Giai đoạn 1965 – 1975

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 40 - 51)

6. Bố cục của Luận văn:

2.2- Giai đoạn 1965 – 1975

Giữa lúc các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn đang trên đà phát triển, từ năm 1965, đế quốc Mĩ chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc nước ta với quy mô ngày càng lớn, mức độ ngày càng ác liệt. Tiến hành chiến tranh phá hoại, đế quốc Mĩ âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ của quân dân ta ở hai miền đất nước.

Trước âm mưu và hành động của kẻ thù, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (từ ngày 25 đến ngày 27/3/1965) đã đề ra nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: “Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới”.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (tháng 3/1965), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến.

Trước tình hình giặc Mĩ tăng cường cho máy bay hoạt động trinh sát, chuẩn bị đánh phá vào địa bàn tỉnh, ngày 8/7/1965, Ủy ban Hành chính tỉnh ban hành Chỉ thị Về các biện pháp cơ bản của công tác phòng không nhân dân, chia địa bàn Thái Nguyên thành hai vùng. Huyện Phổ Yên thuộc vùng ở trạng thái bị uy hiếp có thể bị địch đánh phá.

Để thực hiện hai nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, Đảng ủy Nông trường xác định, trước hết phải thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng trong toàn thể cán bộ, công nhân Nông trường. Các hoạt động của Nông trường phải chuyển hướng phù hợp với tình hình mới. Nông trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất trong tình trạng có chiến tranh.

Chiến tranh phá hoại đã ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt hoạt động của Nông trường, nhất là về sản xuất. Quy mô, tốc độ phát triển của Nông trường ngày càng lớn cũng là lúc bộc lộ nhiều yếu kém về công tác quản lí. Để tiếp tục phát huy thế mạnh, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, đáp ứng vai trò, nhiệm vụ của nông trường quốc doanh, được sự đồng ý của Bộ Nông trường và Tỉnh ủy Thái Nguyên, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn được chia tách thành hai nông trường, trên thực tế là tách ra thành bốn đơn vị khác nhau, gồm:

- Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn gồm phần nửa phía Đông. Nông trường gồm toàn bộ diện tích sả, vài chục hécta chè, một số diện tích lúa nước, hoa màu và đồng cỏ tự nhiên. Nông trường được sử dụng phần lớn cơ sở vật chất, xưởng chế biến, xe cơ giới và máy móc phục vụ sản xuất có sẵn từ Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn trước khi chia tách.

- Nông trường Quốc doanh Quân Chu gồm phần nửa phía Tây đồi núi với năng lực sản xuất cây chè là chính.

- Phần đất thuộc phân trường Đại Từ thành lập Hợp tác xã Tân Việt Hoa giao cho huyện Đại Từ quản lí.

- Phần đất thuộc phân trường Sông Công giao cho Tỉnh quản lí (sau được giao về huyện Đồng Hỷ).

Đến tháng 6/1966, công việc chia tách Nông trường đã hoàn thành, đánh dấu một thời kì mới trong quá trình phát triển của Nông trường.

Sau khi chia tách, Nông trường vẫn tiếp tục mang tên Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn. Tổng diện tích của Nông trường lúc đó có khoảng trên 2.000 ha. Sau nhiều lần cắt nhượng cho địa phương, diện tích còn lại trên 1.500 ha, trong đó có trên 400 ha gieo trồng, bao gồm trên 200 ha sả, gần 70 ha chè (kể cả trồng mới), trên 100 ha hoa màu và lúa nước. Phần diện tích còn lại khoảng 1.000 ha là đồng cỏ tự nhiên chưa được cải tạo. Đàn bò có trên 400 con, trong đó có 257 con bò sữa. Đàn lợn trên 240 con, trong đó lợn thương phẩm là 200 con. [13]

Lực lượng cán bộ, công nhân viên cũng có nhiều biến động. Tổng lực lượng lao động của Nông trường trước lúc chia tách khoảng 1.700 người. Do

đặc thù sản xuất chè cần nhiều lao động nên lực lượng cán bộ, công nhân viên được điều chuyển sang Nông trường Quốc doanh Quân Chu lên tới gần 1.000 người. Lực lượng lao động còn lại của Nông trường khoảng 700 người; trong đó có 81 đảng viên. Vì vậy, việc tổ chức lại bộ máy quản lí và lực lượng lao động sau khi chia tách được Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường xác định là nhiệm vụ cấp bách nhằm nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất.

