Giai đoạn 198 6 1991

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 60)

6. Bố cục của Luận văn:

2.4- Giai đoạn 198 6 1991

Sau 5 năm thực hiện Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985), nhân dân ta đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, mô hình kinh tế cũ đã phát sinh nhiều hạn chế và không còn phù hợp trước những biến đổi của tình hình kinh tế, trở thành lực cản trên con đường phát triển của đất nước. Đặc biệt, từ sau cuộc Tổng điều chỉnh Giá - Lương - Tiền, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế của các quốc gia, các dân tộc.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng đã kiểm điểm sâu sắc tình hình phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước sau hơn 10 năm thống nhất, đồng thời, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, phải trải qua nhiều chặng và hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Trước mắt, trong 5 năm (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - Thực phẩm, hàng tiêu dùng - Hàng xuất khẩu.

Muốn thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, phải được đặt đúng vị trí mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động và kĩ thuật, v.v...

Đại hội VI thể hiện bước đột phá mới cả về tư duy và thực tiễn của Đảng ta, mở ra thời kì phát triển mới trong tiến trình phát triển của đất nước. Đường

lối đổi mới được Đảng đề ra tại Đại hội VI là bước ngoặt trong quá trình hoạch định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mở ra cơ hội mới cho Nông trường khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, từng bước vượt qua mọi khó khăn để đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bốn tháng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 4/1987, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 2 bàn những giải pháp cấp bách về lưu thông phân phối, đưa ra mục tiêu phấn đấu thực hiện “bốn giảm” (3)

. Hội nghị cũng đề ra chủ trương thực hiện chính sách thu mua nông sản theo giá thỏa thuận. Đây là điểm đột phá quan trọng về việc bỏ chính sách hai giá, thực hiện một giá thu mua nông sản.

Bước vào giai đoạn mới, cán bộ, công nhân viên Nông trường hăng say lao động sản xuất chào mừng 30 năm ngày thành lập Nông trường (15/11/1957 – 15/11/1987). Phương hướng sản xuất của Nông trường được xác định tiếp tục là cây sả, cây chè và chăn nuôi. Một phong trào thi đua sổi nổi diễn ra trên khắp Nông trường đem lại những kết quả lao động sản xuất rất đáng tự hào.

Đến năm 1987, diện tích trồng sả của Nông trường đạt 175 ha (bằng 50% diện tích trồng sả năm 1964), song nhờ tiến hành các biện pháp thâm canh, chống úng, chống xói, kết hợp với quy chế bảo vệ đồng bãi, tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lí, nên sản lượng lá sả tươi thu hoạch tăng đáng kể. Sản lượng tinh dầu đạt từ 3,2 tấn (năm 1985), tăng lên 8 tấn (năm 1986); đến năm 1987 đạt 10 tấn (tăng lên hơn 3 lần so với năm 1985), bằng mức bình quân những năm sản lượng tinh dầu sả đạt mức cao.

Cây chè cũng được coi trọng. Từ năm 1984 đến năm 1987, do chủ động được cách làm ăn, Nông trường đã chú ý phát triển cây chè, từ trên 56 ha (năm 1984), tăng lên 107 ha (năm 1987). Nông trường còn chú ý mở rộng sản xuất kinh doanh, trồng thí điểm loại cây tinh dầu có giá trị cao, như hương nhu; đồng thời liên kết với các đơn vị trường phổ thông, vận động các gia đình công

nhân viên, hưu trí mất sức và nhân dân địa phương tận dụng đất đai trồng sả, trồng chè cùng làm hàng xuất khẩu.

Việc chăn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm tiếp tục được đẩy mạnh. Đàn lợn của Nông trường lên đến hàng nghìn con, không những làm sản phẩm giao nộp cho Nhà nước mà còn góp phần đáng kể cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên.

Kết quả đạt được trong năm 1987 cho thấy phương hướng sản xuất kinh doanh của Nông trường đã phần nào phản ánh được tinh thần đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Nhờ đó, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn đã vượt qua một số khó khăn trước mắt.

