NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ NĂM 2013-

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 76 - 80)

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LẠNH TST

2.3.1 Những thành công

Trong năm 2014, Công ty Cổ phần điện lạnh TST đã có những cố gắng nhất định trong công tác quản trị vốn lưu đọng và đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

- Thứ nhất, quy mô vốn lưu động ngày càng mở rộng cùng với sự gia

tăng về quy mô cuả vốn kinh doanh trong thời buổi kinh tế còn khó khăn phần nào phản ánh được trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp.

- Thứ hai, công ty duy trì một kết cấu vốn kinh doanh có thể coi là phù

hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, thể hiện bởi sự cân đối về tỷ trọng vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn kinh doanh. Chính sách đầu tư vào tài sản như vậy vừa đảm bảo có năng lực kinh doanh vừa đảm bảo đầy đủ các tài sản lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh, giúp hoạt động của công ty diễn ra ổn định, liên tục, hạn chế rủi ro.

- Thứ ba, trong năm 2014, công ty tiếp tục duy trì được một cấu trúc

vốn lưu động tương đối ổn định và khá hợp lý với đặc điểm hoạt động của mình thể hiện bởi sự thay đổi không quá nhiều trong tỷ trọng các khoản mục vốn bằng tiền, nợ phải thu và vốn tồn kho dự trữ; tạm thời kết cấu này vẫn giúp công ty sản xuất kinh doanh bình thường liên tục và an toàn nhất đinh.

- Thứ tư, tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2014, nguồn vốn

lưu động thường xuyên của doanh nghiệp đều có giá trị dương, điều này tạo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm, công ty đã có một chính sách tồn kho phù hợp với quy mô

và đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các quy trình kỹ thuật cung cấp dịch vụ. Lượng vốn tồn kho về cả quy mô và kết cấu đều có thể coi là hợp lý vừa hạn chế ứ đọng quá nhiều vốn trong hàng tồn kho gây lãng phí, tăng chi phí do mục đích dự trữ tồn kho là để phục vụ cho những dự án kinh doanh đã được kí kết.

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ ở trên, trong thời gian vừa qua Công ty Cổ phần điện lạnh TST cũng vẫn còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục trong công tác quản trị vốn lưu động. Đó là:

- Thứ nhất, công ty xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch

sai số rất lớn so với thực tế phát sinh. Việc xác định sai lệch xuất phát từ cả việc lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch

lẫn cách thức tiến hành dự báo các biến số. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các lãnh đạo trong công ty hầu như đều công tác lâu năm chưa kịp bắt nhịpvới những phương pháp hoạch định hiện đại và chỉ sử dụng phương pháp đơn giản để hoạch định số liệu tham khảo và do tình hình thị trường biến động phức tạp nên việc dự báo doanh thu tương đối khó khăn.

- Thứ hai, trong năm 2014, công ty đã để cho các đối tượng khác nhất

là khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Nợ phải thu chiếm phân nửa trong số vốn lưu động của công ty và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hụt vốn lưu động để tái đầu tư, công ty phải đi vay tạm thời tạo ra gánh nặng nợ, đồng thời khó bảo toàn được vốn lưu động vì thực tế thường xuyên phát sinh các khoản phải thu quá hạn. Qua một năm, vẫn còn một số khách hàng nợ tiền hàng nhưng công ty chưa có biện pháp để thu hồi dần gia tăng ứ đọng vốn nơi khách hàng, phat sinh nợ khó đòi. Đồng thời, công ty cũng để xảy ra tình trạng nợ quá hạn ở một số khách hàng quen thuộc và nợ khó đòi ở một số khách hàng lẻ. Đây cũng là những hệ quả của chính sách tín dụng nới lỏng và tác động của đại khủng hoảng toàn cầu tới công ty.

- Thứ ba, tuy đã có những cải thiện song nhìn chung hiệu quả sử dụng

vốn lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vốn còn rất thấp, thấp hơn cả việc đi gửi tiết kiệm ngân hàng. Mà nguyên nhân chính là công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả làm cho tổng lợi nhuận rất nhỏ, thậm chí là âm.

- Thứ tư, công ty chưa có bộ phận cán bộ chuyên môn về quản lý tài

chính mà vẫn gộp chung phòng kế toán – tài chính mà chủ yếu chỉ thực hiện các nghiệp vụ kế toán, các cán bộ tài chính chưa linh hoạt và năng động trong học hỏi. Do vậy, công tác lập kế hoạch tài chính, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ…chưa được coi là nhiệm vụ trọng tâm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định chính sách, xác định nhu cầu, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn kinh doanh nói riêng. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty

nhà nước trong nền kinh tế thị trường khi mà nếp sản xuất kinh doanh thụ động, bao cấp vần ăn sâu vào công tác quản lý.

Do còn nhiều nhược điểm trong việc tổ chức theo dõi và quản lý vốn lưu động. Công ty cần có các giải pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu kể trên, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động, góp phần giúp công ty tăng trưởng và phát triển.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LẠNH TST

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Điện lạnh TST. (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w