Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 54 - 55)

Công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm 2014.Phương pháp này được tiến hành theo 4 bước như sau:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện.

+ Tài sản ngắn hạn:219.106.936.540 Vnđ

+ Các khoản vốn chiếm dụng: 61.008.415.085 Vnđ

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

+ Tỷ lệ % của khoản mục TSNH =219.106.936.540/ 450.719.771.091 = 49%

+ Tỷ lệ % khoản vốn chiếm dụng =61.008.415.085/ 450.719.771.091 = 13.5%

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.

+ Dự báo doanh thu thuần trong năm tới tăng 4% tức đạt được: 468.748.561.935vnđ.

Nhu cầu vốn tăng thêm = (468.748.561.935 - 450.719.771.091) x (49%- 13.5%) = 6.400.220.749Vnđ.

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty.

+ Lợi nhuận sau thuế dự kiến: 468.748.561.935 x 0.01= 4.687.485.619 Vnđ.

+ Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư: 4.687.485.619 x (1-60%) = 1.874.994.247 Vnđ.

+ Vốn vay = 4.687.485.619 - 1.874.994.247 =2.812.491.371 Vnđ.

Phương pháp xác định vốn lưu động nay hợp lý và hiệu quả với công ty bởi: Thứ nhất,khi xác định theo phương pháp này có nghĩa là chi phí sẽ thay đổi tùy theo khả năng của doanh nghiệp (phù hợp với tình hình thực tế của công ty).Thứ hai, nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí , giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm. Thứ ba, nó khuyến khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi cho cổ đông một tỷ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp xỉ ngang nhau. Đây là phương pháp đơn giản vì chúng ta đã ngầm giả định nhu cầu vốn lưu động sẽ thay đổi cùng tỷ lệ với sự thay đổi của doanh thu, còn chính sách tài trợ và chính sách cổ tức được giữ ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản Hà Nội (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w