Ngày 15/11/1987, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn long trọng tổ chức Lễ kỉ niêm 30 năm thành lập Nông trường (1957 - 1987). Buổi lễ kỉ niệm vinh dự được đón tiếp các đại biểu từ Trung ương, Quân khu, Bộ Nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, nông trường bạn và đông đảo nhân dân địa phương trong huyện Phổ Yên tham dự. Tại buổi lễ, đồng chí Vũ Xuân Hồng – Bí thư Nông trường thay mặt cho toàn thể cán bộ, công nhân Nông trường ôn lại truyền thống 30 năm xây dựng và trưởng thành, báo cáo kết quả lao động sản xuất của tập thể cán bộ, công nhân Nông trường trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước. Tính đến ngày 15/11/1987, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trong đó có 21 năm tồn tại sau khi chia tách. Trong 21 năm đó (1966 - 1987), Nông trường mất 6 năm đầu lúng túng về việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu. Thêm vào đó, thiên tai liên tiếp xảy ra; có năm hạn hán kéo dài gần 8 tháng liền, làm khô cằn tàn lụi hàng trăm ha sả. Hết hạn hán, lại đến lũ lớn tàn phá đất đai; mưa dầm kéo dài 3 - 4 tháng liền không ngớt… Lực lượng lao động luôn mất cân đối do một số thanh niên nhập ngũ tham gia chiến đấu trên các chiến trường, một số được điều chuyển đi xây dựng nông trường mới, một số nghỉ việc theo chế độ bảo hiểm xã hội hằng năm ngày một tăng...

Tình trạng lao động luôn mất cân đối cũng do những hạn chế của cơ chế cũ phát sinh. Trong 30 năm xây dựng và phát triển, Nông trường đã trải qua 30 mùa gieo trồng, thu hoạch và chế biến tinh dầu. Trên 220 tấn tinh dầu loại đặc sản được giao nộp và xuất khẩu, nhưng trong danh mục nghề nghiệp vẫn không có chế độ cụ thể đối với người làm tinh dầu sả. Điều đó dẫn đến việc nghỉ chế độ hằng năm cao, có năm nghỉ đến hàng trăm người. Trong đó, số nghỉ trước tuổi, trước thời gian quy định khá đông. Việc tuyển dụng bổ sung ngày càng khó khăn. Vật tư luôn mất cân đối. Trừ than ra, các loại vật tư khác mức cân đối hằng năm chỉ đạt 60% mức đã cân đối đầu năm. Năm nào cũng còn khá nhiều chỉ tiêu vật tư nằm trên giấy tờ. Ngay cả than là chỉ tiêu được chú ý, nhưng xét về chủng loại cũng không đúng với yêu cầu kĩ thuật. Than thường cho ít nhiệt, nên tỉ lệ tinh dầu đạt thấp. Đã thế, nhiều lúc than về không đúng thời điểm chế biến, gây ra lãng phí trong sản xuất.

Những khó khăn về tiền vốn cũng gây nhiều căng thẳng trong quá trình sản xuất. Còn nhiều khó khăn về đời sống, về các mặt tiêu cực khác của xã hội nảy sinh… đã ảnh hưởng không tốt đến cán bộ, công nhân viên.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc Nông trường, của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, cùng với sự chỉ đạo, hướng dẫn từ các phòng ban chuyên môn đã giúp toàn thể cán bộ, công nhân viên Nông trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi khó khăn, thách thức góp phần xây dựng thành công mô hình mới trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Sức mạnh đó không những được thể hiện đầy đủ qua các phong trào thi đua mà kết quả trong xây dựng và sản xuất 30 năm đã qua là sự khẳng định cho những cố gắng đó.

