Nhân giống cây trồng

Một phần của tài liệu phương pháp trồng cây chôm chôm (Trang 35 - 47)

IV. KỸ THUẬT CANH TÁC 4.1 Chuẩn bị đất trồng

4.2. Nhân giống cây trồng

Có các hình thức nhân giống khác nhau như nhân giống bằng hạt, ghép mắt, ghép cành, chiết, tuỳ thuộc vào thói quen của mỗi nơi.

4.2..1. Gieo hạt

• Là phương pháp dễ nhất nhưng trồng cây từ hạt có tới 50% hoặc hơn , cây đực. Cây cái thì có thể biến dị. Mặt khác trồng cây bằng hột cây dễ bị phân tính và mất thời gian dài cây mới cho trái, cây trồng bằng hột thường chỉ dùng làm gốc ghép.

Nên gieo hạt thẳng vào túi PE. Hạt mọc sau 12 - 15 ngày và cây tốt nhất là cây mọc sớm nhất. Nếu gieo trồng trên luống rồi đánh trồng vào bầu thì nên xén rễ , sâu ở dưới cổ rễ, thúc cho ra nhiều rễ cám trước khi đánh trồng nếu không sẽ chết nhiều.

4.2.2. Ghép

• Có nhiều cách ghép, nhưng ở Miền nam Việt Nam, phương pháp ghép mắt, ghép cửa sổ được áp dụng nhiều nhất.

• Ðầu tiên chọn cây mẹ để lấy mắt ghép

Chọn cây thường cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng năm trước khi lấy mắt ghép. Cành lấy mắt ghép phải cắt 2 - 3 tháng sau thu hoạch vì lúc đó dễ bóc mắt nhất

• Cây chôm chôm được trồng làm gốc ghép ở độ tuổi 8 – 12 tháng, gốc ghép cao khoảng 80 – 100 cm, đường kính gốc ghép từ 1.2 – 1.5 cm.

• Tiêu chuẩn cành lấy mắt ghép: tuổi 1 năm, đường kính 15 - 20 mm và lá đã rụng. Vì chôm chôm ít rụng lá nên phải cắt lá đi khoảng 2 tuần trước khi lấy mắt ghép (cắt bằng kéo, không bẻ). Thời gian ghép nên chọn ngày râm mát, trời có mây.

Cách tiến hành như sau:

Dùng dao sắc rạch 2 vạch song song trên gốc dài 3 cm và rộng 0,5 cm cách mặt đất chưng 15 cm. Sau đó, rạch đường ngang phía dưới tạo vết rạch hình chữ U, tách nhẹ miệng gốc ghép lên, đặt mắt ghép vào đậy lại buộc dây xung quanh tránh nước rơi vào. Thao tác càng nhanh càng tốt, sau 2 tuần gỡ dây buộc ra, cắt da đậy miếng gốc ghép, cắt ngọn, khoảng 4-5 tháng sau đem trồng.

 Ngoài ghép mắt cửa sổ, người ta còn ghép mắt hình chữ T, ghép cành. Ðặc biệt ghép áp rất có

kết quả. Gốc ghép ương trong bầu 6 tháng tuổi, đưa đến ghép với 1 cành 1 tuổi ở cây mẹ, chỉ 4 - 6 tuần lễ đã có thể cắt rời. Tuy có phần phiền phức nhưng tỉ lệ sống cao : 90 - 100%.

Ưu điểm: phương pháp ghép cho tỷ lệ sống cao, sớm cho trái và giữ được đặt tính của cây

4.2.3. Chiết

 Cây chôm chôm ít trồng bằng cành chiết, nhưng chiết là

phương pháp tiện lợi khi không cần có nhiều cây giống. Có

những giống ra rễ rất tốt, tỉ lệ sống 80 - 90 % hoặc hơn. Cành chiết nên chọn ở chỗ sáng, một năm tuổi đường kính 10 - 12mm dài 40 - 60 cm và chiết vào mùa mưa tốt nhất có thể dùng hoá chất kích thích ra rễ.

Tuy nhiên cây chiết sau khi đem trồng nhánh chiết dễ bị chết khi rời khỏi cây mẹ. Để tăng tỷ lệ sống khi trồng cần hạn chế việc rụng lá và giữ yên cho cây cho đến khi rễ bám chặt vào đất.

Một phần của tài liệu phương pháp trồng cây chôm chôm (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(114 trang)