KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 43 - 53)

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LẠNH TST

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần điện lạnh TST

2.1.1.1 Giới thiệu thông tin chung về công ty

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LẠNH TST

Tên giao dịch Quốc tế : TST REFRIGERATION JOINT STOCK COMPANY Trụ sở : Số 574 phố Trần Cung – P. Cổ Nhuế 1 – Q.Bắc Từ Liêm – HN VPG : Tầng 3 Tòa nhà Đinh Lê - Số 123B Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy Điện thoại : (+84)-4-6265.0062

Fax : (+84)-4-62.811.833 MST : 0102460013 Số tài khoản : 11506755

Tại : NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Trần Thái Tông - HN.

Giám đốc : Ông HOÀNG ĐÌNH TRỌNG

Website : www.tstco.vn / www.dienlanhtst.com Email : info@tstco.vn / dienlanhtst@gmail.com

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Điện Lạnh TST

Công ty cổ phần điện lạnh TST ra đời từ tháng 8 năm 2007, chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, phân phối, thi công và chế tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu xã hội như kho lạnh, máy làm lạnh nước, máy lạnh dân dụng, hệ thống lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, thông gió, chiller...

Sau 8 năm hoạt động với trọng tâm, tập trung vào thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng, TST đã nhanh chóng được khách hàng chấp nhận và tin tưởng. TST không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, tiêu chuẩn, quy trình cải tiến kỹ thuật và nhanh chóng vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điện lạnh

Tháng 8/2009, TST đã được nhiều hãng điều hòa nổi tiếng trên thế giới mời làm nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam như Daikin, Panasonic, Trane, Mitsubishi, Carrier, Funiki, Fujitsu, Midea, Sumikura, Danfoss, Copeland, Sanyo…

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Điện lạnh TST

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

a. Chức năng:

- Kinh doanh Thương mại: Cung cấp điều hòa không khí các hãng: Daikin, Panasonic, Mitsubishi, Midea, Toshiba, LG, Nagakawa, Samsung, Carrier, Gree, Funiki,…

- Kinh doanh Dịch vụ: Tư vấn – thiết kế - thi công lắp đặt kho lạnh, kho mát, kho cung cấp đông cho các nhà máy: kem, sữa, thủy sản, rau quả, y dược,…

Tư vấn – thiết kế - thi công các hệ thống thông gió, xử lý khói bụi và khí thải cho các nhà máy, tòa nhà, văn phòng,…Dịch vụ vận tải hàng hóa; Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa không khí, máy lạnh công nghiệp, kho lạnh,…

- Huy động vốn để tái đầu tư phát triển quy mô của Công ty. b.Nhiệm vụ:

- Xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách pháp luật của Nhà Nước trong quản lý kinh tế và trong sản xuất kinh doanh. Được quyền kí kết các hợp đồng kinh tế và có nghĩa vụ thực hiện các hợp đồng mua bán theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

- Kí kết các hợp đồng lao động, thực hiện chính sách cán bộ lao động và tiền lương, tiền thưởng cho CBCNV của Công ty theo quy định của nhà nước.

2.1.2.2 Đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp điều hòa không khí các hãng: Daikin, Panasonic, Mitsubishi, Midea, Toshiba, LG, Nagakawa, Samsung, Carrier, Gree, Funiki, …

- Tư vấn – thiết kế - thi công lắp đặt kho lạnh, kho mát, kho cung cấp đông cho các nhà máy: kem, sữa, thủy sản, rau quả, y dược,…

- Tư vấn – thiết kế - thi công các hệ thống thông gió, xử lý khói bụi và khí thải cho các nhà máy, tòa nhà, văn phòng,…

- Dịch vụ vận tải hàng hóa

- Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa không khí, máy lạnh công nghiệp, kho lạnh,…

- Dịch vụ cho thuê điều hòa phục vụ triển lãm, cưới hỏi, hội nghị,… - Tổng thầu lĩnh vực cơ điện ( điện lạnh, điện dân dụng,…)

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

a. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Điện lạnh TST được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp.

Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động Công ty Cổ phần Điện lạnh TST Hội đồng quản trị Giám đốc Cố vấn kỹ thuật Trợ lý giám đốc Phòng kế toán Đại hội đồng cổ đông

 Đại hội cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cáo nhất của Công ty Cổ phần Điện lạnh TST, có quyền quyết định những vấn đề có ý nghĩa chiến lược như: quyết định cơ cấu tổ chức hoặc tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, giải quyết các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, quyết định cơ cấu vốn và mua bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên, quyết định mức chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu và trái phiếu, bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát....

 Hội đồng quản trị

- Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty trên tất cả các lĩnh vực thuộc mọi hoạt động của Công ty.

- Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển, chỉ đạo Công ty về đường lối phát triển kinh doanh của Công ty ở tầm vĩ mô.

- Quyết định các vấn đề cơ bản của Công ty như kế hoạch kinh doanh dài hạn, đầu tư, tổ chức nhân sự chủ chốt, duyệt báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.

- Quyết định việc trích lập các quỹ dự phòng tài chính, khen thưởng, phúc lợi cho Công ty.

- Hội đồng thành viên của ra Giám đốc Công ty và Kế toán trưởng Công ty. Quyết định và ấn định mức lương cho Giám đốc và Phó giám đốc trong công ty.

 Giám đốc công ty: Người điều hành chính của công ty, chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất và kinh doanh, chịu trách nhiệm pháp luật về các hợp

đồng kinh tế. Mọi quyết định của giám đốc dựa trên sự bàn bạc, thống nhất ý kiến giữa các thành viên góp vốn.

 Phòng kinh doanh: Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản phẩm công ty đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng,hàng quý. Chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận của công ty.

 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật đo đạc tại công trình, lên bản vẽ thiết kế sản xuất, bóc tách vật tư và chịu trách nhiệm giám sát công trình.  Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nhiêm về các giấy tờ, các thủ tục liên quan đến pháp luật như tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo thuế tháng, năm, báo cáo tài chính, thuế môn bài… Phân công nhân sự tính toán, luư giữ, nhập số liệu chi tiêu nội bộ. Lên các kế hoạch chi tiêu tài chính của công ty

b. Công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty

Công ty tổ chức kế toán theo hình thức kế toán máy và khai báo trên

phần mềm kế toán, các số liệu từ nhà máy, chuyển lên văn phòng đại diện rồi được tổng hợp chuyển qua công ty mẹ định kỳ. Tuy nhiên các hoạt động sản xuất là độc lập với công ty mẹ, nên công tác hạch toán là độc lập, công ty vẫn có báo cáo tài chính riêng và được kiểm toán.

Trong công ty, phòng tài chính kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng có

nhiệm vụ quan trọng trong quản lý về tài chính, góp phần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp đỡ ra quyết định

Các nhân viên phòng kế toán đều có trình độ đào tạo trên địa học, cao đẳng phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty.

– Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhân viên

kế toán, phối hợp hoạt động giữa các nội dung của công tác kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và quy trình kế toán. Đồng thời, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ đôn đ ốc, kiểm tra công tác kế toán của các nhân viên kế toán khác.

– Thủ quỹ: Có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt tại chỗ của Công ty, thu và

chi tiền khi có đầy đủ chứng từ kế toán đưa sang; đảm bảo thu đúng, thu đủ, chi đúng theo lệnh chi và kiểm tra, kiểm soát tiền mặt. Cuối ngày, thủ quỹ đối chiếu tồn quỹ với kế toán tiền mặt và báo cáo tồn quỹ với kế toán trưởng.

– Kế toán TSCĐ: ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình

tăng, giảm

TSCĐ, tình hình trích khấu hao TSCĐ cho các đối tượng.

– Kế toán tiền mặt và TGNH, tiền lương: Theo dõi chi tiết các khoản

thu chi bằng tiền mặt và theo dõi thanh toán, giao dịch với ngân hàng, phát lương, nợ lương, BHXH.

