822

2

11/1 1

Xuất bán TP cho công ty

TNHH Hải Tân 192.000.000 175.000.000 17.500.000

... ... ... ...

Cộng chuyển mang sang trang

sau

Ngày 30 tháng 11 năm 2015

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên)

(trích số liệu từ phòng kế toán của chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh)

Ý kiến thứ hai: Về chính sách bán hàng

Doanh thu của chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh tương đối lớn, khách

hàng ngày càng đông, để khuyến khích khách mua và sử dụng sản phẩm của công ty, công ty nên sử dụng các chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu

thanh toán đối với khách hàng mua thường xuyên, ổn định, mua với số lượng lớn, thanh toán ngay hay thanh toán đúng thời hạn. Đây là biện pháp tích cực nhằm thu hút khách hàng, giảm chiếm dụng vốn của công ty. Tỷ lệ chiết khấu có thể là 1%, 1,5% hoặc 2% (tùy theo tính toán của công ty).

+ Khi công ty chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng, kế toán ghi:

Nợ TK 635: Số chiết khấu thanh toán chấp nhận cho khách hàng Có TK 111,112,131…: Số chiết khấu thanh toán cho khách hàng

+ Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại kế toán ghi:

Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng vs phần chiết khấu

Có TK 111,112,131…: Tổng số chiết khấu thương mại + Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại sang TK 511:

Nợ TK 511: Tổng số chiết khấu thương mại phát sinh Có TK 5211: Kết chuyển chiết khấu thương mại

Ví dụ: Ngày 21/11,Công ty Hoàng Hà có đặt mua 5.000 chiếc chậu hoa QV112. Thuế GTGT 10%. Công ty trả luôn tiền hàng. Vì vậy, Công ty nên cho khách hàng hưởng chiêt khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền hàng. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632: 224.400.000 Có TK 155: 224.400.000 Nợ TK 112: 272.250.000 Nợ TK 635: 2.750.000 = (275.000.000*1%) Có TK 511:250.000.000 Có TK 3331: 25.000.000

Ý kiến thứ ba: Về tài khoản chi tiết và sổ chi tiết tài khoản

+Về vấn đề mở sổ chi tiết TK 632,theo em có thể thực hiện cụ thể như sau: TK632- giá vốn hàng bán được chi tiết thành các tài khoản

TK 6321- giá vốn hàng bán chậu hoa mã U106S TK 6322- giá vốn hàng bán chậu hoa mã QV112

Biểu 3.2: Sổ chi tiết TK632

Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh Mạo khê- Đông Triều- Quảng Ninh

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TK 6321- giá vốn hàng bán chậu hoa mã U106S Tháng 11 năm 2015

ĐVT: VNĐ

NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh

Số hiệu Ngày tháng Nợ Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 3/11 1064 3/11 Xuất kho thành phẩm 155 2.256.000 11/11 1065 11/11 Xuất kho thành phẩm 155 150.920.000 30/11 30/11 Kết chuyển 911 177.500.000 Cộng phát sinh 153.176.000 153.176.000 Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 11 năm 2015 Người lập Kế toán trưởng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

+Mở sổ chi tiết cho tài khoản 511 – doanh thu bán hàng

Biểu 3.3: Sổ chi tiết TK511

Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh Mạo khê- Đông Triều- Quảng Ninh

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TK 5111- Doanh thu hàng bán chậu hoa mã U106S Tháng 11 năm 2015

ĐVT: VNĐ

NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh

Số hiệu Ngày tháng Nợ Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 3/11 0008221 3/11 Bán thành phẩm 111 2.500.000 11/11 0008222 11/11 Bán thành phẩm 131 175.000.000 30/11 30/11 Kết chuyển 911 177.500.000 Cộng phát sinh 177.500.000 177.500.000 Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 11 năm 2015 Người lập Kế toán trưởng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

 Ý kiến thứ tư: Về lập dự phòng phải thu khó đòi

1. Điều kiện là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: - Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau đó sử dụng TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản để hạch toán, trong đó có TK 2293: dự phòng phải thu khó đòi

TK 2294: dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kết cấu TK 229:

Bên Nợ:

- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;

- Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra.

- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.

Bên Có:

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.

- Vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức dự phòng phải thu khó đòi xác định kế toán ghi:

Nợ TK 642

Có TK 2293

- Xử lý nợ khó đòi thực tế phát sinh:

+ Khi có nợ khó đòi thực tế không đòi được: Nợ TK 2293

Có TK 131,136,138

+ Nếu nợ khó đòi trước đây xử lý, sau đó đòi lại được thì khoản đó được coi là thu nhập khác

Nợ TK111,112 Có TK 711

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Ý kiến tứ 5: Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong thực tế, để hạn chế bớt những thiện hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra do tác nhân khách quan như giảm giá hàng bán. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủi do, do đó thực chất việc lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Khi kiểm kê hàng tồn kho kế toán phát hiện chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán với giá thực tế trên thị trường, nếu giá thực tế trên thị trường nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ta lập dự phòng. Mức trích dự phòng như sau:

Mức dự phòng giảm = Số lượng hàng tồn x ( giá gốc của - giá trị thuần của) giá hàng tồn kho kho cuối niên độ hàng tồn kho hàng tồn kho Khi lập dự phòng ghi tăng chi phí:

Nợ TK 632

Có TK 2294

Về phía doanh nghiệp, nếu dự phòng thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp thiệt hại, hơn nữa tăng chi phí làm giảm lãi, như vậy thuế phải nộp ít đi điều này có lợi cho doanh nghiệp. Còn nếu lập dự phòng rồi mà điều đó không xảy ra thì doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng vào thu nhập bất thường mà vẫn đảm bảo cân bằng giữa doanh thu và chi phí.

Ví dụ: Tại ngày 31/12, doanh nghiệp có 100 chiếc sản phẩm A tồn kho, giá gốc của sản phẩm này (bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chế biến khác để hoàn thành sản phẩm) là 100 đồng. Cũng tại thời điểm này, giá thành của sản phẩm A trên thị trường là 80 đồng/chiếc.

Giả định các chi phí liên quan khác ước tính để tiêu thụ sản phẩm là 10 đồng/chiếc, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện được của một đơn vị sản phẩm A là 70 đồng/tấn (80 - 10), khi đó doanh nghiệp cần phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là:

KẾT LUẬN

Với điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay, trước sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, vấn đề tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong đó kết quả kinh doanh và lợi nhuận là mục đích cuối cùng, còn tiêu thụ thành phẩm là phương tiện trực tiếp. Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là công cụ quan trọng trong việc điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng.

Sau thời gian tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh, với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên THS.ĐỒNG THỊ HUYỀN và sự giúp đỡ của các anh, chị phòng kế toán tại chi nhánh chuyên đề thực tập “TỔ CHỨC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH QUANG VINH” của em đã được hoàn thành đầy đủ với nội dung yêu cầu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh.

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh.

Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại chi nhánh công ty TNHH Quang Vinh, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại chi nhánh để có thể so sánh với những kiến thức đã được trang bị tại trường học, đồng thời em cũng đã học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích từ công tác kế toán tại đây. Trên cơ sở đó em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên bài chuyên đề của

em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THÀNH PHẨM và TIÊU THỤ THÀNH PHẨM tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH QUANG VINH (Trang 84 - 93)