“Từ trường” Vật lí 11
2.3.3.1. Xây dựng đề kiểm tra 15 phút
ĐỀ SỐ 1
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức từ trường: khái niệm từ trường; khái niệm và đặc điểm của các đường sức từ, tương tác từ; nội dung quy tắc nắm tay phải.
+ Kiểm tra kiến thức về lực từ: đặc điểm của lực từ (phương, chiều, độ lớn), công thức tính lực từ.
+ Kiểm tra kiến thức về cảm ứng từ: đặc điểm của cảm ứng từ (phương, chiều, độ lớn), + Kiểm tra việc vận dụng các khái niệm, quy tắc, công thức đã học để giải các bài tập liên quan.
- Ma trận đề 1: Cấp độ nhận thức Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng % 1. Từ trường 2 Câu 2, 3 2 Câu 10, 11 1 Câu 12 5 50% 2. Lực từ. Cảm ứng từ 2 Câu 14, 17 2 Câu 19, 20 1 Câu 28 5 50% Tổng 4 4 2 10 % 40% 40% 20% 100%
Đề này kiểm tra kiến thức của hai phần: từ trường và lực từ, cảm ứng từ với yêu cầu về kiến thức ngang nhau đồng thời kiểm tra năng lực nhận thức của học sinh ở mức nhận biết và hiểu.
ĐỀ SỐ 2:
- Mục tiêu:
+Kiểm tra kiến thức về các đặc điểm của từ trường của các dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt: quy tắc xác định chiều các đường sức từ của dòng điện thẳng dài, vòng dây và ống dây, công thức xác định độ lớn cảm ứng từ của dòng điện thẳng dài, vòng dây và ống dây.
+ Kiểm tra kiến thức về lực Lorentz: định nghĩa, phương, chiều, độ lớn.
+ Kiểm tra sự vận dụng các đặc điểm, công thức vào việc giải quyết các bài toán có liên quan. - Ma trận đề 2: Cấp độ nhận thức Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng % 1. Từ trường của các dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt 1 Câu 34 2 Câu 37, 38 3 Câu 43, 49, 52 6 60% 2. Lực Lorentz 1 Câu 55 1 Câu 57 2 Câu 63, 64 4 40% Tổng 2 3 5 10 % 20% 30% 50% 100%
Đề này kiểm tra kiến thức về đặc điểm của từ trường của các dây dẫn mang dòng điện có hình dạng khác nhau và các kiến thức liên quan đến lực Lorentz, trong đó chú trọng phần kiến thức về đặc điểm của từ trường của các dây dẫn mang dòng điện có hình dạng khác nhau nên phần này chiếm 70% bài kiểm tra.
ĐỀ SỐ 3
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức về lực từ, cảm ứng từ: Dạng các đường sức từ, cách xác định cảm ứng từ của các dòng điện thảng và dòng điện tròn (phương, chiều, độ lớn), nguyên lý chồng chất từ trường.
+ Kiểm tra kiến thức về lực Lorentz: độ lớn lực, độ lớn vận tốc và động năng của điện tích chuyển động.
+ Kiểm tra sự vận dụng các công thức đã học để giải các bài tập
- Ma trận đề số 3:
Cấp độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %
1. Lực từ. Cảm ứng từ 1 Câu 16 3 Câu 18, 19, 22 2 Câu 27 TL, 33TL 6 70% 2. Lực Lorentz 1 Câu 55 1 Câu 60 2 Câu 63, 64, 66, 67 4 30% Tổng 2 4 4 10 % 10% 20% 70% 100%
Đề này kiểm tra kiến thức lực từ, cảm ứng từ và lực Lorentz, trong đó trọng tâm là các kiến thức về lực từ, cảm ứng từ nên phần này chiếm 70% kiến thức của đề kiểm tra. Đề này được soạn với mong muốn học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu, vận dụng, do đó phần này chiếm 70%. Trong đó, phần tự luận chiếm 50% toàn bộ đề.
ĐỀ SỐ 4
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức: Đăc điểm, cách xác định lực từ, lực Lorentz
+ Kiểm tra sự vận dụng các công thức về độ lớn cảm ứng từ của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt vào việc giải các bài toán liên quan.
- Ma trận đề số 4:
Cấp độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %
1. Lực từ. Cảm ứng từ 1 Câu 17 1 Câu 21 1 Câu 30 3 30% 2. Lực Lorentz 2 Câu 53, 54 1 Câu 61 2 Câu 63, 35TL 5 70% Tổng 3 2 3 8 % 30% 20% 50% 100%
Đề này kiểm tra các kiến thức liên quan đến lực từ và lực Lorentz: đặc điểm phương, chiều, độ lớn, đơn vị. Trong đó trọng tâm là phần kiến thức liên quan đến lực Lorentz do đó kiến thức của phần này chiếm 70% bài kiểm tra. Đề này được soạn với mong muốn học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu, vận dụng, do đó phần này chiếm 70%. Trong đó, phần tự luận chiếm 30% toàn bộ đề.