Trong tình hình mới sau khi chia tách, việc xác định đúng phương hướng phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Nông trường là vô cùng cần thiết. Tiếc rằng trong một thời gian khá dài sau khi chia tách, phương hướng phát triển của Nông trường chưa được xác định đúng đắn. Điều đó gây trở ngại không nhỏ trong quá trình phát triển của Nông trường.

Sau ngày chia tách, Nông trường đề ra phương hướng mới lấy chăn nuôi bò sữa là chính. Sữa bò được chế biến thành bánh sữa cung cấp cho các cơ quan hành chính trong Tỉnh, chủ yếu cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên. Cây sả và cây chè tiếp tục được duy trì phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhưng là nhiệm vụ bổ sung, có tính chất bổ trợ. Mọi cố gắng đều phải được tập trung cho nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa.

Theo phương hướng đó, đàn bò sữa được tăng dần, từ 257 con lên 317 con. Đồng cỏ tự nhiên được tập trung cải tạo. Diện tích trồng sả bị phá dần để trồng hoa màu, một số bị san ủi để làm ruộng cấy lúa nước.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò sữa và chế biến sản phẩm từ sữa bò gặp nhiều khó khăn. Lượng thức ăn cho bò sữa không đủ hoặc thất thường do Nông trường thiếu phương tiện và nhà kho dự trữ thức ăn. Khó khăn lớn nhất gặp phải là trong sản xuất sữa, Nông trường không có dây chuyền chế biến khép kín. Việc chế biến được thực hiện theo phương pháp thủ công. Sản phẩm làm ra chất lượng kém, tiêu thụ chậm, ứ đọng nhiều. Việc tiếp tục nuôi bò sữa ngày càng đi vào ngõ cụt, sản lượng sữa càng cao thì thua lỗ càng lớn. Sữa tươi đã vắt phải đổ cho bê uống, gây lãng phí rất lớn. Năm 1972, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường nhận thấy không thể tiếp tục duy trì sản xuất mặt hàng này. Nông trường phải giảm dần số bò sữa để hạn chế thua lỗ.

Sau 6 năm chia tách Nông trường, mặc dù mức phấn đấu của cán bộ, công nhân viên vẫn được duy trì tốt (điển hình như các năm 1967, 1968), nhưng do việc xác định phương hướng sản xuất không phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực tế khách quan, dẫn đến năng lực sản xuất các mặt hàng truyền thống của Nông trường giảm sút nghiêm trọng: Sản lượng tinh dầu sả năm 1965 đạt 13,7 tấn; đến năm 1971, giảm xuống còn 2,6 tấn [24]. Cho đến năm 1972, Nông trường không còn năng lực sản xuất mặt hàng này; việc kinh doanh của Nông trường thua lỗ triền miên…

Qua thực tế nuôi bò sữa thất bại, Bộ Nông trường cùng lãnh đạo Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn đã có sự điều chỉnh phương hướng sản xuất cho phù hợp. Theo chủ trương từ trên, Nông trường chuyển phương hướng sản xuất từ nuôi bò và chế biến sữa, sang phương hướng sản xuất nuôi trâu Mura. Đây là loại trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ được đưa về Việt Nam thuần dưỡng. Loại trâu này có đặc điểm là cho sản lượng thịt và sữa tươi vượt trội so với trâu bản địa. Quyết tâm của lãnh đạo Bộ Nông trường cùng Ban Giám đốc là sẽ biến Nông

trường Quốc doanh Bắc Sơn thành một trung tâm lớn của miền Bắc về chăn nuôi trâu sữa Mura.

