Những hạn chế còn tồn tại tại công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 76 - 78)

Bên cạnh những kết quả đạt được,hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty như:

+ Khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và đang có dấu hiệu tăng lên qua các năm.Điều này sẽ làm nguồn vốn lưu động của công ty bị nắm giữ trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn ngày càng cao như vậy sẽ gây ít nhiều khó khăn cho Công ty trong công tác thanh toán.

+ Hàng tồn kho của công ty trong năm 2014 có dấu hiệu tăng lên phản ảnh sự sụt giảm sức mua,tiêu thụ hàng hóa của công ty.Hàng tồn kho tăng, vòng

quay chậm lại, trong khi doanh số bán hàng giảm sút cho thấy thực trạng về cung và cầu hàng hóa khi nền kinh tế gặp khó khăn.Ngoài nguyên nhân chính là do công ty dự trữ nguyên vật liệu do dự đoán giá nguyên vật liệu sẽ tăng lên thì nguyên nhân hàng tồn kho tăng một phần là do chất lượng sản phẩm không đồng đều dẫn đến khó tiêu thụ,còn dư thừa các công cụ,hàng hóa tồn kho lâu không sử dụng, giá bán của các sản phẩm cao và các kênh bán hàng chưa thuận lợi cho người tiêu dùng.

+ Về các khoản vốn bằng tiền của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2014 giảm mạnh (giảm 33%) do Công ty đã rút 1 lượng lớn tiền mặt tại ngân hàng để chuyển sang các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng ,có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của công ty vì hiện nay hầu hết các công ty đối tác và bạn hàng đều tiến hành thanh toán qua ngân hàng do vậy nếu công ty phát sinh nhu cầu thánh toán hợp đồng qua ngân hàng thì công ty sẽ phải chuyển 1 số tiền mặt vào tài khoản để thanh toán.

+ Việc xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dẫn đến xác định ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội của thị trường. Sự phụ thuộc của ngân sách cổ đông vào biến động của mức tiêu thụ hàng năm sẽ gây trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn. Phương pháp này không tạo ra một căn cứ logic để lựa chọn một tỉ lệ phầm trăm cụ thể, ngoại trừ những gì đã làm được trong quá khứ hay những gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm.

+ Ngoài ra cơ sở vật chất,công nghệ của công ty còn lạc hậu,chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của cán bộ nhân viên trong công ty.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w