Sinh sản và sinh trưởng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG (Trang 30 - 32)

Do sao la thường sống ở những thung lũng hẻo lánh và thường phân bố rời rạc, khó thể quan sát, theo dõi thường xuyên nên những thông tin thu thập từ sao la đặc biệt là những thông tin về sinh sản, sinh trưởng của loài này tương đối ít.

Phần lớn dữ liệu về quá trình sinh sản của sao la là từ việc quan sát duy nhất 1 cá thể cái đang mang thai 1 sao la đực trước khi chết vào 1/1996,Lào. Dựa vào kích thước của bào thai ( 38cm từ mũi đến đuôi dọc theo xương sống) và cân nặng( 800-1000 g), bào thai được ước lượng là đang phát triển sang quý 3 tháng thứ hai. Suy từ thời gian mang thai 33 tuần của loài linh dương sừng xoắn, các nhà khoa học đã ước lượng cá thể sao la cái này đã mang thai từ cuối tháng 8 tháng đến giữa tháng 11( từ giữa mùa mưa cho đến đầu mùa khô ở Lào). Như vậy, sự ra đời của con sao la đực dự kiến là sẽ xảy ra từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6( từ cuối mùa khô đến đầu mùa ẩm ướt). Mùa mưa và mùa khô ở Việt Nam khác với ở Lào, vì vậy mà mùa sinh sản của sao la ở đây có thể sẽ khác. Người ta dự đoán mùa sinh sản của sao la kéo dài từ 2-3 tháng.

Mọi dữ liệu đều chứng tỏ sao la là loài sinh sản theo mùa mà thời điểm sinh sản trùng với thời gian hoạt động mạnh của gió mùa.

Độ tuổi của sao la được dự đoán vào khoảng 8 đến 9 tuổi.

5- Tập tính:

Những dữ liệu về tập tính của sao la chủ yếu dựa trên việc quán sát những cá thể sao la bị nuôi nhốt.

Người ta thường thấy sao la xuất hiện từng cá thể riêng lẻ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng chúng sống thành từng bầy nhóm từ 2-3 con, hiếm khi nhiều hơn.

Sao la là loài hoạt động cả ngày và đêm, nhưng cũng có khi chỉ hoạt động vào lúc hoàng hôn. Người ta quan sát 1 con sao la bị nuôi nhốt, những hoạt động ăn uống thường diễn ra vào ban ngày, rất hiếm khi vào ban đêm. Sao la hoạt động tích cực nhất vào buổi sáng, chiều muộn và buổi tối, và kém hoạt

động khi mặt trời đã lên cao. Khi ngủ, 2 chân trước của chúng thường gấp lại ở dưới thân.

Liếm lông dường như là một hoạt động quan trọng của sao la mà chức năng chính là để xua đuổi ruồi muỗi. Mặt và mắt được liếm nhiều nhất, rồi đến hông, vai và chân trước. Sao la hay liếm mõm sau khi ăn, uống nước và nhai lại. Hoạt động đánh dấu mùi đã được quan sát 5 lần: trong mỗi lần sao la dùng phần bên trong dái tai tiếp xúc vào những mỏm đá nhô ra ở xung quanh. Tiếng kêu của sao la là những tiếng be be ngắn, mỏng và đều.

6- Phân bố:

Bản đồ khu vực phân bố của sao la

Sao la chỉ sinh sống duy nhất tại dãy núi Trường Sơn thuộc Việt Nam và Lào, cụ thể là tại các khu vực thuộc 6 tỉnh ở Việt Nam và 4 tỉnh ở Lào. Sao la bị chia nhỏ trong chín tiểu quần thể sống rải rác, trong đó quần thể có số lượng đông nhất sống ở khu vực phía nam của phạm vi phân bố của loài này, nằm ở vùng giáp ranh hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam.

Ở Việt Nam: Nghệ An (Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), Hà Tĩnh (Vũ Quang), Quảng Bình (Minh Hóa), Thừa thiên Huế (A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông).

Ở Lào: Bolikhamxay, Khammouan, Savannakhet and Xekong, và có khả năng ở phía nam tỉnh Xieng Khouang. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w