Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội – tp hcm (Trang 54 - 55)

B. THỰC NGHIỆM

2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu

2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ

a. Hóa chất

- Chỉ thị màu metyl đỏ và bromocresol xanh. - Dung dịch axit boric 4%.

- Hỗn hợp Dewarda: trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn khô theo đúng tỷ lệ khối lượng 5: 50: 45. Bảo quản trong bình hút ẩm.

- Axit H2SO4 0,5N: hút 5,4 ml H2SO4 đặc pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 2N. Lấy 25 ml dung dịch H2SO4 2N pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 0,5N.

- Axit HCl 0,005N: hút 8,4 ml axit HCl đặc pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,1N. Hút 25 ml dung dịch HCl 0,1N pha thành 500 ml dung dịch HCl 0,005N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch Na2Br2O7.

b. Dụng cụ

- Erlen 250 ml, burret 25 ml, giá burret. - Hệ thống chưng cất đạm.

- Phễu lọc, bình hút ẩm, máy lắc, bếp điện - Pipet 10, 20, 25 ml

- Bình định mức

- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml

2.2.3.2. Cách tiến hành

- Cân 40g đất cho vào bình tam giác 250 ml, rót vào 100 ml dung dịch KCl 1N. Lắc 1 giờ và lọc.

- Dùng pipet rút 50 ml dịch lọc cho vào cốc 250 ml, thêm 30 – 40 ml axit sunfuric 0,5 N, tiếp đó thêm 0,4g hỗn hợp dewarda đun trên bếp điện khoảng 15 phút. Để nguội, chuyển toàn bộ vào ống cất, tiến hành cất nitơ, sau đó chuẩn độ bằng axit boric như là xác định nitơ tổng. Tiến hành cất mẫu trắng tương tự như trên nhưng thay 50 ml dịch lọc bằng 50 ml dung dịch KCl 1N.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội – tp hcm (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)