Giai đoạn 197 5 1985

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 51 - 60)

6. Bố cục của Luận văn:

2.3- Giai đoạn 197 5 1985

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kéo dài trên 20 năm, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, công nhân Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn phấn khởi bước vào một thời kì mới, ổn định tình hình sau chiến tranh, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc với những thời cơ và thách thức mới.

Tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết đã đề ra nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế, văn hóa sau chiến tranh. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ của miền Bắc là đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980).

Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng nhiều nông trường mới ở miền Nam. Bộ Nông trường quyết định chọn bộ khung cán bộ của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn đưa vào tỉnh Lâm Đồng và miền Trung xây dựng nông trường mới. Theo đó, 1/3 số cán bộ Nông trường

Quốc doanh Bắc Sơn được điều chuyển vào miền Nam; đội ngũ cán bộ Nông trường bị hổng một số lượng lớn. Điều này khiến năng lực sản xuất, kinh doanh của Nông trường bị ảnh hưởng rất lớn.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Nông trường có nhiều biện pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ vừa được điều chuyển. Phương hướng sản xuất của Nông trường về cơ bản vẫn là trồng sả, chè và chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi lợn).

Năm 1976, Bộ Nông nghiệp giao chỉ tiêu cho Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn trồng sả trên diện tích 1.000 ha, đồng thời đưa dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Bungari về để nâng cao năng lực sản xuất tinh dầu sả xuất khẩu. Tuy nhiên, do không có vốn đầu tư để lắp đặt dây chuyền, thiết bị đưa sang không đồng bộ; thêm vào đó, trong thời gian này, điều kiện thị trường dầu sả gặp nhiều khó khăn nên không thể mở rộng sản xuất vì thua lỗ sẽ lớn. Từ những lí do trên, dây chuyền sản xuất tinh dầu sả từ Bungari nhập về không được đưa vào sử dụng ở Nông trường.

Trong thời kì 1976 - 1980, diện tích trồng sả của Nông trường đạt gần 300 ha. Sản lượng tinh dầu sả của Nông trường năm 1976 đạt 13,1 tấn [26]. Diện tích trồng chè đạt 150 ha (mức cao nhất sau khi chia tách). Từ năm 1977, diện tích chè giảm dần, đến năm 1984 chỉ còn trên 56 ha chè kinh doanh. Nguyên nhân quan trọng đưa tới tình trạng trên là do Nông trường được giao nhiệm vụ giao nộp chè búp tươi không qua chế biến. Việc kinh doanh chè búp tươi thường dẫn đến lỗ vốn, nên diện tích trồng phải thu hẹp lại để giảm lỗ.

Ngoài 2 loại cây trên, Nông trường dành 150 ha để trồng các loại cây ngắn ngày; diện tích còn lại là dùng để chăn thả, trồng rừng xen lẫn… Trong những năm 1975 - 1980, tình hình chăn nuôi của Nông trường phát triển khá. Trung bình mỗi năm, Nông trường giao nộp cho Nhà nước từ 6 đến 8 tấn thịt lợn, góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước và cải thiện một phần nhu cầu thực phẩm cho cán bộ, công nhân Nông trường.

Phong trào thi đua khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất sau ngày đất nước thống nhất diễn ra sổi nổi trên khắp Nông trường. Những “kiện tướng”

trong lao động sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 1977, theo tinh thần hợp tác giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa khác, Bộ Nông nghiệp cử lớp công nhân nông trường ưu tú sang học tập mô hình nông trường tại Liên Xô và Đông Âu. Vinh dự cho Nông trường được cử 2 đồng chí tham dự lớp học. Qua rà soát thành tích thi đua trong lao động sản xuất nhiều năm, Nông trường đã cử đồng chí Phạm Thị Tỵ sang Liên Xô và đồng chí Nguyễn Ngọc Sinh được cử sang Tiệp Khắc học tập mô hình nông trường nước bạn.

Năm 1978, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(2). Hưởng ứng cuộc vận động trên, Hội phụ nữ Nông trường phát động hội thi sản xuất giỏi, chăn nuôi giỏi. Hoạt động của Hội tạo ra những chuyển biến mới trong phong trào sản xuất và đời sống của Nông trường.