Ở thời điểm tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập, tổng diện tích của Nông trường trên 1500 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 68%. Diện tích gieo trồng từ 400 ha đến 650 ha. Một xưởng chế biến tinh dầu sả xây dựng từ năm 1958, được nhiều lần sửa chữa và thay đổi nội dung tiến bộ kĩ

thuật. Năm 1987, năng lực sản xuất của xưởng đạt từ 20 - 30 tấn lá/ ngày, cho sản lượng dầu từ 15 - 20 tấn/ năm. Một xưởng chế biến chè búp với công suất chế biến từ 1,5 - 3 tấn/ ngày. Cơ sở nghiền thức ăn gia súc công suất 1 tấn/ ca… Nông trường có 4 đầu xe ô tô đạt trên 500 mã lực máy kéo, một cụm máy phát điện diesel, một xưởng sửa chữa cơ khí… Công suất làm đất đạt từ 4.500 – 5.000 ha/ tiêu chuẩn một năm. Sản lượng vận chuyển nội bộ từ 4.500 – 5.000 tấn thực tế/năm. Sản lượng vận tải ô tô từ 30.000 – 40.000 tấn/năm. Công suất phát điện máy nổ đạt từ 250.000 – 300.000 KW/năm.

Trong xây dựng cơ bản, Nông trường chủ động được phần lớn nguyên vật liệu. Gạch đất nung đạt từ 700.000 - 1.000.000 viên/năm; vôi từ 100 - 180 tấn/ năm; ngói xi măng từ 20.000 – 50.000 viên/năm; cát sỏi đá các loại đạt khoảng 1000 m3

/năm.

Đàn lợn với 1000 con giống lai F1 đạt tiêu chuẩn, đạt sản lượng 10 tấn thịt/ năm.

Với tinh thần “tự lực tự cường”, Nông trường đã tự làm hơn 13 km đường trục, cấp phối (nay là Tỉnh lộ 261); trên 25 km đường đất vận chuyển cơ giới nội bộ; 10,5 km đường điện hạ thế 220 V; 16 km đường loa đài.

Gần 10.000 m2

các công trình sản xuất, phục vụ sản xuất và đời sống đã được xây dựng.

Vốn đầu tư theo giá cố định trên 8 triệu đồng, trong đó thiết bị và xây lắp khoảng trên 5 triệu đồng.

Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại Nông trường năm 1987 khoảng 1.000 người. Nông trường đã xây dựng thành 9 đội sản xuất cơ bản, một đội xây dựng cơ bản, một đội sản xuất vật liệu, một đội chế biến, một xưởng sửa chữa và vận chuyển, canh tác bằng cơ giới, một cửa hàng hợp tác xã tiêu thụ, một bệnh xá và một trung tâm lãnh đạo và điều hành…

Trong 30 năm (1957 - 1987), Nông trường đã xuất khẩu 220.000 kg tinh dầu sả, trên 60.000 kg chè đen, 1.000.000 kg chè búp. Trao đổi khoảng 1.000.000

gói chè hương với các tỉnh bạn. Sản xuất được gần 1.000 tấn thóc, trên 5.000 tấn hoa màu; đưa vào xây dựng gần 4 triệu viên gạch, trên 140.000 viên ngói, gần 20.000 m3

gỗ tận thu từ 42.000 cây gỗ tròn, trong đó có 5.000 cây bạch đàn tự trồng, khai thác trên 500.000 cây nứa các loại và trên 100.000 m3

cát, sỏi, đá các loại. Tổng diện tích đã được xây dựng trên 650.000 m2

các loại bao gồm diện tích kiên cố, bán kiên cố và nhà tạm.

Giá trị tổng sản lượng tính theo giá cố định từ 20.000 đồng năm 1958 lên 8,6 triệu đồng năm 1987. Nếu tính theo giá hiện hành của các thời điểm thì từ 151.600 đồng năm 1958, tăng lên 17,4 triệu đồng năm 1987. Giá trị hàng hóa từ gần 274.000 đồng năm 1961, tăng lên 9,4 triệu đồng năm 1986 và 16,5 triệu năm 1987. Tổng số lãi qua các năm là 6,2 triệu đồng. Tổng nộp ngân sách Nhà nước đạt 13,2 triệu đồng [13].

Những thành tích đạt được sau 30 năm xây dựng và phát triển của Nông trường là to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là kết quả của đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, là kết quả của những nỗ lực phi thường vượt lên trên mọi khó khăn, của tinh thần đoàn kết quân dân, sự sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất của các thế hệ cán bộ, công nhân viên Nông trường. Những thành tích đạt được trong 30 năm xây dựng và phát triển tạo đà cho Nông trường vượt qua những khó khăn, trở ngại để tiếp tục vươn lên. Tình hình sản xuất của Nông trường trong năm 1988 vẫn được duy trì, mặc dù những khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều; mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước vẫn hoàn thành; đời sống cán bộ, công nhân viên cơ bản được duy trì ổn định.