Thực hiện chủ trương trên, mọi công việc chuẩn bị để đưa trâu Mura về Nông trường được gấp rút tiến hành. Số lượng bò sữa, bò đàn đến năm 1973 bị hoại hết; dây thép gai đưa về được giăng lên khắp nơi làm hàng rào; diện tích trồng cây sả giảm nhanh chóng (năm 1972 còn 7,4 ha), thay thế vào đó là diện tích đồng cỏ nuôi trâu…

Do tư tưởng nóng vội, việc dập khuân máy móc mô hình sản xuất từ nông trường khác tiếp tục đưa Nông trường bước vào thời kì khó khăn khác. Trâu Mura không về Nông trường như dự kiến, do Bộ Nông trường không bố trí được nguồn cung cấp giống. Nông trường phải nhận một hậu quả hết sức nghiêm trọng do chuyển đổi sản xuất quá nhanh nên những phương tiện sản xuất cũ không còn. Điều đó được thể hiện ở số lượng bò sữa, bò đàn và cây sả bị hủy hoại; diện tích trồng chè bị thu hẹp từ trên 100 ha xuống còn trên 50 ha do việc đầu tư chăm sóc không thích đáng…

Trước tình hình trên, Đảng ủy và Ban Giám đốc Nông trường đã mở nhiều cuộc họp, nghiêm túc nhìn nhận, phân tích, đánh giá lại toàn bộ điều kiện, quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh cũng như vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể. Những bài học kinh nghiệm sâu sắc đã được rút ra.

Lãnh đạo Nông trường nhận thấy một thực tế: Nơi đây vốn là quê hương của cây sả. Dầu sả Phúc Thuận từ xưa đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng. Dầu sả Phúc Thuận đã từng là đại diện cho dầu sả xứ Đông Dương, được nhiều khách hàng nước ngoài biết đến. Việc phát triển cây sả trên vùng đất này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Song cũng không thể trồng tràn lan vì cây sả chỉ trồng được trên những địa hình thích hợp; phải được thâm canh tốt, bảo vệ tốt thì năng suất, sản lượng lá, lượng dầu mới đạt cao. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường quyết định phục hồi việc trồng sả và chế biến tinh dầu sả.

Bên cạnh quyết định đưa cây sả trở lại, lãnh đạo Nông trường cũng nhận thấy với chất đất và trên những địa hình có độ dốc không cao lắm như ở nơi đây thì cây chè là loại cây thích hợp nhất. Chè Phúc Thuận là một phần của

Chè Thái đã nổi tiếng từ lâu và đi vào trong tiềm thức của nhiều thế hệ. Ngoài ra, nơi đây còn có thể nghiên cứu trồng thêm các loại cây tinh dầu có giá trị cao khác. Đất đai còn lại có thể liên kết với địa phương, với các đơn vị tập thể, các trường phổ thông kinh doanh cây lấy gỗ. Đàn gia súc cần duy trì vì Nông trường có đất phù hợp với việc sản xuất thức ăn gia súc và chăn thả. Song, quy mô đất dành cho chăn nuôi chỉ nên cân đối…

Từ sự phân tích như trên, lãnh đạo Nông trường đã có những đề xuất quan trọng với cấp trên để điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ sản xuất. Từ năm 1973, Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường chủ trương khôi phục lại cây sả. Từ 7,4 ha sả còn lại năm 1972, diện tích sả năm 1973 đã tăng lên trên 93 ha; trong đó hơn 86 ha trồng mới. Ngay trong năm sau đó, sản lượng dầu đã được đưa lên 1.112 kg/ năm; giao nộp cho Nhà nước được 800 kg. Đến năm 1975, diện tích sả đạt 191,4 ha, kể cả diện tích trồng mới. Sản lượng lá, sản lượng tinh dầu lên đến 13,1 tấn/năm. Nếu so sánh với năng lực trồng và chế biến tinh dầu sả năm 1965 sẽ nhận thấy: Diện tích trồng sả năm 1975 kém 1,8 lần so với năm 1965 (191,4 ha so với 345,8 ha); nhưng sản lượng tinh dầu năm 1975 chỉ kém 0,6 tấn so với năm 1965 là năm đạt sản lượng tinh dầu sả cao nhất (13,7 tấn). Điều này chứng tỏ một khi công tác thâm canh, bảo vệ sản xuất được chú trọng đúng mức, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thực chất, đây là sự trở lại với phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của Nông trường giai đoạn 1961 - 1965. Nhờ đó, Nông trường dần dần thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ và từng bước ổn định.