Đoàn Thanh niên Nông trường tiếp tục phát huy truyền thống là lực lượng xung kích trong phong trào thi đua sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với khí thế thi đua khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục – thể thao cũng được đẩy mạnh trong toàn Nông trường.

Xác định rõ muốn xây dựng con người phải nâng cao dân trí, bắt đầu từ sự nghiệp trồng người, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường đặc biệt quan tâm

(2) Ngày 8/1/1978, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động phong trào Người phụ nữ mới

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gồm 4 nội dung:

- Thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Sẵn sàng phục vụ chiến đấu và chiến đấu tốt, động viên con, em đi chiến đấu, thực hiện tốt

chính sách hậu phương quân đội.

- Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Đoàn kết, tương trợ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

đến công tác giáo dục. Phong trào bổ túc văn hóa sau ngày đất nước thống nước thống nhất được đẩy mạnh trên toàn Nông trường. Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, 100% công nhân Nông trường đã được xóa mù chữ.

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ và công nhân Nông trường cũng được quan tâm. Bệnh xá Nông trường được đầu tư sửa chữa và tăng cường nhân lực. Phong trào vệ sinh phòng bệnh, thực hiện ăn chín, uống sôi được phát động sâu rộng trong cán bộ, công nhân toàn Nông trường.

Công tác văn hóa thông tin luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị, kịp thời đưa tin về sự lãnh đạo của Đảng bộ trong công tác sản xuất và đời sống; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cũng như các nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đến cán bộ, đảng viên và công nhân Nông trường; cổ vũ, động viên, nêu gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua lao động sản xuất. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển.

Trong tình hình mới, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được coi trọng. Hằng năm, các đợt sinh hoạt chính trị được tổ chức trong toàn Đảng bộ để phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Công tác xây dựng Đảng được coi trọng trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chế độ sinh hoạt Đảng được duy trì có nền nếp; nội dung sinh hoạt trong các tổ chức đảng đều đảm bảo 3 tính: Giáo dục, lãnh đạo và chiến đấu. Những biểu hiện sai trái đều được kịp thời phê phán, chấn chỉnh. Nhờ đó, đại đa số cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ đều giữ vững phẩm chất, tư cách đạo đức; nêu cao tính tiền phong gương mẫu trước quần chúng. Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong Đảng bộ được nâng cao. Quán triệt Nghị quyết 225 của Bộ Chính trị về Công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đảm nhận công việc được giao phó. Nhiều đồng chí lãnh đạo Nông trường được cử đi học các lớp bổ túc văn hóa và các lớp sơ cấp, trung cấp chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đó chính là những nhân tố quan trọng có tính quyết định thúc đẩy mọi mặt công tác trong Nông trường. Trải qua 5 năm (1976 - 1980), cán bộ, công nhân Nông trường từng bước khắc phục mọi khó khăn, lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất. Mọi chỉ tiêu đóng góp cho Nhà nước được thực hiện đầy đủ.

Công tác an ninh là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Do đó, Đảng bộ Nông trường đã quán triệt tới mọi cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt tinh thần Chỉ thị 210-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới, thực hiện Nghị quyết 228 của Bộ Chính trị về Giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, các đội tự vệ Nông trường được củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động, giữ vững ổn định chính trị và an toàn Nông trường. Hằng năm, Nông trường đều hoàn thành chỉ tiêu 2 đợt động viên tuyển quân được cấp trên giao. Khi chiến tranh biên giới phía Tây Nam và Biên giới phía Bắc nổ ra, từ tháng 10/1978 đến tháng 2/1979, cán bộ, đảng viên và công nhân Nông trường đã động viên 23 con em tham gia nhập ngũ lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Ngày 10/12/1980, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận và thông qua Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV cùng phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo; thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).

Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985), bên cạnh những thuận lợi, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là thiên tai liên tiếp xảy ra trong các năm 1981, 1982; nền kinh tế cả nước trì trệ, chậm phát triển do những yếu kém trong khâu quản lí và tổ chức hoạt động, dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, hàng hóa, vật tư khan hiếm…

Để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế, ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW về

Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 100). Chỉ thị thể hiện sự đổi mới tư duy trong việc cải cách một phần cơ chế hoạt động, mở ra một hướng làm ăn mới trong ngành Nông nghiệp.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Nông trường đã lãnh đạo cán bộ, công nhân viên phát huy sức mạnh tập thể, ra sức khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, phấn đấu vươn lên thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế được giao. Ban Giám đốc Nông trường căn cứ vào số diện tích chè, sả, chất lượng đất tốt, xấu... tiến hành phân chia cho công nhân theo tỉ lệ: 1 ha sả/người, 0,5 ha chè/người, 0,2 ha lúa/người. Mặt khác, nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 100-CT/TW, Đảng bộ Nông trường cử cán bộ đi học tập mô hình khoán tại Nông trường Cửu Long (tỉnh Hòa Bình).