– Kế toán kho: kiểm kê kho, đối chiếu sổ sách

- Kế toán tổng hợp: kế toán tổng hợpcó nhiệm vụ tập hợp số liệu do

các nhân viên kế toán cung cấp để lập các Báo cáo tài chính.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2014 của Công ty cổ phần điện lạnh TST Kế toán trưởng Thủ quỹ KT TSCĐ KT tiền mặt tiền gửi, tiền

lương

KT kho KT tổng hợp

Để có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phấn TST ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.1: Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỉ lệ % Vốn kinh doanh bình quân đồng 24,786,717,7 26 23,805,520, 751 981,196,9 75 4.12 Nợ phải trả bình quân đồng 11,951,680,2 08 11,816,489, 415 135,190,7 93 1.14 Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 12,835,037,5 18 11,989,031, 336 846,006,1 82 7.06 Tổng doanh thu đồng 30,959,008,364 24,458,008,930 6,500,999,434 26.58 Tổng chi phí (chưa tính thuế TNDN) đồng 30,922,243,382 24,227,069,630 6,695,173,752 27.64 Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay đồng

666,639,5 60 749,718, 942 (83,079,3 82) (11.08) Lợi nhuận trước

thuế đồng 36,764,9 82 230,939, 300 (194,174,3 18) (84.08) Lợi nhuận sau

thuế đồng 28,676,68 6 173,204,4 75 (144,527,7 89) (83.44) Tỷ suất LNST trên doanh thu(ROS) lần 0.00 1 0.007 (0.006) (86.83) Tỷ suất sinh lời

kinh tế của tài sản(BEP)

lần 0.001 0.007 (0.006) (84.10) Tỷ suất lợi nhuận

trước thuế trên VKD

lần 0.001 0.010 (0.008) (84.71) Tỷ suất lợi nhuận

sau thế trên VKD lần 0.00 1 0.007 (0.006) (84.10) Tỷ suất lơi vốn chủ sở hữu(ROE) lần 0.002 0.014 (0.012) (84.53) (Nguồn : BCĐKT, BCKQKD năm 2013, 2014)

- Tổng vốn kinh doanh bình quân hay cũng chính là tổng tài sản bình quân của công ty tăng 981 triệu, tương ứng tăng 4,12% cho thấy quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, tăng cường huy động vốn từ cả bên trong và bên ngoài công ty, mở rộng phạm vi hoạt động và các mối quan hệ kinh tế tài chính với các bên liên quan.

- Cụ thể trong tổng vốn kinh doanh bình quân có nợ phải trả bình quân tăng 1,14% (135 triệu) và vốn chủ sở hữu bình quân tăng 7,06% (846 triệu chủ yếu là do ông Hoàng Đình Trọng góp thêm vốn). Tốc độ tăng của vốn chủ cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả cho thấy trong năm 2014 công ty có xu hướng huy động nguồn lực từ chủ sở hữu hơn là đi vay và chiếm dụng từ các bên thể hiện khả năng tự tài trợ, độc lập về tài chính. Tuy nhiên hệ số nợ của công ty xoay quanh khoảng 0,5. Hệ số này là chưa hợp lí vì đây là doanh nghiệp thương mại có tốc đọ xoay vòng vốn nhanh, nên tận dụng đòn bẩy tài chính để giảm chi phí sử dụng vốn, khuyếch đại khả năng sinh lwoif của vốn chủ.

- Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính tăng 6,5 tỷ đồng tương ứng 26,58% trong khi chi phí có tốc độ tăng cao hơn 27,64% tương ứng với gần 6,7 tỷ đồng làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sụt giảm 194 triệu đồng ( 84,08%).

- Nguyên nhân khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ hơn một chút so với lợi nhuận trước thuế là thuế suất năm 2014 còn 22% giảm so với năm 2013 vẫn là 25%. Lợi nhuận sau thuế giảm 144 triệu tương ứng với 83,44% cho thấy tuy quy mô giá trị dịch vụ, quy mô doanh thu tăng song trình đọ quản trị chi phí còn yếu kém nên mức tăng của doanh thu thậm chí còn thấp hơn mức tăng của chi phí. Đây là dấu hiệu không tốt cho công ty, cần có biện pháp chỉnh đốn kịp thời.

- Việc lợi nhuận thu được giảm sút làm cho toàn bộ các chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận sụt giảm mạnh. Ngoài ra, nhìn vào tỉ suất lợi nhuận cả hai năm 2013 và năm 2014 tuy đều dương song còn rất thấp so với trung bình ngành, hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp thật sự chưa hiệu quả. Để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục chúng ta hãy cùng nghiên cứu nội dung 2.2

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w