ĐỀ SỐ 5
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức: định nghĩa, đăc điểm, cách xác định lực Lorentz
+ Kiểm tra sự vận dụng các công thức về độ lớn lực từ Lorentz, công thức bán kính quỹ đạo của điện tích chuyển động trong từ trường và công thức về độ lớn cảm ứng từ của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt vào việc giải các bài tập liên quan.
- Ma trận đề số 5:
Cấp độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %
1. Từ trường của các dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt 2 Câu 32, 34 2 Câu 37, 40 1 Câu 29 TL 5 50%
2. Lực Lorentz 2 Câu 53, 56 2 Câu 60, 61 1 Câu 40 TL 5 50% Tổng 4 4 2 10 % 25% 25% 50% 100%
Đề này kiểm tra các kiến thức liên quan đến lực từ và lực Lorentz: đặc điểm phương, chiều, độ lớn, tính chất của điện tích chuyển động trong từ trường. Đề này được soạn với mong muốn học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu trong đó phần trắc nghiệm có 8 câu chiếm 50% và phần tự luận chiếm 50% toàn bộ đề.
ĐỀ SỐ 6
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra kiến thức: đăc điểm, cách xác định cảm ứng từ do dòng điện chạy trong các dậy dẫn có hình dạng đặc biệt gây ra.
+ Kiểm tra sự vận dụng các công thức về độ lớn cảm ứng từ của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt vào việc giải các bài tập liên quan.
- Ma trận đề số 6:
Cấp độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %
Từ trường của các dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt 4 Câu 32, 33, 35, 36 4 Câu 37, 38, 39, 40 2 Câu 28 TL, 30 TL 5 50% Tổng 4 4 2 10 % 25% 25% 50% 100%
Đề này kiểm tra các kiến thức liên quan đến Từ trường của các dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. Đề này được soạn với mong muốn học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu trong đó phần trắc nghiệm có 8 câu chiếm 50% và phần tự luận chiếm 50% toàn bộ đề.
2.3.3.1. Xây dựng đề kiểm tra 45 phút
- Mục tiêu: Kiểm tra các kiến thức trong chương từ trường
+ Kiểm tra các kiến thức về từ trường, đường sức từ: khái niệm, đặc điểm, các tích chất đặc trưng của từ trường và các đường sức từ.
+ Kiểm tra các kiến thức về lực từ, cảm ứng từ: cách xác định vector, độ lớn lực từ, cách xác định vector, độ lớn cảm ứng từ của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt, công thức tính độ lớn lực Lorentz và quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái. ĐỀ SỐ 1 Ma trận đề số 1 Cấp độ nhận thức Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng % 1. Từ trường 1 Câu 5 1 Câu 10 2 10% 2. Lực từ. Cảm ứng từ 2 Câu 21,25 2 10%
3. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt 3 Câu 40, 41, 42 3 Câu 45, 51, 21TL 6 50% 4. Lực Lorentz 1 Câu 54 1 Câu 39TL 2 30% Tổng 2 6 4 10 100% % 10% 30% 60% 100%
Đề này kiểm tra các kiến trong chương từ trường. Trong đó trọng tâm là phần kiến thức liên quan đến từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt và lực Lorentz do đó kiến thức của phần này chiếm 80% bài kiểm tra. Đề này được soạn với mong muốn học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu, vận dụng, do đó phần này chiếm 80%. Trong đó, phần tự luận chiếm 50% toàn bộ đề.
ĐỀ SỐ 2
Ma trận đề số 2
Cấp độ nhận thức
Nội dung Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng %
1. Từ trường 3 Câu 7, 9,11 1 Câu 12 4 20% 2. Lực từ. Cảm ứng từ 3 Câu 14, 16, 17 1 Câu 23 4 20% 3. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt 2 Câu 25TL, 33TL 2 35% 4. Lực Lorentz 1 Câu 56 1 Câu 61 1 Câu 40TL 2 25% Tổng 7 3 3 10 100% % 35% 15% 50% 100%
Đề này kiểm tra các kiến trong chương từ trường. Kiến thức trải đều vào bốn bài trong chương và đòi hỏi học sinh đạt được kiến thức ở mức hiểu, vận dụng do đó phần này chiếm 80%. Trong đó, phần tự luận chiếm 50% toàn bộ đề.
Với các câu TNKQNLC đã được kiểm định, đánh giá bằng toán thống kê và các câu tự luận đã soạn thảo, tùy theo mục tiêu dạy học và mục tiêu kiểm tra, đánh giá có thể xây dựng thêm các đề kiểm tra kết quả học của học sinh. Dựa vào kết quả bài làm của học sinh, đối chiếu với ma trận đề đã xây dựng, cho phép đánh giá được kết quả học tập ở mỗi nội dung kiến thức theo ba cấp độ nhận thức. Mặt khác, căn cứ vào đối tượng học sinh để xây dựng ma trận đề cho phù hợp, chú ý đảm bảo tính phân hóa nhằm khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.