Việc giao khoán bước đầu đã phát huy tính năng động và tự chủ trong sản xuất, khuyến khích người lao động mạnh dạn đầu tư kinh phí, áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Tháng 3/1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV đề ra; đồng thời vạch ra chiến lược kinh tế - xã hội, những kế hoạch phát triển, những chủ trương, chính sách và biện pháp thích hợp trong từng chặng đường. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).

Nghị quyết Đại hội V của Đảng là nguồn cổ vũ, động viên, giúp toàn thể cán bộ, công nhân viên Nông trường phấn khởi, tin tưởng để vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện có hiệu quả chính sách khoán theo Chỉ thị số 100-CT/TW.

Thực hiện Chỉ thị số 100 CT/TW, tình hình sản xuất của Nông trường thu được những thành tựu đáng khích lệ. Năm 1981, diện tích sả được nâng lên 320 ha, gần đạt mức diện tích năm 1964 là năm có diện tích sả cao nhất. Mặc dù trong thời gian này diện tích sả được chú trọng phát triển nhưng do việc tổ chức thâm canh, bảo vệ chưa tốt, nên năng suất sả, chất lượng tinh dầu và hiệu quả kinh tế đạt chưa cao. Sản lượng tinh dầu của năm 1985 chỉ đạt 3,2 tấn.

Diện tích chè lại có xu hướng co lại; đến năm 1984 chỉ còn trên 56 ha chè kinh doanh. Nguyên nhân quan trọng đưa tới tình trạng trên là từ năm 1977, Nông trường được giao nhiệm vụ giao nộp chè búp tươi không được chế biến. Sản lượng chè búp tươi năm 1985 đạt 20 tấn.

Kết quả trên cho thấy việc thực hiện Chỉ thị số 100 CT/TW tại Nông trường vẫn còn có hạn chế, nguyên nhân do khoán trắng cho công nhân, chưa quan tâm tới phát triển cây hoa màu, chăn nuôi, thủy lợi; các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, huyện chưa nhận thức sâu sắc trong chỉ đạo, thực hiện Khoán 100…

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Nông trường tiếp tục được duy trì, đảm bảo nhu cầu về sức kéo và thực phẩm cũng như nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước.

Trong công tác quản lí, Ban Giám đốc Nông trường sớm nhận thấy không có biện pháp nào là hoàn thiện và tồn tại được mãi mãi. Nó chỉ có tác dụng tích cực khi thời điểm áp dụng còn thích hợp với nó. Từ nhận thức đó, trong những năm 80, khi Quyết định 26-CP của Hội đồng Chính phủ về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, Thông tư 10, 11 của Bộ Nông nghiệp, Công văn 107 của Sở Nông nghiệp Bắc Thái về trả lương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động được triển khai, lãnh đạo Nông trường đã không dừng lại ở phạm vi của nó mà đã nâng lên với nội dung cao hơn là khoán toàn bộ chi phí trực tiếp cho đội sản xuất (từ chi phí sản xuất, quỹ lương đến giá trị sản phẩm giao nộp). Biện pháp trên góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong việc bảo vệ đồng bãi, bảo vệ cây trồng, tạo những chuyển biến tích cực trong sản xuất và quản lí.

Hoạt động của Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ Nông trường thời kì này tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần giúp lãnh đạo Nông trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất được giao, duy trì ổn định đời sống cán bộ, công nhân Nông trường.

Đi đôi với việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, Đảng ủy cùng Ban Giám đốc Nông trường không ngừng quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục – thể thao…

Công tác giáo dục trong những năm 1981 – 1985 tiếp tục đạt kết quả tốt. Các lớp vỡ lòng, mẫu giáo, nhà trẻ vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng đông các cháu theo học. Bên cạnh việc trông nom các cháu là con của cán

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)