MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 80 - 98)

TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

Bước sang năm 2015, với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước được dự báo sẽ tốt hơn, điều hành kinh tế vĩ mô đi đúng hướng, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục phục hồi.

Kinh tế thế giới mặc dù còn nhiều rủi ro, thách thức, đặc biệt là căng thẳng chính trị ở nhiều khu vực chưa được giải quyết dứt điểm, diễn biến giá dầu rất khó dự đoán, nhưng đánh giá chung, tình hình kinh tế thế giới vẫn được dự báo nhiều khả năng sẽ khả quan hơn năm 2014. Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2015, đạt mức 5%, tăng 1,2% so với con số tương ứng trong năm 2014. Giá cả thế giới 2015 được dự báo sẽ tiếp tục giảm do những động thái giảm mạnh của giá dầu trong thời gian gần đây. Năm 2015, dự báo giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm vẫn tiếp tục giảm mạnh và là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất trong năm tới đây, tới 7,9%3. Dầu thô cũng vẫn duy trì ở mức thấp trong khi các mặt hàng máy móc, nguyên phụ liệu cho nông nghiệp lại có xu hướng tăng nhẹ trên 1% trong năm tới đây. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được dự báo sẽ được cải thiện trong năm 2015.

Trong nước, năm 2015 là năm cuối cùng của Kế hoạch 2011-2015, là năm quyết định đến thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Đà tăng trưởng kinh tế của năm 2014 sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn trong năm

ổn đinhm tỉ giá, thị trường bất động sản và thị truowngfchwngs khoán đang nỗ lực phục hồi. Tăng trưởng thuận lợi hơn chủ yếu nhờ yếu tố bên trong như: tổng cầu sẽ hồi phục trong năm 2015 do những nguyên nhân sau: tiêu dùng phục hồi nhờ lạm phát thấp trong năm 2014 sẽ giúp cải thiện sức mua của dân chúng; đầu tư tư nhân cải thiện do môi trường kinh tế vĩ mô cùng với những cải cách thể chế sẽ tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp và hộ gia đình; khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao hơn với triển vọng TPP được kí kết trong năm 2015...Nỗ lực điều hành nhằm cải thiện các chỉ tiêu vĩ mô quan trọng tạo tiền đề phát triển cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 tiếp theo dự báo sẽ được duy trì và đẩy mạnh.

Tuy nhiên, khó khăn về thu ngân sách do giá dầu có thể tác động đến lượng vốn đầu tư, nhân tố vẫn nhiều khả năng tác động chính đến tốc độ tăng trưởng; Độ trễ của hiệu lực chính sách cũng có tác động nhất định đến tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2015. Với bối cảnh như vậy, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2015 vẫn có những khó khăn đặc biệt là khó khăn từ bất ổn về an ninh lãnh thổ.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới

Trước những bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mô trước mắt, trong thời gian tới toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Cổ phần Điện lạnh TST đều dốc sức hướng tới mục tiêu giữ vững và tăng cường hơn nữa vị thế và uy tín lâu năm của mình trên thị trường tỉnh và liên tỉnh. Và để đạt được điều này, ban lãnh đạo công ty quán triệt sâu sắc các mục tiêu hoạt động cụ thể đó là phấn đấu tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, nâng cao thu nhập bình quân đầu người cho công nhân viên của công ty.

Dưới đây là một số định hướng phát triển của công ty Cổ phần Điện lạnh TST trong những năm tới:

- Tăng cường sức mạnh tự chủ tài chính để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng cách cải thiện lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Từ đó tăng cường khả năng tích lũy từ nguồn vốn bên trong.

- Xây dựng quan hệ, uy tín tốt đẹp với các đối tác và khách hàng; tiếp tục củng cố quan hệ với khách hàng quen thuộc; phát triển làm ăn với các khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. Không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trên các lĩnh vực mà công ty có lợi thế như gạch lỗ, gỗ khai thác và trồng rừng.

- Đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ, máy móc sản xuất và thiết bị quản lý theo hướng hiện đại và đồng bộ hóa.

- Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ cấp cao và trình độ tay nghề của các công nhân viên trong công ty, đổi mới cách thức quản lý để bắt kịp với xu hướng năng động của nền kinh tế thị trường.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LẠNH TST

Qua phân tích thực trạng quản trị VLĐ của công ty trong hai năm 2013 và 2014 cho thấy công tác quản trị VLĐ của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế làm cho hoạt động quản trị vốn còn chưa đạt được mục tiêu của mình. Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn nữa giúp công ty đạt được mục tiêu hoạt động của mình, thì công ty cần có những giải pháp đúng đắn khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị VLĐ. Trên cơ sở thực trạng quản trị VLĐ của công ty, kết hợp mục tiêu, định hướng phát triển của công ty và điều kiện môi trường kinh doanh của ngành cũng với bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung và của ngành điện lạnh nói riêng, em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu để tăng cường quản trị VLĐ tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST như sau:

3.2.1. Chú trọng và tăng cường công tác dự báo nhu cầu vốn bằng tiền ở

từng thời kỳ để có giải pháp huy động hiệu quả.

