Giới thiệu về nông trườngPhạm Văn Cội

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội – tp hcm (Trang 37 - 39)

B. THỰC NGHIỆM

1.1. Giới thiệu về nông trườngPhạm Văn Cội

Nông trường Phạm Văn Cội tọa lạc tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, cách TP Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay. Về phía Đông Nam giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức, hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông.

Đất của nông trường thuộc loại đất xám, bạc màu trên nền phù sa cổ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1950 mm. Nhiệt độ trung bình là 29°C. Tổng diện tích quản lí của nông trường là 1765,94 hecta.

Đây là vùng đất trước đây bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Rất nhiều bom do máy bay B52 rải xuống tạo nên hàng ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận huyện đã đến để lập nghiệp ở vùng đất này.

Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo quy định số 113/QĐUB ngày 10/3/1977 của UBND TP Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập nông trường trực thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sát nhập vào công ty Bò sữa TP Hồ Chí Minh thành tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.

Khi mới thành lập, phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây làm thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì, chè…), cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo, phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người dân ở đây trồng cây mang tính tự phát vì họ chưa biết vùng đất này thích hợp với loại cây gì.

Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đường đạt đến 600 – 700 hecta. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo công an việc làm cho nhiều người dân. Lượng mía thu hoạch được cấp cho nhà máy đường Bình Dương.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây trồng có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã

trồng thêm cao su, và từ đó cây cao su trở thành cây trồng chủ lực của nông trường. Cao su được trồng theo hai kiểu chính là 3 × 6 và 6 × 6.

Diện tích cao su hiện nay lên tới 1567,53 hecta. Trong đó: - Cao su khai thác: 1527,73 hecta.

- Cao su xây dựng cơ bản: 39,80 hecta.

Tất cả diện tích cao su được đưa vào khai thác. Với diện tích cao su này, nông trường đã thu 8 triệu lít/năm. Thời gian lấy mủ cao su là từ đầu tháng 5 đến tháng 2 năm sau (10 tháng/năm). Mỗi năm có hai tháng ngưng lấy mủ để cây cao su ra lá và ổn định nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng cao su có giảm do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.

Ngoài cao su, nông trường còn nuôi trồng nhiều loại cây và vật nuôi khác: - Mía: 44,5 ha.

- Mì: 37 ha.

- Dứa cayen: 16,43 ha.

- Cỏ voi, cỏ úc (phục vụ chăn nuôi): > 40ha. - Phong lan: 1050 m2

- Dê, bò.

Lực lượng lao động của nông trường gồm 700 người, trong đó: - Hợp đồng dài hạn: 501 người.

- Lao động thời vụ: 109 người.

Nông trường đang từng bước có sự chuyển đổi phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Dự án sắp tới của nông trường là nâng cao chất lượng cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội – tp hcm (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)