Cơ sở lý luận về phương pháp tựluận

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương từ trường – vật lí 11 (Trang 26 - 28)

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm

a. Khái niệm

Danh từ "luận đề" (tự luận) ở đây không chỉ giới hạn trong phạm vi các bài "Luận văn" mà nó bao gồm các hình thức khảo sát khác thông thường trong lối thi cử, chẳng hạn như những câu hỏi lý thuyết, những bài toán. Các chuyên gia đo lường gọi chung là hình thức kiểm tra này là "trắc nghiệm loại luận đề" (essay-type test) cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc nghiệm gọi là "trắc nghiệm khách quan" (objective test). Thật ra việc dùng danh từ "khách quan" này để phân biệt 2 loại kiểm tra nói trên cũng không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm "chủ quan" và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn "khách quan".

Trong dạy học, tự luận là phương tiện kiểm tra khả năng của người học trong đó người dạy sẽ hỏi một vài vấn đề của môn học và người học được tự do trình bày, diễn đạt ý kiến của bản thân về chủ đề được hỏi trong phạm vi thời gian đã được giới hạn.

b. Đặc điểm

- Với một câu hỏi dưới dạng tự luận, người học cần phải tự mình soạn và diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ của chính mình, được lựa chọn cả cách trình bày bố cục của bài làm.

- Số câu hỏi trong mỗi đề kiểm tra tự luận tương đối ít so với đề kiểm tra TNKQ với cùng lượng thời gian kiểm tra.

- Khi làm bài kiểm tra tự luận người học thường nhớ lại và viết, thông qua đó người học bộc lộ tính sáng tạo, lập luận, ý kiến và mức độ hiểu biết của bản thân về vấn đề đang trình bày.

- Sự phân bố điểm số trong bài kiểm tra tự luận phụ thuộc vào người ra đề, chầm bài do đó thiếu tính khách quan.

1.2.2.2. So sánh ưu thế của phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận theo các yêu cầu trong việc đánh giá

Giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương đồng; song quan trọng là cả hai đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết miễn là ta sử dung đúng phương pháp, kỹ thuật soạn thảo và công dụng của mỗi loại.

Bảng 1.1. Bảng so sánh ưu thế của phương pháp trắc nghiệm và tự luận

Yêu cầu Ưu thế thuộc về phương pháp TNKQ Tự luận Ít tốn công ra đề thi 

Đánh giá khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy hình

tượng 

Thuận lợi cho việc đo lường các tư duy sáng tạo 

Đánh giá được quá trình tư duy 

Đánh giá được tốc độ tư duy 

Khái quát được toàn bộ nội dung môn học 

Ít may rủi do trúng tủ, trật tủ 

Ít tốn công chấm thi 

Khách quan trong chấm thi 

Áp dụng được công nghệ trong làm đề, chấm bài 

Kích thích được khả năng phân tích đúng, hiểu đúng 

Giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp khi thi 

Có tính định lượng cao, áp dụng được công nghệ đo lường trong việc phân tích xử lý để nâng cao chất lượng các câu hỏi và đề thi

Cung cấp số liệu chính xác và ổn định để sử dụng cho các

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương từ trường – vật lí 11 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)