Việc xác đinh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho năm kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng trong quản trị vốn lưu động, tuy nhiên do một số hạn chế nhất định, trong những năm gần đây công tác này công ty mới chỉ thực hiện mang một cách sơ sài. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tài chính hiện tại của công ty, em xin đề xuất phương án xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho năm 2014, dựa theo tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của công ty.

Cụ thể ta sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu như sau: Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu

Trong đó:

+ Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo +Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu

Dựa vào số liệu thực tế của công ty năm 2014 ta có: Doanh thu thuần BH và CCDV = 30.317.807.122 đồng

ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 01/01/2014 Bình quân Tỷ lệ % trên doanh thu Tài sản ngắn hạn 20.326.057.648 16.570.935.160 18.448.496.404 60,85 Nợ chiếm dụng 4.461.703.610 2.918.314.490 3.689.946.050 12,17 1.Phải trả người bán 2.697.387.220 1.227.152.900 1.962.207.060

2.Người mua trả tiền trước 1.683.749.000 1.564.674.390 1.624.211.695

3.Phải trả người lao động 80.567.390 126.487.200 103.527.295

Như vậy:

+Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = 60,85% - 12,17% = 48,68%

+Theo mục tiêu trong năm tới, rút kinh nghiệm từ năm 2013 và những kỳ vọng phục hồi của ngành xây dựng nên công ty đặt ra mục tiêu tăng 35% doanh thu so với doanh thu năm vừa qua. Ta có:

Doanh thu tăng thêm = 35% x 30.317.807.122 = 10.611.232.490 đồng ->Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm trong năm 2014 là : 48,68% x 10.611.232.490 = 5.165.547.977 đồng

Vậy trong năm tới, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng thêm là khoảng hơn 5 tỷ đồng. Công ty trước hết sẽ tài trợ bằng lợi nhuận sau thuế giữ lại trong năm nay và tìm tới các nguồn khác như vốn chủ sở hữu và vay nợ.

Xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trên tương đối dễ áp dụng, xuất phát từ thực tiễn vì dựa theo tình hình sử dụng vốn lưu động trong năm 2014. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của công ty.

+ Nhu cầu vốn lưu động dự kiến phụ thuộc phần lớn vào việc dự kiến doanh thu. Do đó, nhà quản lý phải dựa vào chiến lược phát triển của công ty cùng với năng lực sản xuất, năng lực tài chính hiện tại để có thể dự kiến sát nhất tốc độ tăng trưởng doanh thu, từ đó xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm 2014.

+ Doanh thu dự kiến có thể dự báo một cách khoa học hơn bằng cách xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu của từ 3 – 5 năm trước năm dự báo kết hợp với xem xét nguyên nhân tăng giảm doanh thu từ đó tìm ra nguyên nhân có tính quy luật và tính toán mức tăng doanh thu bình quân để làm cơ sở dự báo cho năm tiếp theo. Đồng thời, cần tách và tính riêng doanh thu gỗ và gạch để đưa ra dự báo chính xác.

3.2.2 Quản lý chặt chẽ hơn chính sách bán chịu, tăng thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty thì nợ phải thu khách hàng luôn chiếm phân nửa và lại đang có xu hướng gia tăng. Tuy trình độ quản lý nợ phải thu đã được cải thiện nhưng với các khách hàng quen thuộc, công ty vẫn quá ưu đãi khiến khoản vốn bị chiếm dụng quá lớn. Điều này mang tới một số bất lợi nhất định đòi hỏi công ty cần có biện pháp thiết thực hơn trong quản trị nợ phải thu. Cụ thể, công ty cần có những biện pháp sau:

•Hoàn thiện chính sách bán chịu với khách hàng:

Doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu dựa trên uy tín của khách hàng, cụ thể là về thời hạn bán chịu, tỉ lệ chiết khấu thanh toán, hạn mức cho nợ tối đa, mức phạt hợp đồng…

- Đối với nhóm khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc, công ty có thể tiếp tục duy trì chính sách bán chịu nới lỏng để tăng cường mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên cần có hợp đồng mua bán rõ ràng theo đó khoản tiền khách hàng nợ cần trả theo một kế hoạch cụ thể và có các thời điểm thu hồi dần từng phần tiền hàng, không để tình trạng khách hàng nợ toàn bộ tiền hàng trong thời gian quá dài.