Trong giai đoạn này, các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội phụ nữ tiếp tục có những hoạt động thiết thực góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất và ổn định đời sống cán bộ, công nhân Nông trường. Nổi bật là kết quả đạt được trong công tác giáo dục. Trước năm 1986, con em công nhân Nông trường đi học phải lên trường cấp I, II Phúc Thuận. Để theo học cấp III thì phải đi ra trung tâm huyện xa hàng chục cây số học tại

trường cấp III Lê Hồng Phong. Do sự gia tăng nhanh dân số cơ học ở địa bàn Nông trường, nhu cầu học tập của con em Nông trường tăng nhanh chóng, năm 1986, Nông trường được Ủy ban Nhân dân huyện Phổ Yên cho phép thành lập trường học liên cấp I, II đặt tại khuân viên Nông trường (nay địa điểm đó là Trường tiểu học Bắc Sơn). Năm 1987, được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Thái thành lập Trường Phổ Thông trung học Kỹ thuật Phổ Yên trên cơ sở tách khối cấp II và đưa 3 lớp từ trường cấp III Lê Hồng Phong về (nay địa điểm đó là Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn).

Từ năm 1989 - 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ. Sự kiện này có ảnh hưởng không tốt đối với Nông trường vì đặc thù sản xuất và kinh doanh của Nông trường gắn chặt với thị trường các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là mặt hàng chủ lực tinh dầu sả. Từ thời gian này, các nước Đông Âu và Liên Xô không còn nhập mặt hàng tinh dầu sả từ Việt Nam.

Vào thời điểm năm 1990, diện tích trồng sả của Nông trường còn khoảng 300 ha; lượng tồn kho lên tới hơn 10 tấn tinh dầu sả. Do số vốn đầu tư vào trồng sả và sản xuất tinh dầu rất lớn mà nhu cầu của thị trường truyền thống vẫn chưa rõ, nên Ủy ban Nhân dân tỉnh lúc đầu còn do dự trong việc giữ hay phá cây sả. Số cán bộ, công nhân Nông trường giảm sút nhanh chóng. Thực tế ở Nông trường thời điểm này chỉ còn số cán bộ chủ chốt của các phòng ban và những công nhân tiếp tục theo để đóng bảo hiểm xã hội đủ năm. Từ năm 1991, Nông trường Quốc doanh Bắc Sơn không còn thực hiện nhiệm vụ đóng góp sản phẩm cho Nhà nước. Hình thức lao động tập trung tại Nông trường chính thức bị xóa bỏ.

Đảng ủy Nông trƣờng Giám đốc Nông trƣờng Công đoàn Nông trƣờng Phòng KH thống Phòng hành chính Phòng kế toán tài vụ vụ Phòng tổ chức Phòng chăn nuôi Phòng trồng trọt Phòng kiến thiết bản Phòng cơ khí và chế biến Đội I Sả, chăn nuôi Đội II Sả, chè, lúa, rừng Đội III Sả Đội IV Sả, chè Đội V Sả Đội VI Sả Đội VII Trại chăn nuôi Đội VIII Sả, chè Đội IX Chè

Đoàn Thanh niên Nông trƣờng Đội xây dựng Đội vật liệu Xƣởng cơ khí Đội xe máy Đội chế biến sả Đội chế biến chè Phòng bảo vệ - tự vệ Cửa hàng HTX tiêu thụ Đội xay sát gạo

Những năm tiếp sau đó chứng kiến nhiều sự thay đổi ở Nông trường. Năm 1992, được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh, lãnh đạo Nông trường xác định phương hướng sản xuất lấy cây chè làm chủ lực, vận động cán bộ, công nhân viên nhận khoán đất trồng sả chuyển sang trồng chè, cây lương thực, cây lâm nghiệp… Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chuyển hướng canh tác rất

Một phần của tài liệu Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (19571991) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)