II- Saola và nguy cơ biến mất vĩnh viễn
2- Nguyên nhân khiến số lượng saola giảm đi nhanh chóng:
-Chủ yếu do nạn săn bắn của con người. Sao la chỉ sống trong sinh cảnh rất
nhỏ hẹp là ghềnh đá đầu nguồn các con sông nên rất dễ bị săn bẫy. Hơn nữa, loài này rất sợ chó nên những lúc nghe tiếng chó sủa, chúng gần như chỉ biết tự vệ bằng cách núp vào các hốc đá nên dễ bị bắt. Giới thợ săn cho rằng muốn bẫy sao la chỉ có chó là vũ khí lợi hại nhất. Một số khác nói chúng cũng dễ bị mắc bẫy treo, một loại bẫy thông dụng mà những người săn thú thường dùng.
Phóng viên và thợ săn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) ghi nhận đã có khoảng 30 con sao la bị giết từ năm 1993-2003. Sao la thường bị săn vào mùa đông, khi chúng di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tìm nguồn nước. Sao la thường bị bắt để lấy thịt và sừng, ở thị trường, sừng sao la có giá tới 600$ USD.
Ông Mai Thiết Sơn, phó giám đốc VQG Vũ Quang cho biết: “Cách đây khoảng hai năm về trước (2008) có một nhóm đối tượng ở thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn săn bắn được một con sao la. Khi bị phát hiện chúng đã vứt con vật lại. Sau đó anh em trong Ban đã đưa ra Hà Nội để nghiên cứu nhưng nó đã bị chết”.
Con số các vụ vận chuyển và tiêu thụ thịt thú rừng ngày càng tăng. Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, Thừa Thiên - Huế đã có 543 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển động vật rừng, trong đó có ba vụ khởi tố hình sự. Một cán bộ kiểm lâm có kinh nghiệm lâu năm của Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế khẳng định trong số những lô hàng bắt giữ được từ trước đến nay, họ không có kỹ năng để phân biệt được đâu là thịt nai, thịt mang hay thịt sao la. Tuy nhiên, điều này cũng không loại trừ việc sao la bị săn bẫy để phục vụ thú ẩm thực của “thượng đế”.
-Một nguyên khác cũng không kém phần quan trọng dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của sao la là do tình trạng con người chặt phá rừng để phục vụ cho hoạt động sống như: lấn chiếm đất rừng làm nhà ở, đốt rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép đã và đang hủy diệt môi trường sống của không chỉ sao la mà còn nhiều loài động vật khác
Khai thác rừng bừa bãi Đốt rừng làm rẫy
-Ngoài ra những dự án xây dựng đường xá, công trình thủy điện và khai thác mỏ cũng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của chúng.
Thủy điện nhỏ được triển khai dày đặc tại vùng rừng núi Quảng Nam, những dự án thủy điện này đã tàn phá rừng đầu nguồn tại Quảng Nam
Phá rừng để làm đường