- Đối với nhóm khách hàng mới, có tiềm năng: công ty nên dựa vào kết quả thu hồi nợ trong năm 2014, đánh giá uy tín và mức độ trả nợ của khách hàng, từ đó lựa chọn chính sách bán chịu hợp lý. Các khách hàng trả đúng đủ theo hợp đồng thì công ty có thể tiếp tục bán chịu trong năm sau, áp dụng các chế độ ưu đãi như chiết khấu thương mại…để xây dựng mối quan hệ thường xuyên bền vững hơn. Tuy nhiên, công ty vẫn nên thận trọng xem xét, chỉ nên cho khách hàng nợ trong khoảng thời gian nhất định và nên có các hình thức bảo lãnh thích hợp cho khoản nợ đó. Ngược lại, với các công ty thu nợ khó khăn trong năm 2014, công ty nên thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn, lập hợp đồng mua bán quy định rõ điều khoản thu tiền hàng, các hình thức xử lý khi vi phạm hợp đồng và hạn chế tối đa cho khách hàng nợ.

- Đối với khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng cá nhân: nên thực hiện “mua đứt, bán đoạn”, thu tiền ngay, hạn chế bán chịu để tránh rủi ro không thu hồi được.

• Phân tích uy tín của khách hàng mua chịu

Để tránh tổn thất do các khoản nợ khong thể thu hồi được doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu nhằm đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cụ thể là:

Thu thập và phân tích báo cáo tài chính cũng như các kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của khách hàng để đánh giá tình hình và triển vọng làm ăn của công ty khách hàng;

Các kết quả kiểm tra của các ngân hàng, công ty kiểm toán có thể cho thấy mức độ tín nhiệm và uy tín tín dụng của công ty khách hàng, đây cũng có thể là một căn cứ đánh giá khá tốt;

Mật độ và quy mô nợ quá hạn của công ty khách hàng trong việc trả nợ đối với công ty, thông tin này luôn được kế toán thu hồi nợ theo dõi chính xác và là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá uy tín khách hàng…

Từ các thông tin trên, công ty đánh giá uy tín cũng như năng lực trả nợ của khách hàng để đưa ra quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí là có thể từ chối bán chịu.

• Áp dụng biện pháp quản lý và nâng cao thu hồi nợ

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng, xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu bán hàng tối đa cho phép phù hợp với khách hàng mua chịu

Đối với nhóm khách hàng lớn, có quan hệ làm ăn lâu dài: hệ số nợ phải thu trên doanh thu bán hàng tức là số tiền còn nợ trên tổng giá trị phải thanh toán khoảng 40%.

Đối với nhóm khách hàng mới, có tiềm năng: hệ số nợ phải thu trên doanh thu bán hàng khoảng 20 – 30%.

Đối với khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng cá nhân: nên thực hiện “mua đứt, bán đoạn”, thu tiền ngay, nên hệ số nợ với các khách hàng này nên bằng 0.

Ngoài ra, máy móc thiết bị đưa vào lắp đặt, sử dụng cho công trình dự án khách hàng cần thanh toán ngay 70% giá trị máy móc tại thời điểm lắp đặt. Tiền nhân công, chi phí di chuyển, vận chuyển, ăn ở… có thể thanh toán vào thời điểm kết thúc hợp đồng.

• Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ:

Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn như sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ thậm chí yêu cầu sự Tòa án kinh tế nếu khách hàng chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ

- Đối với tình hình phải thu khách hàng của công ty ta có thể tách làm 2 nhóm để tính tỷ lệ chiết khấu cho từng nhóm như sau:

Nhóm 1: Các khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc, do có quan hệ

làm ăn lâu nên công ty có chính sách nới lỏng với số ngày cho khách hàng nợ tối đa trong hợp đồng là 60 ngày. Nếu khách hàng trả nợ sớm hơn 20 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán.

Nhóm 2: các khách hàng mới, công ty chưa nắm rõ về uy tín thương

mại nên thời gian cho nợ tối đa theo hợp đồng là 45 ngày. Nếu trả nợ sớm 15 ngày khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán.

Nếu áp dụng mức lãi suất ngân hàng trung bình từ đầu năm 2015 đến nay là 7%. Để đảm bảo cân đối với các chi phí phát sinh khi cho khách hàng nợ tiền hàng ta lấy chi phí sử dụng tín dụng thương mại là 12%. Gọi x%, y% lần lượt là tỷ lệ chiết khấu của nhóm 1 và nhóm 2. Khi đó ta có:

x . 360 = 12% 100% - x 60 - 20

y . 360 = 12% 100% - y 45 - 15

->x = 1,3% , y = 0, 9%

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w