Kết luận chương 2
Chúng tôi nhận thấy kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học nhằm giúp học sinh tiến bộ. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp HS biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học. Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh thì đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy HS nỗ lực. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh còn có nghĩa là sự đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra. Đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá HS mà quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, học sinh mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi đã vận dụng lý luận, nghiên cứu nội dung chương “Từ trường” Vật lí 11 để xây dựng các đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo qui trình
- Xác định mục đích của đề kiểm tra - Xác định hình thức đề kiểm tra
- Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra).Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
+ Phân tích nội dung môn học cần kiểm tra + Thiết lập bảng phân bố câu hỏi.
- Biên soạn câu hỏi theo ma trận
- Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm
Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra “Nếu xây dựng được một bộ đề kiểm tra bám sát nội dung kiến thức, mục tiêu dạy học của chương ‘Từ trường’ Vật lí 11 theo qui trình soạn đề kiểm tra với các câu hỏi soạn thảo đúng kỹ thuật thì cho phép đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh, đồng thời đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho việc tự điều chỉnh hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV”.
3.2. Ý nghĩa của việc thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm trước hết nhằm đánh giá bộ câu hỏi trắc nghiệm trong điều kiện thực tiễn và thông qua đó xác định tính khả dụng của các câu trắc nghiệm trước khi áp dụng vào thực tiễn lâu dài. Trên cơ sở phân tích các câu trắc nghiệm trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm người sử dụng bộ câu hỏi có thể dễ dàng chọn lựa câu trắc nghiệm có tiêu chí phù hợp với mục tiêu đã đề ra hoặc có thể chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu của việc kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm cón nhằm đánh giá các đề kiểm tra đã soạn thảo trên đối tượng học sinh được thực nghiệm, từ đó phân tích, đưa ra các nhận xét kết quả học tập của HS với từng nội dung kiến thức theo các cấp độ nhận thức. Quan trọng hơn là xem xét thông tin phản hồi cho GV về:
- Các nội dung kiến thức HS đã chiếm lĩnh được - Các nội dung kiến thức HS còn cần bổ khuyết
- Năng lực nhận thức của HS đạt tới đâu, có thể bồi dưỡng thêm thế nào. Từ đó, điều chỉnh hoạt động dạy.
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành với học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Linh – tỉnh Bình Thuận.
3.4. Phương pháp thực nghiệm
Chia thành hai đợt để thực nghiệm:
- Đợt 1: Tiến hành thực nghiệm bộ câu hỏi TNKQNLC. - Đợt 2: Tiến hành thực nghiệm đề kiểm tra.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích câu trắc nghiệm
3.5.1.1. Đánh giá câu trắc nghiệm qua độ khó và độ phân cách
Đánh giá độ khó pi của câu trắc nghiệm
Để xác định câu trắc nghiệm khó hay dễ tác giả so sánh độ khó của câu trắc nghiệm với độ khó trung bình pie.
Vì bộ câu hỏi mà tác giả soạn trong đề tài này là bộ câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn nên độ khó trung bình pie = 0.625 (Xem mục 1.2.1.3.)
pi nằm trong khoảng [0; 0.29): câu hỏi i rất khó.
pi nằm trong khoảng [0.29; 0.49]: câu hỏi i khó.
pi nằm trong khoảng [0.50; 0.69): câu hỏi i có độ khó chấp nhận được.
pi nằm trong khoảng [0.70; 1): câu hỏi i dễ.
Đánh giá độ phân cách Di của các câu trắc nghiệm
Di <0.2: câu trắc nghiệm i có độ phân cách kém.
0.2 D≤ i ≤0.29: câu trắc nghiệm i có độ phân cách trung bình, có thể sử dụng.
0.3 D≤ i ≤0.39: câu trắc nghiệm i có độ phân cách khá tốt.
0.4 D≤ i: câu trắc nghiệm i có độ phân cách tốt.
3.5.1.2. Bảng phân tích câu trắc nghiệm
Khảo sát trên tổng số 137 HS lớp 11 trường Nguyễn Văn Linh – Bình Thuận, nhóm cao 37 HS chiếm 27%, nhóm thấp 37 HS chiếm 27% [10].
Câu 1 Nhóm A B C* D Nhóm cao 2 1 33 1 Nhóm thấp 5 2 27 3 - Độ khó: 0.87 - Độ phân cách: 0.16
- Đánh giá: Câu hỏi này dễ, có độ phân cách kém
Câu 2
Nhóm A B* C D
Nhóm cao 2 31 2 2
- Độ khó: 0.55 - Độ phân cách: 0.22
- Đánh giá: Câu hỏi này trung bình, độ phân cách trung bình.
Câu 3 Nhóm A* B C D Nhóm cao 30 6 1 0 Nhóm thấp 20 12 2 3 - Độ khó: 0.50 - Độ phân cách: 0.27
- Đánh giá: Câu hỏi này trung bình, độ phân cách trung bình.