Diện tích cây chè cũng nhanh chóng phát triển trở lại nhưng chậm hơn cây sả do cây chè là loại cây khó trồng và chậm lớn.

Cùng với việc phục hồi trồng sả và chế biến tinh dầu sả, các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, sản xuất, tăng cường quản lí luôn được Ban Giám đốc

Nông trường coi trọng. Việc tăng cường quản lí được đưa vào nội dung phấn đấu trong phong trào thi đua đạt danh hiệu Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nội dung trọng tâm của chương trình bồi dưỡng Tổ trưởng, Tổ phó và đội ngũ công nhân mới…

Qua thực tế chỉ đạo sản xuất, nhiều bài học được đúc rút và đem áp dụng. Cụ thể, qua nhiều lần tổ chức thao diễn, lãnh đạo Nông trường nhận thấy với các nhiệm vụ trọng tâm thì cần phải huy động lao động tập trung, cuốn chiếu và dứt điểm; phải tăng cường cán bộ chỉ huy hiện trường. Nông trường đã xây dựng được nội quy tiền thưởng hằng năm, nội quy thưởng ngày công cao, giải quyết ăn ca cho những người đạt giờ công trong ngày lao động, thưởng năng suất cao, trả lương lũy tiến, phạt theo chế độ trách nhiệm vật chất.

Trong những năm 1965 – 1975, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại do chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mĩ gây ra trên địa bàn, cán bộ, công nhân Nông trường đã tích cực phấn đấu, thi đua lao động sản xuất.

Hội phụ nữ Nông trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua. Trong phong trào Ba đảm đang, chị em đã thể hiện rõ mình không thua kém gì nam giới. Hội phụ nữ còn phát động phong trào Đội nữ ba đảm đang 3/2. Đội

Nữ Ba đảm đang 3/2 với khẩu hiệu hành động: Ngày sản xuất, đêm làm thủy lợi, Mỗi người 4 m2 thủy lợi, là lực lượng nòng cốt, có tác dụng lôi cuốn toàn Nông trường tham gia công trình cải tạo vùng lầy Đội 6. Các đơn vị đã thay phiên nhau lên hiện trường, hoàn thành nhiệm vụ của mình, sát cánh cùng chị em ban ngày dưới nắng lửa, đêm dưới ánh đuốc xây dựng hoàn thiện đồng lúa nước Đội 6 trước kế hoạch 2 tuần.

Đoàn Thanh niên Nông trường với các đội Thanh niên xung kích 26/3, đội Quyết thắng… được thành lập. Đó là những đơn vị xung kích nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất. Đội Thanh niên xung kích 26/3 đã không quản thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, tích cực thi đua mở rộng thêm đất trồng chè Đội 6, Bến Đông, Đầm Ban, đưa diện tích chè từ 30 ha, lên 102 ha; đồng

thời mở thêm đất canh tác về phía Đội 2, Đội 3, Đội 7. Đội Quyết thắng là nòng cốt cho các chiến dịch sản xuất phân bón, các chiến dịch trồng sả…

Cùng với các phong trào trên là phong trào thi đua lập công, báo công, bình công chống Mĩ cứu nước theo Chỉ thị 53 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong các năm 1967, 1968, phong trào đã trở thành cao trào thao diễn phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa thao tác trên nhiều mặt lao động sản xuất của Nông trường, như cắt sả, hái chè, trồng chè, trồng sả, gặt lúa, đan tranh lợp nhà, đào đắp thủy lợi, chế biến dầu sả, sao chè, xay xát gạo, vắt sữa, chuyên chở bằng xe bò bánh hơi, chuyên chở bằng xe máy cơ giới, cày bừa bằng trâu, cày bừa bằng máy… Nhờ đó, hầu hết các công việc của Nông trường được cán bộ, công nhân viên tập luyện thuần thục, mở hội thi tài.

Phong trào Giờ lao động hữu ích trong 8 giờ lao động chế độ được đẩy mạnh hơn bất cứ thời gian nào trước đó. Nhờ vậy, kết quả sản xuất, chế biến

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)