- Dùng các loại thuốc để phun trừ như Supracide,
5.2.4. Bệnh thối trái (do nấm Phomopsis sp.,
Dothiorella spp. )
•Triệu chứng.
Bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn trái chín, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất trái. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những vùng mất màu trên bề mặt vỏ trái, sau đó hình thành những đốm màu nâu và có thể có nhiều tơ nấm xuất hiện trên bề mặt vết bệnh. Nấm bệnh cũng dễ tấn công ở phần cuống trái và gây nên bệnh thối cuống trái.
• Phòng trị:
Cắt tỉa và loại bỏ những cành bị khô và
chết trên cây.
Kiểm soát chế độ tưới và tiêu nước cho cây một cách đều đặn cũng hạn chế được bệnh vì
khi cây bị sốc nước cũng rất thuận lợi cho bệnh phát triển.
Tồn trữ lạnh cũng hạn chế được sự phát triển của bệnh trên trái giai đoạn sau thu hoạch.
VI. Thu hoạch và cách bảo quản
Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch quả khoảng 100-120 ngày, khi quả chín màu sắc của vỏ quả thường có màu đỏ vàng- đỏ sậm, vàng-vàng đỏ, đỏ thẩm... và râu của vỏ quả thường đỏ nhưng chóp râu có thể có màu vàng, xanh... thay đổi tuỳ vào
* Nên thu hoạch quả làm nhiều đợt để quả có màu sắc đẹp, không thu hoạch quá chín vì màu sắc vỏ quả sẽ sậm, thịt quả bị đục có hương vị kém, dễ bị côn trùng tấn công.
Trong điều kiện nhiệt đới, màu sắc của vỏ và râu vỏ quả chôm chôm bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi thu hoạch, tồn trữ trái ở nhiệt độ 10-150C trong túi PE /thùng đựng có đục lỗ giữ được 10 ngày, trong túi PE dày kín có thể giữ được 12 ngày.
Qua phần trình bày trên phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như vai trò của cây chôm chôm trong đời sống. Từ đó chúng ta có những kiến thức cơ bản về kĩ thuật chăm sóc cũng như nuôi dưỡng cây chôm chôm nói riêng và các loại cây ăn quả khác nói chung để làm nền tảng nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng